Một vấn đề nhạy cảm trên thực tế nhiều công dân thắc mắc đó là việc đi khám nghĩa vụ quân sự có phải khám "vùng kín" cũng như có phải cởi đồ không? Để tìm hiểu vấn đề này mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Quy trình khám nghĩa vụ quân sự theo quy định:
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là quy định bắt buộc trước khi thực hiện tham gia nghĩa vụ quân sự. Đây được hiểu là việc thực hiện khám, phân loại hoặc kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự.
Việc khám sức khỏe này sẽ do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện. Thời gian khám sức khỏe: từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Về nội dung khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ bao gồm:
– Khám về thể lực.
– Thực hiện khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu. Cụ thể bao gồm:
+ Chiều cao, cân nặng, vòng ngực.
+ Huyết áp.
+ Mạch.
+ Thị lực.
+ Thính lực.
+ Thể lực.
+ Ngoại khoa.
+ Da liễu.
+ Tâm thần kinh.
+ Răng hàm mặt.
+ Tai mũi họng.
+ Nội khoa.
– Thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, trong đó có bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy.
Về quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ được quy định như sau:
– Thực hiện lập danh sách những đối tượng là công dân nằm trong diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý.
– Tiến hành thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe.
– Tiến hành tổ chức khám sức khỏe dựa trên các nội dung quy định.
– Đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm thực hiện tư vấn cũng như xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS.
– Hoàn chỉnh lại phiếu sức khỏe theo mẫu (Mẫu số 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch
– Thực hiện tổng hợp lại và báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự (theo mẫu số 3a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP).
2. Khám “vùng kín” để đi nghĩa vụ quân sự? Phải cởi đồ không?
Hiện nay, việc khám nghĩa vụ quân sự sẽ trải qua hai vòng: khám sơ tuyển ở Trạm Y tế xã đến khám chi tiết do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thực hiện.
Vòng 01: Khám sơ tuyển tại Trạm y tế xã:
Nội dung khám sơ tuyển bao gồm:
– Khám để kiểm tra về thể lực: tiến hành đo chiều cao, cân nặng, chiều cao, vòng ngực và xác định chỉ số BMI trong trường hợp cần thiết.
– Khám để phát hiện về dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, cụ thể như động kinh, Bệnh Parkinson; Tâm thần; Các bệnh u ác và bệnh máu ác tính; Người nhiễm HIV; Người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng; Mù một mắt; Điếc…
– Đo huyết áp, nhịp tim.
– Đo thị lực, khám mắt.
– Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.
Ở vòng này, mục đích là để nhằm đánh giá sơ qua về tình hình sức khỏe của công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trước mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.
Vòng 02: Khám kĩ càng và cụ thể hơn:
Sau khi khám sơ tuyển sức khỏe, công dân đáp ứng được tiêu chuẩn sẽ khám vòng 2, khám sức khỏe chi tiết, còn gọi là khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Cụ thể khám những mục chi tiết sau:
– Khám thể lực:
Theo quy định, về nguyên tắc khi khám thể lực, phải bỏ mũ, nón, không đi giày hoặc dép (chân đất, đầu trần).
+ Đối tượng khám là nam giới phải bỏ hết quần áo dài, áo lót, chỉ được mặc một quần đùi.
+ Đối tượng khám là nữ giới: mặc quần dài, áo mỏng.
– Khám mắt:
+ Người khám được che mắt 01 bên bằng bìa cứng, đọc các chữ trên bảng trong thời gian dưới 10 giây.
Khoảng cách từ bảng tới chỗ đứng của người đọc là 5m.
– Khám răng:
+ Kiểm tra về tình trạng răng sâu, mất răng.
+ Kiểm tra về các bệnh răng miệng: viêm tủy, tủy hoại tử, viêm lợi…
+ Kiểm tra về tình trạng răng giả.
– Khám tai – mũi – họng:
+ Kiểm tra tình trạng chóng mặt mê nhĩ, viêm họng mãn tính.
+ Kiểm tra sức nghe của người được khám khi nói thầm, nói thường.
– Kiểm tra tâm thần, thần kinh:
+ Kiểm tra các bệnh teo cơ, nhược cơ, tật máy cơ (nháy mắt, nháy mồm, nháy mép).
+ Kiểm tra tình trạng mồ hôi tay, chân.
– Khám nội khoa:
+ Kiểm tra các bệnh phế quản, huyết áp, tim mạch, khớp, thiếu máu nặng thường xuyên.
+ Kiểm tra các bệnh đại tràng, trực tràng; bệnh gan, lác.
– Khám da liễu:
+ Phát hiện nấm da, da bọng nước, nấm móng, da có vảy, … dựa vào biểu hiện trên da để khám.
