Khoa học điều tra hình sự là một chuyên ngành khoa học pháp lý có tính chất bổ trợ, đặc biệt với luật tố tụng hình sự và luật hình sự. Việc hiểu về khoa học điều tra hình sự Việt Nam không chỉ bước đầu củng cố trí thức mà còn hình thành khả năng áp dụng Luật tố tụng hình sự trong công tác chứng minh tội phạm.
Mục lục bài viết
1. Đối tượng, phương pháp, hệ thống và sự phát triển khoa học điều tra hình sự Việt Nam:
1.1. Đối tượng nghiên cứu của khoa học điều tra hình sự:
Các nhóm quy luật dưới đây là đối tượng nghiên cứu của khoa học điều tra hình sự (Hiện còn nhiều ý kiến tranh cãi quanh vấn đề này):
– Các quy luật, cơ chế hình thành tồn tại, mất đi và phản ánh của dấu vết hình sự.
– Các quy luật của quá trình chứng minh tội phạm, tập trung chủ yếu quá trình thu thập, phân tích, đánh giá và sử dụng chứng cứ hình sự.
-Tính phổ biến của chiến thuật, phương pháp điều tra của việc áp dụng các phương tiện kỹ thuật hình sự.
1.2. Hệ thống của khoa học điều tra hình sự:
Hiện nay, ở Việt nam khoa học điều tra hình sự cấu trúc làm 4 phần.
Phần 1: Những tri thức chung về lý luận khoa học điều tra hình sự gồm có:
– Đối tượng, phương pháp, hệ thống và thực trạng.
– Nguyên tắc, nhiệm vụ, yêu cầu và bộ máy.
Phần 2: Kỹ thuật hình sự.
Kỹ thuật hình sự là một bộ phận trí thức quan trọng của khoa học điều tra hình sự. Nó mang tính độc lập tương đối với các bộ phận khác của khoa học điều tra hình sự. Nội dung của kỹ thuật hình sự gồm hệ thống các quan điểm, các phương pháp, thủ thuật và phương tiện để thu thập, nghiên cứu chứng cứ, phát hiện và phòng ngừa tội phạm. Nội dung cụ thể của phần này gồm:
– Những quan điểm chung về kỹ thuật hình sự.
– Ảnh hình sự.
– Tả dạng người.
– Nghiên cứu dấu vết hình sự.
– Nghiên cứu vũ khí, đạn dược và các dấu vết do chúng gây ra trong điều tra hình sự.
– Nghiên cứu tài liệu trong điều tra hình sự.
– Thống kê hình sự.
– Pháp y hình sự.
Phần 3: Tổ chức và chiến thuật điều tra.
Tổ chức và chiến thuật điều tra là một bộ phận quan trọng của khoa học điều tra hình sự. Nó là hệ thống các quan điểm, hướng dẫn điều tra; hệ thống, chiến thuật của các hoạt động điều tra. Nội dung phần này gồm:
– Những quan điểm chung về chiến thuật điều tra.
– Tổ chức điều tra vụ án hình sự.
– Khám nghiệm hiện trường.
. Bắt trong điều tra hình sự.
. Khám xét trong điều tra hình sự,
– Thu giữ, tạm giữ, bảo quản và xử lý vật chứng.
– Lấy lời khai người làm chứng.
– Hỏi cung bị can.
– Đối chất trong điều tra hình sự.
– Nhận dạng trong điều tra hình sự.
– Trưng cầu giám định trong điều tra hình sự.
– Hồ sơ điều tra hình sự.
– Bản kết luận điều tra:
Phương pháp điều tra loại tội phạm riêng biệt là hệ thống các quan điểm, hướng dẫn cách thức tổ chức và tiến hành điều tra riêng đối với từng loại tội phạm.
Kỹ thuật hình sự, tổ chức và chiến thuật điều tra chỉ đi vào thực tiễn qua phương pháp điều tra từng loại tội phạm. Sự hình thành phương pháp điều tra từng loại tội phạm nào tùy thuộc ở tính phổ biến hoặc nghiên trọng của loại tội phạm đó. Hiện nay chúng ta chia ra hai hệ thống.
Phương pháp điều tra các tội xâm phạm an ninh quốc gia
Phạm nào tùy thuộc ở tính phổ biến hoặc nghiên trọng của loại tội phạm đó. Hiện nay chúng ta chia ra hai hệ thống.
Phương pháp điều tra các tội xâm phạm an ninh quốc
Phương pháp điều tra các vụ án hình sự khác.
Ngoài các bộ phận cấu thành khoa học điều tra hình sự đã thống nhất như trên, hiện nay còn nhiều tranh luận về vấn đề tâm lý hình sự có thuộc khoa học điều tra hình sự hay không. Tuy nhiên, tâm lý hình sự ở Việt nam hiện nay đang được nghiên cứu bước đầu và vì vậy vị trí của nó là chưa rõ ràng.
1.3. Phương pháp nghiên cứu của khoa học điều tra hình sự:
– Khoa học điều tra hình sự lấy phương pháp duy vật biện chứng là phương pháp chung nhất.
– Khoa học điều tra hình sự còn có những phương pháp sau :
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp đo đạc.
+ Phương pháp mô tả.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp thực nghiệm.
+ Phương pháp mô hình hóa.
+ Phương pháp đồng nhất.
– Phương pháp điều tra các loại tội phạm riêng biệt.
Theo từng bộ phận, từng nội dung cấu thành khoa học điều tra hình sự có những phương pháp riêng. Tất cả các phương pháp đó tạo thành hệ thống phương pháp chuyên ngành của khoa học điều tra hình sự.
1.4. Quá trình phát sinh, phát triển và thực trạng khoa học điều tra hình sự hiện nay ở Việt nam:
Năm 1945 Cách mạng tháng 8 thành công, dựng nên chính quyền dân chủ nhân dân ở Việt nam. Sự tồn tại và phát triển chính thể dân chủ nhân dân ở Việt nam không tách khỏi quá trình bảo vệ chính quyền đó . Khoa học điều tra hình sự đã được bắt nguồn và phát triển từ đó. Tuy nhiên, do sự tách rời của thực tiễn điều tra và kỹ thuật hình sự cho nên trong quá khứ hai bộ phận này của khoa học điều tra hình sự ở Việt nam ít gắn bó với nhau. Cho đến nay ở Việt nam, khoa học điều tra hình sự phát triển chủ yếu vẫn là kỹ thuật hình sự và chiến thuật điều tra .
Một trong những thành tựu về nhận thức là gần đây các nhà nghiên cứu cũng như những người lãnh đạo đã thừa nhận khoa học điều tra hình sự là một môn khoa học độc lập, mà cấu trúc của nó gồm bốn bộ phận hợp thành. Các bộ phận này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Hướng phát triển của khoa học điều tra hình sự ở Việt nam sẽ tập trung vào nội dung bốn bộ phận này. Tuy nhiên, kỹ thuật hình sự và chiến thuật điều tra là những vấn đề cần ưu tiên hoàn thiện, còn trí thức chung về điều tra hình sự và phương pháp điều tra riêng đối với từng loại tội phạm cụ thể đang bắt đầu xây dựng. Nhiệm vụ chủ yếu của cán bộ nghiên cứu và cán bộ điều tra hiện nay là tập trung mọi nỗ lực vào nghiên cứu và hình thành phương pháp điều tra riêng đối với từng loại tội phạm.
2. Nhiệm vụ, nguyên tắc điều tra hình sự:
2.1. Nhiệm vụ:
Thực tiễn điều tra hình sự đã xác định những nhiệm vụ sau đây :
a/ Phát hiện thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ, lập hồ sơ đề nghị xử lý chính xác.
– Thực chất của điều tra là khám phá vụ án, xác định chân lý khách quan. Đó là quá trình làm sáng tỏ những vấn đề cần chứng minh trong vụ án. Muốn vậy phải thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ của vụ án.
Kết thúc điều tra một vụ án bao giờ cũng dẫn đến một hình thức xử lý nhất định. Muốn vậy, phải căn cứ vào những tài liệu thu được, chứa đựng trong hồ sơ điều tra vụ án hình sự. Trên cơ sở kết quả điều tra mà cơ quan điều tra ra quyết định hoặc đề xuất hình thức xử lý thích hợp, đảm bảo chính trị, pháp luật.
– Nội dung phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ phải hướng vào các đối tượng chứng minh cụ thể mà luật định. Ngoài ra cần quan tâm đến đặc điểm thực tế xảy ra của vụ án mà hướng các hoạt động điều tra vào thu thập chứng cứ làm sáng tỏ các đặc điểm do.
– Quá trình điều tra là quá trình xây dựng các văn bản, tích lũy các tài liệu, chứng cứ của vụ án và thiết lập hồ sơ điều tra hình sự. Công việc này do điều tra viên tiến hành.
– Các hình thức xử lý khi kết thúc điều tra vụ án.
+ Đình chỉ điều tra :
Trường hợp đình chỉ điều tra là dựa vào các căn cứ quy định ở điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự hoặc đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện hành vi phạm tội.
Trường hợp được quy định ở đoạn 1, khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự.
+ Đề nghị truy tố:
Khi có đầy đủ chứng cứ xác định có tội phạm xảy ra và bị can thì cơ quan điều tra sẽ chuyển hồ sơ cùng với bản kết luận điều tra, vật chứng, các văn bản về thời hạn điều tra, tạm giam, tạm giữ, các biện pháp bồi thường, phạt tiền hoặc tịch thu tài sản (Nếu có) đến viện kiểm sát.
Cũng có thể đề nghị tập trung cải tạo.
Ngoài ra có thể xử lý bằng hình thức khác do yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội đòi hỏi.
Đề nghị hoặc ra quyết định xử lý của cơ quan điều tra là phải kiên quyết và thận trọng. Không được để một tội phạm hay một kẻ phạm tội nào không bị vạch trần trước pháp luật đúng tính chất, mức độ của nó, đồng thời cũng không được để người vô tội bị xử lý oan, người có tội bị xử lý sai. Muốn vậy khi cân nhắc xử lý cần:
Dựa trên cơ sở chứng cứ thu được về vụ án và tội trạng của từng bị can trong vụ án đó mà xét hình thức xử lý (án tại hồ sơ).
Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của toàn quốc hoặc của từng địa phương mà đề nghị hình thức xử lý.
Ngoài ra cũng cần quan tâm đến các yêu cầu công tác nghiệp vụ đấu tranh chống tội phạm lâu dài và trên một diện rộng hơn.
b/ Tiếp tục và mở rộng công tác đấu tranh chống tội phạm.
Theo luật định điều tra tố tụng hình sự được bắt đầu từ việc khởi tố vụ án. Tuy nhiên, trước đó có thể diễn ra các quá trình khác nhau với việc áp dụng những biện pháp không phải tố tụng hình sự. Bởi vậy, công tác điều tra có nhiệm vụ tiếp tục những kết quả đã thu được trước đó ; kiểm tra xác minh lại ; đánh giá và sử dụng tài liệu chứng chứng cứ vào quá trình điều tra.
Quá trình điều tra là quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án, song do đặc điểm và tính chất tôi phạm thường xảy ra theo những quy luật nhất định và giữa các tội phạm và bị can có mối liên hệ lẫn nhau. Cho nên khai thác triệt để những thông tin về tội phạm cho phép mở rộng công tác điều tra, nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm.
Mở rộng theo hướng thu thập những tin tức về các phương thức, thủ đoạn, các phương tiện thực hiện tội phạm. Theo hướng phát hiện các tài liệu mới, tội phạm khác ngoài phạm vi vụ án đang điều tra.
c/ Phát hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự quyết định đây là nhiệm vụ của các cơ quan điều tra. Viện kiểm sát,
– Công tác điều tra có khả năng khai thác triệt để mọi thông tin cần thiết cho phòng ngừa tội phạm.
– Phát hiện nguyên nhân cần tìm nguồn gốc sâu xa của nó, đặc biệt phải chú ý đến bối cảnh, điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay.
– Phát hiện những sơ hở, thiếu sót của ta trên mọi lĩnh vực mà kẻ phạm tội đang hàng ngày, hàng giờ tìm kiếm và lợi dụng vào việc thực hiện tội phạm, trong đó cần chú ý đến công tác quản lý Nhà nước của ta trên các lĩnh vực chính trị kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng.
– Khi phát hiện được những nguyên nhân và điều kiện phạm tội qua điều tra từng vụ án cụ thể, cơ quan điều tra yêu cầu các cơ quan và tổ chức hữu quan áp dụng những biện pháp khắc phục và phòng ngừa.
2.2. Nguyên tắc công tác điều tra hình sự:
a/ Phục tùng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vì sao:
Công tác điều tra hình sự rất hệ trọng, nó quan hệ trực tiếp đến tính mạng chính trị, kinh tế, đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người. Tất cả các quyền đó đều được đảm bảo bằng pháp luật của Nhà nước.
Việc điều tra và xử lý vụ án, xử lý kẻ phạm tội tuy mức độ khác nhau có ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ về chủ quyền quốc gia, về đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt là điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia.
Nội dung:
– Mọi nhiệm vụ của công tác điều tra đều phải phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước trong phạm vi toàn quốc, từng địa phương và trong từng thời gian nhất định.
– Mọi thủ đoạn, chiến thuật, phương pháp được áp dụng trong điều tra đều phải phù hợp với pháp luật, đường lối, chính sách và đạo đức xã hội.
– Trong quá trình điều tra khám phá vụ án, cán bộ điều tra không chỉ chấp hành nghiêm chỉnh mà còn phải làm cho đường lối, chính sách và pháp luật trở thành vũ khí sắc bén, đấu tranh có hiệu quả đối với bọn tội phạm.
– Công tác điều tra phải chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, đặc biệt đối với các vụ án quan trọng, phức tạp.
Cán bộ điều tra phải dũng cảm bảo vệ chân lý. Không được để tội phạm và kẻ phạm tội nào không bị vạch trần trước pháp luật, song cũng không được làm oan người ngay.
b/ Tôn trọng sự thực khách quan trong điều tra vụ án hình sự. Vì sao?
– Mục tiêu của điều tra là khám phá chân lý, sự thật – đó là sự kiện đã xảy ra và ai đã gây ra nó. Do vậy đòi hỏi điều tra phải hết sức khách quan, thận trọng.
Kẻ phạm tội luôn luôn che giấu tội phạm, trốn tránh điều tra bằng những thủ đoạn và phương tiện tinh vi, xảo quyệt và bí mật nhất. Do vậy đòi hỏi điều tra phải thận trọng, khách quan.
Trong thực tế điều tra chúng ta thường gặp những trường hợp khó phân biệt giữa hiện tượng và bản chất, thật và giả, phải và trái, lạc hậu và phản động, tội phạm và không tội phạm. Do vậy đòi hỏi điều tra phải hết sức khách quan để xác định chân lý.
– Công tác điều tra rất hệ trọng, dụng chạm đến sinh mạng của con người. Vì vậy, sai sót nhỏ cũng dễ gây ra hậu quả lớn, nguy hiểm. Do đó đề cao nguyên tắc khách quan là hết sức cần thiết trong điều tra vụ án.
Nội dung nguyên tắc này.
Mọi quyết định trong điều tra đều phải dựa vào chứng cứ đã thu được trong vụ án.
– Phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá chứng cứ và chỉ sử dụng chứng cứ khi đã được kiểm tra kỹ lưỡng.
– Mọi phương pháp, chiến thuật được áp dụng đều phải dựa trên những căn cứ khoa học và hướng vào xác định sự thật khách quan.
– Khi xem xét hay đánh giá một người cần phải nghiên cứu cả mặt tích cực và tiêu cực. Không được chủ quan. định kiến.
– Chỉ được bắt khi có đủ căn cứ được quy định ở điều 62, 63, 64 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Khi xử lý phải có đủ chứng cứ chứng minh tội phạm và hành vi phạm tội với tất cả các tỉnh tiết cần phải làm rõ trong vụ án. Đảm bảo xử lý chắc chắn đúng người, đúng tội, đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
– Phải dũng cảm đấu tranh bảo vệ chân lý, bảo vệ chứng cứ.
Tôn trọng thực tế khách quan là nguyên tắc xuyên suốt quá trình điều tra vụ án.
c/ Chủ động tiến công, triệt để khai thác trong quá trình điều tra vụ án. Vì sao?
Tiến công tội phạm trong điều tra là một tất yếu khách quan. Ta không tiến công, bọn tội phạm sẽ tiến công lại : ta không tiến công bọn tội phạm sẽ che giấu tội phạm, trốn tránh pháp luật, đối phó lại điều tra. Không tiến công kịp thời sẽ mất thời cơ, điều kiện khám phá tội phạm.
Điều tra tội phạm có điều kiện đi sâu khai thác toàn diện vụ án và mở rộng công tác đấu tranh chống tội phạm trước mắt cũng như lâu dài.
Nội dung.
Nắm vững vụ án và từng bị can trong vụ án. Cần có một kế hoạch điều tra toàn diện, chu đáo.
Huy động và phối hợp chặt chẽ các lực lượng và phương tiện trong điều tra.
Phải biết nắm vững thời cơ, tạo ra thời cơ mà chủ động tiến công, triệt để khai thác.
Mọi hiểu biết của bị can, mọi tài liệu có liên quan đến cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội đều phải được thu thập đầy đủ.
Tiến công và triệt để khai thác phải được thể hiện ở mọi giai đoạn, mọi khâu, mọi biện pháp.