Khái niệm thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự? Kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn?
Trong pháp luật tố tụng dân sự thì bên cạnh việc quy định về thủ tục tố tụng thông thường thì pháp luật này còn có quy định và nhắc đến việc Tòa án có thể xét xử, giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn khi các vụ án dân sự có một số điều kiện nhất định được Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định như có những tình tiết rõ ràng, nội dung vụ án không phức tạp và các quy định liên quan đến đương sự khác. Chính vì quy định này của pháp luật tố tụng dân sự có thể thấy việc giải quyết theo thủ tục rút gọn đơn giản hơn nhiều và tiết kiện được rất nhiều thời gian so với vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường đối với một vụ án dân sự.
Bên cạnh việc pháp luật này quy định về vấn đề xét xử theo thủ tục rút gọn để giảm thiểu được thời gian xét xử và một số vấn đề có ích khác, thì đối với thủ tục tố tụng dân sự rút gọn cũng giống như thủ tục tố tụng dân sự thông thường khác thì sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thì những người có thẩm quyền kháng cáo, kháng nghị vẫn có quyền thực hiện việc kháng cáo, kháng nghị với bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn theo như quy định của pháp luật hiện hành. Vậy việc kháng cáo, kháng nghị với bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn được
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
1. Khái niệm thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự
Có thể dựa trên nhiều phương diện để kết luận về thủ tục rút gọn được khảng định bởi một phiên bản của thủ tục đặc biệt. Chính vì vậy mà ở trong quý trình diễn ra thủ tục rút gọn các nhà pháp luật đã lập luận và có quy định trong pháp luật tố tụng để nhằm mục đích giản lược, đơn giản hóa một số khâu trung gian không cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án nhằm xử lí nhanh chóng và kịp thời các vụ án đã có tình tiết rõ ràng và không có các tình tiết phức tạp hóa vụ án nhưng việc áp dụng thủ tục này vẫn đảm bảo tính chính xác trong việc ra Quyết định về bản án, quyết định của Tòa án
Từ đây ta có thể đưa ra khái niệm về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn như sau: “Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng dân sự được Tòa án áp dụng để giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động có đủ các điều kiện do pháp luật quy định trong một thời hạn ngắn do một thẩm phán tiến hành với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng và đúng pháp luật”.
Từ khái niệm trên, có thể đưa ra các đặc điểm của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn trong quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
– Thứ nhất, Thủ tục rút gọn được khảng định là một thủ tục đặc biệt trong tố tụng dân sự và thủ tục này chỉ được Tòa án áp dụng để giải quyết những vụ án dân sự đáp ứng các điều kiện nhất định do pháp luật quy định về tình tiết vụ án mà mức độ khó dễ của vụ án. Điều này có thể được biết đến là những vụ án dân sự có tính chất đơn giản, rõ ràng về sự việc và áp dụng pháp luật, bị đơn thừa nhận nghĩa vụ, chứng cứ rõ ràng, đầy đủ và không có yếu tố nước ngoài.
– Thứ hai, việc đưa ra quyết định về việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn được thực hiện bởi một thẩm phán giải quyết. Nhưng đối với vụ án đó phải là vụ án có tính chất đơn giản, rõ ràng của vụ án dân sự nên khi giải quyết vụ án, thẩm phán chỉ cần thẩm định lại sự việc, tài liệu chứng cứ và áp dụng các quy định của pháp luật để ra phán quyết. Do vậy, việc giải quyết vụ án dân sự theo thù tục rút gọn không cần thiết phải do một hội đồng xét xử tiến hành mà chỉ cần một thẩm phán giải quyết được quy định của pháp luật tố tụng quy định.
– Thứ ba, thời hạn giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn được thực hiện trong thời gian ngắn hơn so với thời hạn giải quyết vụ án dân sự thông thường. Tuy nhiên, đối với các vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn, do bị đơn đã thừa nhận nghĩa vụ, chứng cứ rõ ràng, đầy đủ, Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ nên thời hạn giải quyết vụ án này thường ngắn hơn so với các vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường.
– Thứ tư, pháp luật tố tụng quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn cũng đơn giản so với thủ tục giải quyết vụ án dân sự thông thường. Do tính chất đơn giản của vụ án nên các bước tiến hành giải quyết vụ án cũng được rút gọn, Tòa án không cần thiết phải hòa giải trước khi mở phiên Tòa mà có thể tiến hành hoà giải ngay tại phiên tòa. Ngoài ra, tại phiên Tòa, thẩm phán chỉ cần thẩm định lại sự việc để áp dụng pháp luật giải quyết vụ án nên việc trình bày, tranh luận, đối đáp cũng được thực hiện nhanh chóng, đơn giản.
2. Kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn?
Từ những nội dung được nêu ở mục trên đã phần nào đó giúp cho chúng ta hiểu hơn về khái niệm của thủ tục rút gọn trong một vụ án dân sự. Bên cạnh việc hiểu thêm về phần nào đó của thủ tục rút gọn thì chúng ta cũng cần tìm hiểu về khái niệm kháng cáo và kháng nghị và việc pháp luật quy định về việc kháng cáo kháng nghị đối với thủ tục rút gọn này có nội dung như thế nào.
Trên cơ sở quy định của pháp luật Tố tụng dân sự hiện hành thì khái niệm về kháng cáo được biết đến là hành vi tố tụng sau khi xử sơ thẩm, nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của Tòa sơ thẩm thì có quyền chống án. Thuật ngữ pháp lý gọi là “kháng cáo”, yêu cầu Tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự phúc thẩm. bên cạnh đó pháp luật này cũng có quy định về kháng nghị và khí niệm của kháng nghị được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối Toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án.
Dự vào căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 316 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì việc kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn được thực hiện như đối với thủ tục tố tụng thông thường. Tuy nhiên, đối với thủ tục rút gọn co điều kháng thủ tục thông thường là cần đảm bảo việc đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, linh hoạt của việc giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng rút gọn thì thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn ngắn hơn so với thủ tục tố tụng thông thường và điều này được quy định rất rõ trong Bộ luật này. Cụ thể, theo như căn cứ Điều 321 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về hiệu lực của bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn:
“1. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm rút gọn.
2. Bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này”.
Trên cơ sở quy định tại Điều 322 quy định về thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn, được quy định như sau:
“1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là 07 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án, quyết định được giao cho họ hoặc bản án, quyết định được niêm yết.
2. Thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định”.
Như vậy, bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm rút gọn. Theo như quy định trên thì người có thẩm quyền kháng cáo đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn thì phải thực hiện việc kháng cáo đối với bản án và quyết định trong thời gian bảy ngày. Còn đối với những người có thẩm quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn thì được phân ra thành 2 khoảng thời gian chênh lệch nhau như đã quy định ở Khoản 2 Điều 322 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về thẩm quyền của Viện kiểm sát cũng cấp và Viện kiểm sát cấp trên thì thời hạn kháng nghị là khác nhau.
Từ đó có thể nói theo một cách dễ hiểu hơn là đối với thời hạn kháng cáo đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là bảy ngày, kể từ ngày Tòa tuyên án. Thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn của Viện kiểm sát cùng cấp là bảy ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là mười ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án xét xử theo thủ tục rút gọn của vụ án dân sự.