– Khám ngoại khoa:
Khám trĩ, khám về bệnh giãn tĩnh mạch, kiểm tra chứng bàn chân bẹt
– Với công dân nữ thì khám sản phụ khoa:
– Thực hiện khám xét nghiệm HIV.
Như vậy, khi thực hiện đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự tại vòng 02 thì sẽ thực hiện khám bộ phận sinh dục (bộ phận “vùng kín”). Vòng khám này, tùy từng đối tượng, cụ thể như sau:
+ Với nam phải cởi bỏ hết quần áo. Thông thường sẽ là khám từng người một với một bác sĩ, thường là bác sĩ nam.
3. Mẫu phiếu ghi nhận sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
Huyện……….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Ảnh 4 x 6 cm
| Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự |
I. Sơ yếu lý lịch:
Họ và tên: …………….Sinh ngày:……../……../……..Nam, Nữ:……….
Nghề nghiệp trước khi nhập ngũ:……………Giấy CMND số:……………
Họ và tên bố:………..Năm sinh: ………..Nghề nghiệp:………….
Họ và tên mẹ: ……………Năm sinh: ………..Nghề nghiệp:…………..
Nguyên quán:……………
Trú quán:……………
Tiền sử bệnh:
Gia đình:………….
Bản thân:…………
Tôi xin cam đoan khai đúng lý lịch và tiền sử bệnh của tôi.
Xác nhận lý lịch của địa phương | Xác nhận tiền sử bệnh của y tế cơ sở | Ngày……tháng….. năm…… Người khai ký tên |
II. Khám sức khỏe:
Cao:………/…… cm; Nặng:……../…….. kg; Vòng ngực TB:…../……..cm.
Huyết áp: …………./………..mmHg; Mạch:………./………lần/phút.
Thị lực: – Không kính: Mắt phải: …………/………..; Mắt trái:…………./……..
– Có kính: Mắt phải: ………../………..; Mắt trái:…………./……… …..
Thính lực: – Nói thường: Tai phải: …………/……… m; Tai trái …………../……..m.
– Nói thầm: Tai phải: ………../……… m; Tai trái ……………/………. m.
Chỉ tiêu | Kết quả khám tuyển tại địa phương | Kết quả khám phúc tra tại đơn vị | ||||
Điểm | Lý do | Y, BS khám (ký, họ tên) | Điểm | Lý do | Y, BS khám (ký, họ tên) | |
Thể lực |
|
|
|
|
|
|
Mắt |
|
|
|
|
|
|
Tai mũi họng |
|
|
|
|
|
|
Răng hàm mặt |
|
|
|
|
|
|
Nội khoa |
|
|
|
|
|
|
Tâm thần kinh |
|
|
|
|
|
|
Ngoại khoa |
|
|
|
|
|
|
Da liễu |
|
|
|
|
|
|
KQ xét nghiệm (nếu có) |
|
|
|
|
|
|
Kết luận |
|
|
|
|
|
|
Ngày…… tháng……. năm……. Chủ tịch Hội đồng KSK NVQS huyện (ký tên, đóng dấu) | Ngày……. tháng…….. năm……. Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra SK (ký tên, đóng dấu) |
HƯỚNG DẪN GHI CHÉP
1. Phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
– Phiếu được in trên giấy trắng khổ A4 đứng, phông chữ 13.
– Phiếu gồm 02 phần:
+ Phần 1 gồm sơ yếu lý lịch.
+ Phần 2 là kết quả kiểm tra, sơ tuyển sức khỏe, do y tế xã tiến hành.
– Kết quả khám có giá trị trong vòng 6 (sáu) tháng kể từ ngày kiểm tra, sơ tuyển sức khỏe.
2. Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
– Mẫu phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự được in trên giấy trắng khổ A4, phông chữ 13.
– Phiếu gồm 02 trang:
+ Trang 1 in theo chiều đứng của tờ giấy A4, gồm: sơ yếu lý lịch, tiền sử bệnh tật; kết quả khám chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, mạch, huyết áp, thị lực, thính lực. Riêng phần kết quả khám, tại mỗi chỉ tiêu được chia làm 2 phần cách nhau bằng nét sổ (/), phần bên trái nét sổ do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện ghi, phần bên phải nét sổ do Hội đồng khám của đơn vị nhận quân ghi.
+ Trang 2 in theo chiều ngang của tờ giấy A4: là phần khám các chuyên khoa và kết quả xét nghiệm (nếu có), được chia làm 2 phần riêng cách nhau một vạch dọc kép, phần bên trái cho Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện và phần bên phải cho Hội đồng khám phúc tra sức khỏe của đơn vị nhận quân.
– Khi khám các chuyên khoa, sau khi cho điểm, yêu cầu các y, bác sĩ khám ký và ghi rõ họ tên.
– Kết quả khám có giá trị trong vòng 6 (sáu) tháng kể từ ngày khám (ngày ký, đóng dấu kết luận của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe).
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: