Kháng cáo là gì? Kháng nghị là gì? Kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự?
Kháng cáo kháng nghị là thủ tục để bảo đảm việc bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, pháp luật quy định cho các chủ thể như đương sự, người đại diện của đương sự có quyền yêu cầu tòa án cấp trên xét xử lại vụ án dân sự. Vậy pháp luật uqy định cụ thể về Kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự như thế nào? Dưới đây là thông tin
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Kháng cáo là gì?
2. Kháng nghị là gì?
Kháng nghị được hiểu là việc Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm và kháng nghị quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm do pháp luật quy định.
3. Quy định của pháp luật về kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự
Căn cứ tại Điều 371. Kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự
” Người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự để yêu cầu Tòa án trên một cấp trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm, trừ quyết định giải quyết việc dân sự quy định tại khoản 7 Điều 27, khoản 2 và khoản 3 Điều 29 của Bộ luật này.
Với nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm thì Điều 371
1. Về thời hạn kháng cáo, kháng nghị
Căn cứ vào quy định chúng tôi nêu ra như trên thì có thể nhận thấy rằng quy định này nhằm đảm bảo cho đương sự có đủ thời gian cần thiết để suy nghĩ và quyết định xem mình có nên kháng cáo không cũng như để thu thập thêm tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì khoản 1 Điều 372 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã nâng thời hạn kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm đối với quyết định giải quyết việc dân sự từ 7 ngày lên 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định. Trong trường hợp họ không có mặt tại phiên họp xét đơn yêu cầu thì thời hạn mười ngày được tính từ ngày họ nhận được quyết định hoặc quyết định đó được
Bên cạnh đó theo quy định tại điều 372 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không có quy định về kháng cáo quá hạn. Theo đó có thể thấy nếu các đương sự trong vụ án dân sự được kháng cáo quá hạn thì đương sự trong việc dân sự cũng được quyền kháng cáo quá hạn để đảm bảo sự bình đẳng giữa các đương sự trong vụ án dân sự và việc dân sự. Như vậy, khi người có quyền kháng cáo vì lí do chính đáng như ốm đau, tai nạn… lí do bất khả kháng mà không thực hiện được quyền của mình thì Tòa án xem xét lí do có thể chấp nhận kháng cáo quá hạn. Điều này cũng cần được hướng dẫn cụ thể.
Ngoài ra Căn cứ dựa trên quy định tại khoản 2 Điều 317 bộ luật tố tụng dân sự cũ năm 2004, pháp luật quy định về thời hạn kháng nghị đối với quyết định giải quyết việc dân sự của Viện kiểm sát cùng cấp là bảy ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là mười lăm ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên, thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp lại được nâng lên là 10 ngày trong bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (khoản 2 Điều 372), giữ nguyên thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp dài hơn so với Viện kiểm sát cùng cấp vì thông thường khi phát hiện ra sai sót hoặc có vi phạm trong việc ra quyết định của Tòa án nhưng quá thời hạn thì Viện kiểm sát cùng cấp sẽ báo cáo để Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị, tạo điều kiện để sửa sai kịp thời về thủ tục tố tụng đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật.
2. Chủ thể có quyền kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật
Về quy định chủ thể có quyền kháng cáo kháng nghị thì căn cứ tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trao đổi kết quả nghiên cứu về đối tượng, chủ thể và thủ tục thực hiện quyền kháng cáo, quy định tại Điều 271 và Điều 272 BLTTDS năm 2015.
Theo đó, có thể thấy so với quy định về người có quyền kháng cáo kháng nghị trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, quy định trong
Theo đó có thể thấy chủ thể có quyền kháng cáo kháng nghị là đương sự và người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện. Đối tượng của việc kháng cáo bao gồm bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm. Thủ tục thực hiện quyền kháng cáo là làm đơn kháng cáo, đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.
Có thể có những trường hợp mà đương sự không thực hiện việc làm đơn kháng cáo thì theo quy định của pháp luật có thể uỷ quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo, trừ kháng cáo bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm về tranh chấp hôn nhân và gia đình. Trong trường hợp này, tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo uỷ quyền có kháng cáo; họ, tên, địa chỉ của đương sự uỷ quyền kháng cáo và văn bản uỷ quyền cho người đại diện của mình kháng cáo.
Người đại diện theo pháp luật của đương sự là người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo hoặc uỷ quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo. Trong trường hợp này, đơn kháng cáo phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo uỷ quyền và văn bản uỷ quyền; họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của đương sự uỷ quyền; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người làm đơn kháng cáo cũng phải phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn kháng cáo.
Đối với đương sự là cơ quan, tổ chức, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác đại diện cho cơ quan, tổ chức kháng cáo. Thủ tục làm đơn kháng cáo tương tự như đối với đương sự là cá nhân.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước quy định tại Điều 187 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó; họ, tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ. Đồng thời, ở phần cuối đơn, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
Qua đó có thể thấy tại bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định rõ ràng, cụ thể về chủ thể, đối tượng và phương thức thực hiện quyền kháng cáo; đây là những cơ sở quan trọng để cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện dễ dàng, đầy đủ hơn quyền của mình trong tố tụng dân sự, đồng thời là hành lang pháp lý hữu hiệu phục vụ công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự
Trên đây là thông tin cung cấp về nội dung ” Kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự” và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.