Ngày nay, hoạt động kinh doanh diễn ra vô cùng phổ biến, đa dạng ngành nghề, trong số đó sẽ có những hoạt động gây ảnh hưởng tới môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Việc khai, nộp thuế trong các hoạt động kinh doanh này phải được thực hiện theo quy định. Vậy, khai thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu được thực hiện ra sao?
Mục lục bài viết
1. Đối tượng nào phải tiến hành đóng thuế bảo vệ môi trường?
Hiện nay, thuật ngữ “bảo vệ môi trường” không còn xa lạ với người dân Việt Nam bởi môi trường giữ vai trò quan trọng, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên. Với mục đích là điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường thì trong một số ngành nghề nhất định cá nhân, tổ chức kinh doanh phải chịu khoản thuế bảo vệ môi trường.
Tại Khoản 1, Điều 2 Văn bản hợp nhất số 21/VBHN-VPQH 2021 Luật Thuế bảo vệ môi trường đã định nghĩa: Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, được cơ quan có thẩm quyền thực hiện thu trực tiếp vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa), nếu nhận thấy những sản phẩm hay các loại hàng hóa khi sử dụng sẽ gây tác động xấu đến môi trường. Cũng trong văn bản pháp luật này thì những đối tượng được quy định sau đây phải tuân thủ việc đóng thuế bảo vệ môi trường:
– Đối tượng phải nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 Văn bản hợp nhất số 21/VBHN-VPQH 2021 Luật Thuế bảo vệ môi trường bao gồm:
+ Kinh doanh mặt hàng là xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm: Xăng, trừ etanol, nhiên liệu bay, dầu diezel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn.
+ Có thể kể đến trường hợp là than đá, bao gồm: Than nâu, than an-tra-xít (antraxit), than mỡ, than đá khác.
+ Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) cũng được xác định là có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nên cũng phải tuân thủ nghĩa vụ nộp loại thuế này;
+ Cùng với đó là túi ni lông thuộc diện chịu thuế;
+ Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng;
+ Những sản phẩm là thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng;
+ Cùng với đó, phải kể đến sản các loại thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng;
+ Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng cũng nằm trong trường hợp này;
+ Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.
– Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
+ Cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa sẽ có trách nhiệm nộp thuế đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa;
+ Còn trong trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.
2. Khai thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu:
2.1. Quy định về việc khai thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu:
Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì hoạt động khai thuế, nộp thuế đối với xăng dầu phải tuân thủ những nội dung sau:
Đơn vị phụ thuộc của thương nhân đầu mối hoặc đơn vị phụ thuộc của công ty con của thương nhân đầu mối có kinh doanh tại địa bàn cấp tỉnh khác với nơi thương nhân đầu mối, công ty con của thương nhân đầu mối đóng trụ sở mà không hạch toán kế toán để khai riêng thuế bảo vệ môi trường thì thương nhân đầu mối, công ty con của thương nhân đầu mối thực hiện khai thuế bảo vệ môi trường;
Hồ sơ để thực hiện khai thuế sẽ được thực hiện theo Mẫu số 01/TBVMT, phụ lục bảng phân bổ số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với xăng dầu theo mẫu số 01-2/TBVMT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; thương nhân đầu mối, công ty con của thương nhân đầu mối sẽ phải nộp số tiền thuế phân bổ cho tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc đóng trụ sở theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.
2.2. Thời gian được cho phép thực hiện hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường:
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế. Theo đó, các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại khai theo tháng, bao gồm:
– Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định này thì được lựa chọn khai theo quý.
– Thuế tiêu thụ đặc biệt phải khai theo tháng mới đúng quy định;
– Ngoài ra, thuế bảo vệ môi trường cũng thuộc trường hợp tương tự;
– Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên quy định tại điểm e khoản này cũng nằm hoàn toàn trong nhóm này;
– Các khoản phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước (trừ phí, lệ phí do cơ quan đại diện nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu theo quy định tại Điều 12 Nghị định này; phí hải quan; lệ phí hàng hoá, hành lý, phương tiện vận tải quá cảnh);
– Đối với hoạt động khai thác, xuất bán khí thiên nhiên: Thuế tài nguyên; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế đặc biệt của Liên doanh Việt – Nga “Vietsovpetro” tại Lô 09.1 theo Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga ký ngày 27 tháng 12 năm 2010 về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong khuôn khổ Liên doanh Việt – Nga “Vietsovpetro” (sau đây gọi là Liên doanh Vietsovpetro tại Lô 09.1); tiền lãi khí nước chủ nhà được chia;
Đồng thời, theo quy định khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:
– Đối tượng sẽ thực hiện nghĩa vụ này chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
– Trong trường hợp khai và nộp theo quý thì thời gian để thực hiện hoạt động khai nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế;
3. Hành vi chậm nộp tờ khai phí thuế bảo vệ môi trường sẽ bị xử lý như thế nào?
Để giải đáp được những vướng mắc trong việc thi hành khai, nộp thuế cũng như có hướng giải quyết thống nhất về hành vi chậm nộp tờ khai phí bảo vệ môi trường nên Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn 5973/TCT-PC năm 2023 hướng dẫn về vấn đề này như sau:
– Phí bảo vệ môi trường được biết đến là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, nằm trong loại thuế khai theo tháng nên người nộp phí phải khai hằng tháng. Người nộp phí phải kê khai, nộp Tờ khai chậm nhất vào ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế;
Đối tượng có trách nhiệm khai phí mà thực hiện không đúng thời gian theo quy định thì được xem là hành vi vi phạm hành chính và bị xử phạt theo quy định tại Điều 22
– Nếu trên thực tế, người nộp chậm tờ khai phí bảo vệ môi trường 06 tháng mà nộp cùng một thời điểm thì mỗi hành vi chậm nộp tờ khai phí của từng tháng là một hành vi vi phạm và còn trong thời hiệu xử phạt. Các hành vi chậm nộp tờ khai phí nêu trên được xử lý như sau:
+ Đối tượng nộp thuế có thể sẽ bị áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với hành vi chậm nộp Tờ khai phí bảo vệ môi trường tháng 4 năm 2023 (lần đầu) theo quy định tại khoản 1 Điều 22
+ Áp dụng việc phạt tiền đối với từng hành vi chậm nộp Tờ khai phí bảo vệ môi trường của tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 năm 2023 theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, không áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm nhiều lần” đối với các trường hợp này.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất số 21/VBHN-VPQH 2021 Luật Thuế bảo vệ môi trường;
– Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế.
THAM KHẢO THÊM: