Khám sức khỏe cho người lao động trực tiếp tham gia sản xuất thực phẩm. Công nhân trực tiếp sản xuất thực phẩm, đầu bếp, người nấu ăn, nhân viên nhà hàng phải khám sức khỏe thế nào?
Theo quy định của
Đặc biệt, theo quy định của Bộ y tế trong một số ngành nghề liên quan đến sản xuất, chế biến thực phẩm việc khám sức khỏe cho người lao động là điều kiện bắt buộc phải có, vì sự ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Theo đó các doanh nghiệp, chủ cơ sở sử dụng lao động cần thực hiện nghiêm túc về việc kiểm soát tình trạng sức khỏe của người lao động đặc biệt là trong các mùa dịch, bệnh.
Sau đây là bài phân tích về các khía cạnh pháp luật về việc khám sức khỏe cho người lao động là công nhân sản xuất, chế biến thực phẩm:
Mục lục bài viết
1. Nghĩa vụ khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
Trong quá trình tuyển dụng việc làm thì người sử dụng lao động sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người ứng tuyển có đủ đáp ứng được tiêu chuẩn để tham gia làm việc làm một tiêu chí đánh giá để tuyển dụng và sắp xếp lao động.
Sau khi được tuyển dụng và đi làm trong doanh nghiệp, theo Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động thì người lao động có quyền được chăm sóc sức khỏe. Cụ thể quyền được khám sức khỏe định kỳ của người lao động như sau:
+ Mỗi năm ít nhất một lần, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho tất cả lao động.
Đối với những đối tượng lao động đặc biệt như những người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi thì phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
+ Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
+ Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
+ Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
+ Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
Tóm lại, theo quy định tại Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 thì người lao động bình thường ít nhất mỗi năm một lần và những người lao động đặc biệt ít nhất 06 tháng một lần phải được khám sức khỏe định kỳ. Việc khám sức khỏe định kỳ là quyền của người lao động và luật đã định thì tham gia khám sức khỏe là nghĩa vụ của người lao động.
Luật sư tư vấn điều kiện sức khỏe người trực tiếp chế biến thực phẩm:1900.6568
2. Khám sức khỏe cho công nhân sản xuất thực phẩm, nấu ăn nhà hàng
Theo quy định của
Theo quy định tại Điểm e Khoản 1 và Khoản 2 Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được khám sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế:
“1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
e) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý”.
Mặt khác theo Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định về việc khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau: Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. Như vậy, người lao động là người trực tiếp sản xuất thực phẩm không nằm trong trường hợp làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm nên sẽ đi khám sức khỏe mỗi năm một lần
Theo quy định của Công văn 2041/ATTP-NĐTT năm 2018 về khám sức khỏe cho nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất thực phẩm do Cục An toàn thực phẩm ban hành như sau:
“2. Về nội dung khám sức khỏe, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3
Đối với người sản xuất, kinh doanh thực phẩm là ngành nghề ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng nên yêu cầu quan trọng nhất là không truyền bệnh qua thực phẩm do đó quy định không mắc các bệnh truyền nhiễm. Việc quy định này không có nghĩa là trước khi vào làm ở cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm người lao động và chủ cơ sở phải khám sức khỏe xác định không mắc các bệnh này mà trong quá trình sản xuất, kinh doanh nếu người lao động phát hiện mắc các bệnh này thì phải được đưa ra khỏi khu vực sản xuất và điều trị cho đến khi khỏi bệnh mới được trở lại sản xuất, kinh doanh.
3. Quy định về mức xử phạt khi không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
Căn cứ theo điều 21
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau:
a) Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp;
b) Không tham gia cấp cứu và khắc phục sự cố, tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động nhưng người lao động không muốn khám.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng giám định y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động;
b) Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động;
b) Không nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không xây dựng kế hoạch và triển khai, tổng hợp đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ngừng hoạt động của máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Không thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng;
c) Không tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của người sử dụng lao động.
8. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang cấp hoặc trang cấp không đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang cấp nhưng không đạt chất lượng, quy cách hoặc chưa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật không đúng mức theo quy định; trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
9. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này và khoản 1 Điều 23 của Nghị định này).
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi buộc người lao động phải làm việc hoặc không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ hoặc buộc người lao động tiếp tục làm việc khi các nguy cơ đó chưa được khắc phục.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc trả cho người lao động khoản bồi dưỡng bằng hiện vật được quy thành tiền theo đúng mức quy định đối với hành vi không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật không đúng mức theo quy định cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại quy định tại khoản 8 Điều này.”
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có một câu hỏi kính mong có được sự giải đáp của quý công ty. Công ty chúng tôi là công ty gia công thép, có bếp ăn tập thể để phục vụ cán bộ công nhân viên trong Công ty với mức cung cấp là 100 suất/ca, ngày 2 ca. Vậy cho tôi hỏi tần suất khám sức khỏe định kỳ của nhân viên bếp ăn là bao lâu và thông tư nào quy định tần suất này. Khi đang nằm trong vùng có dịch tả Công ty chúng tôi có phải xét nghiệm phân không? Kính mong có được sự giải đáp của quý Công ty.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định về việc khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại Khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật, đối với người lao động là người trực tiếp sản xuất thực phẩm khám sức khỏe mỗi năm ít nhất một lần.
Bên cạnh đó Theo quy định của Công văn 2041/ATTP-NĐTT năm 2018 về khám sức khỏe cho nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất thực phẩm do Cục An toàn thực phẩm ban hành như sau:
2. Về nội dung khám sức khỏe, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3
Như vậy, khi nằm trong khu vực có dịch bệnh tiêu chảy lưu hành theo công bố của Bộ Y tế hì người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải đưa đi xét nghiệm phân để phát hiện mầm bệnh gây đường ruột.