Đối tượng là công dân nữ có phải bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự không? Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nữ thực hiện như thế nào?
Đi nghĩa vụ quân sự ngoài đối tượng là công dân nam thì công dân nữ nằm trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ vẫn có thể đi được nếu tự nguyện và có nhu cầu. Vậy quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đối với nữ được thực hiện như thế nào?
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Đối tượng là công dân nữ có phải bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự không?
Khoản 2 Điều 6
Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật là độ tuổi công dân thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Độ tuổi gọi nhập ngũ theo quy định tại Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 như sau:
– Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ
– Độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Bên cạnh đó, nếu công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân thì có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị. Cụ thể những ngành, nghề chuyên môn đối với công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phù hợp được quy định tại Nghị định 14/2016/NĐ-CP, bao gồm:
– Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ:
+ Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài: Ngôn ngữ Anh. Ngôn ngữ Nga. Ngôn ngữ Pháp. Ngôn ngữ Trung Quốc. Ngôn ngữ Nhật.
+ Báo chí và Truyền thông: Báo chí học. Truyền thông đại chúng
+ Văn thư – lưu trữ: Lưu trữ học. Bảo tàng học
+ Tài chính
+ Kế toán
+ Luật: Luật dân sự và tố tụng dân sự. Luật hình sự và tố tụng hình sự. Luật kinh tế. Luật quốc tế.
+ Máy tính và công nghệ thông tin: Khoa học máy tính. Kỹ thuật phần mềm. Hệ thống thông tin. Công nghệ thông tin
+ Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông: Kỹ thuật điện. Kỹ thuật điện tử. Kỹ thuật ra đa – dẫn đường. Kỹ thuật viễn thông. Kỹ thuật mật mã
+ Y, Dược: Vi sinh học. Ký sinh trùng y học. Dịch tễ học. Dược lý và chất độc. Gây mê hồi sức. Hồi sức cấp cứu và chống độc. Ngoại khoa. Sản phụ khoa. Nội khoa. Thần kinh và tâm thần. Ung thư. Lao. Huyết học và truyền máu. Da liễu. Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới. Tai – Mũi – Họng. Nhãn khoa. Y học dự phòng. Phục hồi chức năng. Chẩn đoán hình ảnh. Y học cổ truyền. Dinh dưỡng. Y học hạt nhân. Kỹ thuật hình ảnh y học. Vật lý trị liệu. Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc. Dược lý và dược lâm sàng. Dược học cổ truyền. Kiểm nghiệm thuốc và độc chất. Điều dưỡng. Răng – Hàm – Mặt.
– Trình độ cao đẳng, đại học:
+ Giáo viên sư phạm: Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng các dân tộc ít người, Ngoại ngữ
+ Nghệ thuật trình diễn: Sáng tác âm nhạc. Thanh nhạc. Biên kịch sân khấu. Diễn viên sân khấu kịch hát. Đạo diễn sân khấu. Biên kịch điện ảnh – truyền hình. Diễn viên kịch – điện ảnh. Đạo diễn điện ảnh – truyền hình. Quay phim. Diễn viên múa. Biên đạo múa. Huấn luyện múa
+ Nghệ thuật nghe nhìn: Nhiếp ảnh. Công nghệ điện ảnh – truyền hình. Thiết kế âm thanh – ánh sáng
+ Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài: Ngôn ngữ Anh. Ngôn ngữ Pháp. Ngôn ngữ Nga. Ngôn ngữ Đức. Ngôn ngữ Trung Quốc. Ngôn ngữ Nhật Bản. Ngôn ngữ Hàn Quốc và các thứ tiếng khu vực Đông Nam Á
+ Văn thư – Lưu trữ – Bảo tàng: Lưu trữ học, Bảo tàng học
+ Tài chính
+ Kế toán
+ Luật: Luật kinh tế. Luật quốc tế
+ Máy tính và công nghệ thông tin: Khoa học máy tính. Truyền thông và mạng máy tính. Kỹ thuật phần mềm. Hệ thống thông tin. Công nghệ thông tin. Tin học ứng dụng
+ Công nghệ kỹ thuật: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông. Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường
+ Kỹ thuật: Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông. Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường.
m) Y, Dược: Y đa khoa. Y học dự phòng. Y học cổ truyền. Y tế công cộng. Kỹ thuật hình ảnh y học. Xét nghiệm y học. Dược học. Hóa dược. Điều dưỡng. Hộ sinh. Phục hồi chức năng. Răng – Hàm – Mặt. Kỹ thuật phục hình răng
– Trình độ trung cấp:
+ Máy tính và công nghệ thông tin: Truyền thông và mạng máy tính. Công nghệ kỹ thuật phần cứng máy tính. Công nghệ kỹ thuật phần mềm máy tính. Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính. Quản trị hệ thống. Quản trị mạng máy tính. Lập trình/Phân tích hệ thống. Thiết kế và quản lý Website. Hệ thống thông tin văn phòng. tin học ứng dụng
+ Công nghệ kỹ thuật: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông. Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường
+ Y, Dược: Nữ hộ sinh. Điều dưỡng. Y học cổ truyền. Răng, Hàm, Mặt. Dược học
+ Tài chính – Kế toán: Tài chính, Kế toán hành chính sự nghiệp, Kế toán lao động tiền lương và bảo trợ xã hội
+ Văn thư – Lưu trữ – Bảo tàng: Văn thư – Lưu trữ, Lưu trữ và quản lý thông tin
+ Nghệ thuật trình diễn: Sáng tác âm nhạc. Thanh nhạc. Biên kịch sân khấu. Diễn viên sân khấu kịch hát. Đạo diễn sân khấu. Biên kịch điện ảnh – truyền hình. Diễn viên kịch – điện ảnh. Đạo diễn điện ảnh – truyền hình. Quay phim. Diễn viên múa. Biên đạo múa. Huấn luyện múa
+ Nghệ thuật nghe nhìn: Nhiếp ảnh. Công nghệ điện ảnh – truyền hình. Thiết kế âm thanh – ánh sáng
+ Hàng không: Kiểm soát không lưu. nhóm nghề kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông hàng không
2. Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nữ thực hiện như thế nào?
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện.
Tiêu chuẩn sức khỏe đối với nữ được quy định tại Phụ lục 1
Tiêu chuẩn phân loại theo thể lực:
LOẠI SỨC KHỎE | Cao đứng (cm) | Cân nặng (kg) |
1 | ≥ 154 | ≥ 48 |
2 | 152 – 153 | 44 – 47 |
3 | 150 – 151 | 42 – 43 |
4 | 148 – 149 | 40 – 41 |
5 | 147 | 38 – 39 |
6 | ≤ 146 | ≤ 37 |
Tiêu chuẩn phân loại theo bệnh tật: Công dân nữ tham gia nghĩa vụ quân sự cũng được khám các bệnh về mắt, răng, hàm, mặt, tai, mũi, họng, thần kinh, tâm thần, tiêu hóa, hô hấp, tim, mạch, cơ, xương, khớp, thận, tiết niệu, khám phụ khoa…
Thực hiện khám sức khỏe cho nữ khi đi nghĩa vụ cũng tương tự khi khám cho nam:
Thứ nhất, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
Nội dung kiểm tra sức khỏe:
– Kiểm tra về thể lực
– Lấy mạch, huyết áp
– Khám phát hiện các bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và chuyên khoa
– Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình
Quy trình kiểm tra được tiến hành như sau:
– Căn cứ vào kế hoạch huấn luyện quân nhân dự bị của quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng được triệu tập tham gia huấn luyện dự bị động viên trên địa bàn được giao quản lý
– Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức kiểm tra sức khỏe
– Lập phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo
– Tổ chức kiểm tra sức khỏe theo các nội dung vừa nêu trên
– Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe theo Mẫu 1a và Mẫu 5a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
Thứ hai, sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
– Sơ tuyển sức khỏe do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện.
– Nội dung sơ tuyển sức khỏe bao gồm:
+ Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự
+ Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.
– Quy trình sơ tuyển sức khỏe:
+ Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn được giao quản lý
+ Tổ chức sơ tuyển sức khỏe theo nội dung vừa nêu trên
+ Hoàn chỉnh và xác nhận tiền sử bệnh tật bản thân và thông tin của công dân được gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Mục I Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP
+ Lập danh sách những công dân mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã
+ Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe theo Mẫu 2 và Mẫu 5b Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP
Thứ ba, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
Nội dung khám sức khỏe bao gồm:
– Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác
– Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy
– Phân loại sức khỏe theo các quy định.
Quy trình khám sức khỏe:
– Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý
– Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe
– Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định
– Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
– Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định tại Mục II Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP
– Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.