Phòng khám tư nhân được xem là cơ sở khám chữa bệnh được các tổ chức, cá nhân thành lập, điều hành theo quy định của pháp luật không có sự can thiệp của nhà nước. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì phòng khám tư nhân khám thai có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Mục lục bài viết
1. Khám thai phòng khám tư có được hưởng chế độ thai sản ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai. Theo đó:
– Trong thời gian khám thai, người lao động nữ sẽ được nghỉ việc để có thể đi khám thai 05 lần, mỗi lần thì người lao động nữ sẽ được nghỉ một ngày. Trong trường hợp người lao động ở xa cơ sở khám chữa bệnh hoặc người mang thai có các bệnh lý hoặc thai phát triển không bình thường thì người lao động đó sẽ được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai;
– Thời gian nghỉ việc để người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật khi khám thai sẽ được tính là các ngày làm việc, không bao gồm các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết vào ngày nghỉ hàng tuần.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 101 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về thành phần hồ sơ hưởng chế độ thai sản. Theo đó:
– Trong trường hợp người lao động nữ đi khám thai, người lao động xảy thai, hút thai, nạo thai, thai có hiện tượng chết lưu, phá thai bệnh lý theo chỉ định của bác sĩ, người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019, thì người lao động đó cần phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy xuất viện đối với trường hợp người lao động điều trị nội trú;
– Trong trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới sáu tháng thì cần phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Theo điều luật phân tích nêu trên, luật bảo hiểm xã hội hiện nay không quy định cụ thể về việc người lao động cần phải khám thai tại bệnh viện công lập hay bệnh viện tư nhanh để có thể hưởng chế độ thai sản. Vì vậy phải khám thai ở phòng khám tư nhân người lao động vẫn có thể được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng được đầy đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, người lao động cần phải có bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trong quá trình giải quyết chế độ thai sản khi người lao động khám thai, bao gồm cả khám thai ở bệnh viện công lập hay khám thai ở phòng khám tư nhân.
2. Xin giấy nghỉ khám thai hưởng bảo hiểm xã hội ở đâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Thông tư 56/2017/TT-BYT, có quy định cụ thể về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Theo đó, việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động cần phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau đây:
– Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ do cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động hợp pháp cung cấp. Người hành nghề và làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh này sẽ được ký giấy chứng nhận nghỉ việc để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo sự phân công của người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh đó;
– Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh nơi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận nghỉ việc để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Quá trình cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cần phải phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và phù hợp với hướng dẫn chuyên môn của bộ trưởng Bộ y tế.
Theo đó thì có thể nói, người lao động nữ khi muốn xin giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội thì cần phải xin giấy chứng nhận tại cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật. Sau khi thực hiện thủ tục thăm khám, cơ sở khám chữa bệnh sẽ tiến hành thủ tục cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động cùng thời gian nghỉ phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động đó, đồng thời mỗi lần đi khám thai thì người lao động chỉ được nhận một giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
3. Khám thai được hưởng bao nhiêu tiền bảo hiểm từ chế độ thai sản?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về
– Người lao động hưởng chế độ thai sản với mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
+ Mức hưởng chế độ thai sản của người lao động một tháng được xác định bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trong sáu tháng trước khi người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trong trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ thời gian sáu tháng thì mức hưởng chế độ thai sản của người lao động sẽ được xác định là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội trước đó;
+ Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định cụ thể tại Điều 32, Điều 34 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 sẽ được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 này;
+ Mất hưởng chế độ thai sản khi sinh con của người lao động hoặc khi người lao động nhận nuôi con nuôi sẽ được tính theo mức trợ cấp hàng tháng, trường hợp có ngày lẻ hoặc có trường hợp quy định cụ thể tại Điều 33, Điều 37 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 thì mức hưởng một ngày của người lao động sẽ được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người lao động từ đủ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng sẽ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian này.
Như vậy có thể nói, theo điều luật nêu trên, người lao động sẽ không được nhận lương từ người sử dụng lao động mà người lao động sẽ được nhận tiền chế độ thai sản do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả. Mức hưởng một ngày sẽ được xác định bằng mức hưởng chế độ thai sản một tháng chia cho 24 ngày, cụ thể công thức như sau:
Mức hưởng = (mức bình quân sáu tháng tiền lương / 24 ngày) x 100% x số ngày người lao động nghỉ.
Trong đó:
– Mức bình quân sáu tháng sẽ được xác định là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng trước khi người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;
– Trong trường hợp người lao động chưa đóng đủ sáu tháng bảo hiểm xã hội thì mức tiền lương bình quân sẽ được tính trên bình quân tiền lương số tháng đã đóng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế;
– Thông tư 18/2022/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế;
– Quyết định 2968/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi được quy định tại Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
THAM KHẢO THÊM: