Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế tương đối đặc trưng trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia. Tính chất đặc trưng của thuế xuất, nhập khẩu thể hiện ở chỗ nó có liên quan trực tiếp đến ngoại thương và trở thành một trong những công cụ, những nhân tố cấu thành nên chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Xuất khẩu, nhập khẩu là gì?
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
2. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là gì?
a. Khái niệm
Thuế xuất nhập khẩu hay thuế xuất-nhập khẩu hoặc thuế quan là tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Đó là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu.
Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu
Thuế xuất khẩu là loại thế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu
Như vậy: thuế xuất, nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam kể cả thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
b. Vai trò:
Thuế nhập khẩu có thể được dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch:
(Bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế chỉ việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v… hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia nào đó)
+ Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại.
+ Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.
+ Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại.
+ Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ.
+ Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.
Thuế xuất khẩu có thể được dùng để:
+ Giảm xuất khẩu do nhà nước không khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà tính chất quan trọng của nó đối với sự an toàn lương thực hay an ninh quốc gia được đặt lên trên hết.
Nhìn chung thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu luôn có vai trò, mục tiêu sau đây:
(1) Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
(2) Là công cụ để nhà nước thực hiện kiểm tra, kiểm soát và quản lí các hoạt động thương mại quốc tế
(3) Là công cụ để bảo hộ sản xuất trong nước.
Như vậy từ những điều phân tích như trên có thê thấy xuất nhập khẩu là việc mua bán hàng hóa với nước ngoài nhằm phát triển sản xuất kinh doanh đời sống. Song mua bán ở đây có những nét riêng phức tạp hơn trong nước như giao dịch với người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian chiếm tỷ trọng lớn, đồng tiền thanh toán bằng ngoại tệ mạnh, hàng hóa vận chuyển qua biên giới cửa khẩu, cửa khẩu các quốc gia khác nhau phải tuân theo các tập quán quốc tế cũng như địa phương. Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. xuất nhập khẩu là hoạt động dễ đem lại hiệu quả đột biến nhưng có thể gây thiệt hại lớn vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham gia xuất nhập khẩu không dễ dàng khống chế được.
3. Khái quát về thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu:
Hiện nay đối với nước ta thì việc thực hiện và đề ra các quy định quản lý về xuất nhập khẩu thì hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phải nhằm phục vụ nền kinh tế trong nước phát triển trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh sẵn có về lao động, đất đai và các tài nguyên khác của nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và quy trình công nghệ sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá đất nước, đáp ứng các yêu cầu cơ bản và cấp bách về sản xuất và đời sống, đồng thời góp phần hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng và điều hoà cung cầu để ổn định thị trường trong nước. Theo đó chúng tôi đưa ra một số đặc điểm của thuế xuất nhập khẩu như sau:
2.1. Đặc điểm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Đầu tiên một đặc điểm của thuế xuất khẩu nhập khẩu đó là về hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Chỉ những hàng hóa được vận chuyển một cách hợp pháp qua biên giới Việt Nam mới là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Những trường hợp cần lưu ý:
+ Lưu ý về các loại hàng hóa có thể là hợp pháp ở nước ngoài nhưng lại không hợp pháp ở Việt Nam: thì không là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Các loại hàng hóa hợp pháp theo quy định nhưng giao dịch không hợp pháp: không là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Lư ý khi thực hiện các giao dịch hợp pháp nhưng hàng hóa không hợp pháp: thì không là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Đặc điểm thứ hai chúng tôi đưa ra đó là về hàng hóa chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải là hàng hóa được mang qua biên giới Nam:
+ Theo quy định của pháp luật và dựa trên thực tế thì các loại hàng hóa phải có một hành vi thực tế làm dịch chuyển hàng hóa đó qua biên giới Việt Nam thông qua mua bán, trao dổi, tặng cho…mới là đối tượng chiệu thuế xuất, nhập khẩu. Khái niệm đường biên giới trong thuế xuất khẩu, nhập khẩu không đồng nhất với khái niệm đường biên giới quốc gia trong công pháp quốc tế. Nó không đơn thuần như chúng ta thường nói trong đời sống hằng ngày: biên giới giữa Việt Nam và Lào, Campuchia, Trung Quốc. Biên giới trong pháp luật thuế là biên giới về mặt kinh tế. Bất cứ ở đâu, khi nào có sự phân định giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế nước ngoài thì đó là biên giới được hiểu theo pháp luật thuế.
+ Khi tực hiện xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa thì hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới phải là hành vi trực tiếp tác động làm hàng hóa đó dịch chuyển qua biên giới Việt Nam. Hành vi đó do đối tượng nộp thuế trực tiếp tác động và có nghĩa vụ nộp thuế hoặc ủy quyền cho chủ thể khác có nghĩa vụ nộp thay.
Đặc điểm thứ ba về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu, tiền thuế phải nộp cấu thành trong giá cả hàng hóa. (đã trình bày rất rõ trong phần đặc điểm chung của nhóm thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ.)
Cuối cùng đó chính là đặc điểm về đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân trực tiếp có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.
2.2. Vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu có những vai trò cơ bản sau đây:
– Là cơ sở để nhà nước kiểm soát được số lượng, chất lượng và tác động của hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu đối với thị trường Việt Nam.
– Góp phần điều tiết kinh doanh và định hướng tiêu dùng.
– Góp phần bảo hộ và phát triển nền sản xuất trong nước.
– Góp phần khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
– Giúp nhà nước cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
2.3. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Theo điều 2 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định thì đối tượng phải chịu thuế xuất khẩu nhập khẩu đó là các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước và các loại hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2.4. Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
Dựa theo Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005, Điều 3 Nghị định 87 thì các tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế. Để một tổ chức, cá nhân trở thành đối tượng nộp thuế phải thỏa mãn những dấu hiệu pháp lý sau:
Tổ chức, cá nhân phải là người trực tiếp đưa hàng hóa qua biên giới Việt Nam đó là chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu. Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Lưu ý: Cần phần biệt với đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế quy định tại khoản 2 Nghị định 87.
Tổ chức cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu phải là hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hoàn tất. Hàng hóa trong hoạt động xuất khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường trong nước. Lưu ý: Tư cách pháp lý của chủ thể (cá nhân hay tổ chức, pháp nhân hay không phải pháp nhân, mang quốc tịch Việt Nam, nước ngoài hay không quốc tịch…) không ảnh hưởng đến nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Thuế xuất khẩu là gì? Khái quát về thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu? và các thông tin pháp lý khác dưa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016