Hiện nay, nhiều trường hợp trẻ em Việt Nam sinh ra ở nước ngoài, sẽ thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài. Vậy đã khai sinh ở nước ngoài có cần phải tiến hành đăng ký lại ở Việt Nam hay không?
Mục lục bài viết
1. Khai sinh ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, có quy định cụ thể về giá trị pháp lý của giấy khai sinh. Cụ thể như sau:
– Giấy khai sinh là loại giấy tờ, văn bản hộ tịch gốc của các cá nhân được cấp khi cá nhân đó sinh ra, thực hiện hoạt động đăng ký khai sinh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Mọi hồ sơ phải giấy tờ và tài liệu của cá nhân có nội dung về họ, tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, dân tộc, quê quán, quan hệ cha – mẹ – con phải phù hợp với giấy khai sinh của người đó trên thực tế;
– Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ của cá nhân khác với nội dung ghi nhận trong giấy khai sinh của người đó thì chủ thể có thẩm quyền đó là thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ sẽ phải có nghĩa vụ phải có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ phải giấy tờ theo đúng nội dung được ghi nhận trong giấy khai sinh.
Như vậy có thể nói, giấy khai sinh được xem là giấy tờ hộ tịch gốc của các cá nhân trong xã hội. Giấy khai sinh thể hiện những thông tin cơ bản về hộ tịch của cá nhân, giấy khai sinh cũng là cơ sở và là tiền đề để xác định các thông tin khác của một cá nhân bất kỳ trên các loại hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến nhân thân. Nhiều người hiện nay đặt ra câu hỏi: Khai sinh ở nước ngoài thì có cần phải thực hiện thủ tục đăng ký lại ở Việt Nam hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về hộ tịch.
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Thông tư
– Công dân mang quốc tịch Việt Nam sinh ra ở nước ngoài, đã thực hiện hoạt động đăng ký khai sinh tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với quy định của pháp luật nước ngoài, nếu có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch được khai sinh đó, thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch tại Việt Nam sẽ thực hiện hoạt động ghi vào sổ hộ tịch phù hợp với quy định của pháp luật, sau đó cấp trích lục ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh và bản sao giấy khai sinh cho người có yêu cầu;
– Trong trường hợp công dân mang quốc tịch Việt Nam không thường trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn để làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, thì sẽ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn trước đây hoặc nơi đăng ký kết hôn mới.
Như vậy có thể nói, đã tiến hành hoạt động đăng ký khai sinh cho con ở nước ngoài thì khi trở về lãnh thổ của nước Việt Nam, sẽ không cần phải thực hiện hoạt động đăng ký lại khai sinh, mà khi có nhu cầu thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện hoạt động ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh tại nước ngoài đó, sau đó cấp trích lục ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh và bản sao của giấy khai sinh cho người có yêu cầu.
2. Hồ sơ yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh được giải quyết tại nước ngoài:
Căn cứ tiểu mục 11 Mục B Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2228/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp, thì hồ sơ của thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc hộ tịch việc khai sinh được giải quyết tại nước ngoài gồm:
– Tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh, tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc khai tử, tờ khai ghi vào sổ hộ tịch quá trình nhận nuôi con nuôi, tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc giám hộ, nhận cha mẹ con theo quy định của pháp luật, tờ khai ghi vào sổ hộ tịch các việc khác theo mẫu do pháp luật quy định;
– Biểu mẫu điện tử tương tác ghi vào sổ hộ tịch quá trình khai sinh, khai tử, nhận nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền, giám hộ phải nhận cha mẹ con, biểu mẫu điện tử tương tác ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo mẫu do pháp luật quy định;
– Người có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác sẽ thực hiện hoạt động nộp giấy tờ và xuất trình các loại giấy tờ như sau:
+ Đối với giấy tờ phải nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bao gồm: Bản sao giấy tờ chứng minh việc hộ tịch đã được giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài, văn bản ủy quyền có thực hiện thủ tục chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc ghi chú. Trường hợp người được ủy quyền có mối quan hệ là ông bà, cha mẹ, vợ, con, chồng, anh chị em ruột của người ủy quyền thì cần phải có văn bản ủy quyền, không bắt buộc phải tiến hành hoạt động chứng thực;
+ Các loại giấy tờ cần phải xuất trình tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bao gồm: Hộ chiếu được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn thời hạn, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, các loại giấy tờ khác có dán ảnh và phản ánh đầy đủ thông tin cá nhân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về quan hệ nhân thân của người có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch, các loại giấy tờ chứng minh nơi cư trú hợp pháp. Trong trường hợp các thông tin và giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú thì sẽ không cần phải xuất trình các loại giấy tờ đó.
3. Cách thức thực hiện ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh đã được thực hiện tại nước ngoài là gì?
Căn cứ tiểu mục 11 Mục B Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2228/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp, thì cách thức thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh đã được thực hiện tại nước ngoài được quy định như sau:
Người có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác có thể tự mình trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa/trung tâm hành chính công của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia (thông qua trang web https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh (thông qua trang web https://dichvucong.gov.vn).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 2228/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp;
– Thông tư 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;
– Thông tư 09/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc bãi bỏ một số nội dung tại các Thông tư trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.