Hợp đồng bảo hiểm là căn cứ quan trọng quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm. Trên góc độ pháp lý, hợp đồng bảo hiểm được hiểu là một cam kết pháp lý được thể hiện bằng văn bản giữa hai bên. Vậy hợp đồng bảo hiểm là gì? Hình thức, nội dung hợp đồng bảo hiểm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng bảo hiểm là gì?
Khoản 1 Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định:
Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự hiện bảo hiểm.
Như vậy, đứng trên góc độ pháp lý thì hợp đồng bảo hiểm thực chất là một hợp đồng kinh tế trong đó một bên đồng ý bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho bên kia khi xảy ra sự kiện bảo hiểm với điều kiện bên kia chấp nhận đóng phí bảo hiểm. Theo hợp đồng bảo hiểm, mối quan hệ nhất định giữa hai bên ràng buộc với nhau bởi hai vấn đề cơ bản: bồi thường và nộp phí bảo hiểm.
Định nghĩa này có sự chênh lệch so với định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm được quy định tại Điều 567 Bộ luật dân sự: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phả đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Khái niệm trên cho thấy hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa hai bên chủ thể đó là bên mua bảo hiểm (người tham gia bảo hiểm) và bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) với điều kiện là bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm để khi xảy ra sự kiện bảo hiểm bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền cho bên mua bảo hiểm.
Từ hai định nghĩa này có thể thấy sự mâu thuẫn trong quan điểm về đối tượng được nhận tiền bảo hiểm, trong luật kinh doanh bảo hiểm đối tượng được nhận tiền bảo hiểm là người thụ hưởng hoặc người được bảo hiểm. Bộ luật dân sự không quy định về người hưởng thụ mà chỉ quy định về bên được bảo hiểm và trong luật cũng không làm rõ hơn về khái niệm bên được bảo hiểm.
Tóm lại, hợp đồng bảo hiểm là một văn bản pháp lý do người bảo hiểm và người được bảo hiểm ký kết, trong đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro được bảo hiểm gây ra còn người được bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng có đủ các tính chất như sau:
– Là một hợp đồng bồi thường (vì khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm).
– Là một hợp đồng của lòng trung thực.
Khi ký kết thực hiện hợp đồng bảo hiểm, các bên phải trung thực tối đa. Marine Insurance Act 1906 ghi rõ: Khi ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nếu một bên không trung thực tối đa, bên kia có quyền hủy hợp đồng bảo hiểm. Cụ thể:
- Sau khi ký hợp đồng bảo hiểm mà hàng hóa bị tổn thất, nếu bên mua bảo hiểm chưa có quyền lợi bảo hiểm thì người bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường cho dù tổn thất do một rủi ro bảo hiểm gây ra trong hiệu lực bảo hiểm.
- Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi tại thời điểm ký kết hợp đồng đối tượng bảo hiểm không tồn tại.
- Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm mà hàng hóa bị tổn thất trong giai đoạn bảo hiểm này, nếu bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra thì hợp đồng bảo hiểm vô hiệu, nếu bên mua bảo hiểm không biết sự kiện đã xảy ra thì hợp đồng bảo hiểm vẫn giữ nguyên hiệu lực…
– Là một chứng từ có thể chuyển nhượng được.
Đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm có thể được chuyển nhượng cho một người khác sau khi người được bảo hiểm hay đại diện có thẩm quyền của họ ký ở mặt sau đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. Ví dụ: bán hàng theo giá CIF, người bán hàng sau khi mua bảo hiểm cho hàng sẽ ký hậu vào đơn bảo hiểm rồi chuyển nhượng cho người mua.
2. Một số điều cần lưu ý đối với hợp đồng bảo hiểm:
Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Các loại hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm bao gồm hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Đối tượng bảo hiểm.
Đối tượng bảo hiểm bao gồm con người, tài sản, trách nhiệm dân sự và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Hình thức hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của bên mua bảo hiểm là bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Sự kiện bảo hiểm.
Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 346 của Bộ luật Dân sự về thế chấp tài sản bảo hiểm.
Phí bảo hiểm.
+ Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho bên bảo hiểm.
+ Thời hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Phí bảo hiểm có thể đóng một lần hoặc theo định kỳ.
+ Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chậm đóng phí bảo hiểm theo định kỳ thì bên bảo hiểm ấn định một thời hạn để bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm; nếu hết thời hạn đó mà bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm thì hợp đồng chấm dứt.
Nghĩa vụ thông tin của bên mua bảo hiểm.
+ Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, theo yêu cầu của bên bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm đầy đủ thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc phải biết.
+ Trong trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai nhằm giao kết hợp đồng để hưởng tiền bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và thu phí bảo hiểm đến thời điểm chất dứt hợp đồng.
Nghĩa vụ phòng ngừa thiệt hại.
+ Bên được bảo hiểm có nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện ghi trong hợp đồng, các quy định của pháp luật có liên quan và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại.
+ Trong trường hợp bên được bảo hiểm có lỗi không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại đã ghi trong hợp đồng thì bên bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để bên được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn mà các biện pháp phòng ngừa vẫn không được thực hiện thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hoặc không trả tiền bảo hiểm khi thiệt hại xảy ra do các biện pháp phòng ngừa đã không được thực hiện.
Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm và của bên bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
+ Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm hoặc bên được bảo hiểm phải báo ngay cho bên bảo hiểm và phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.
+ Bên bảo hiểm phải thanh toán chi phí cần thiết và hợp lý mà người thứ ba đã bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.
Trả tiền bảo hiểm.
+ Bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm trong thời hạn đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận về thời hạn thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm.
+ Trong trường hợp bên bảo hiểm chậm trả tiền bảo hiểm thì phải trả cả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm trả tiền bảo hiểm tương ứng với thời gian chậm trả.
+ Trong trường hợp bên được bảo hiểm cố ý để xảy ra thiệt hại thì bên bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm; nếu do lỗi vô ý của người được bảo hiểm thì bên bảo hiểm không phải trả một phần tiền bảo hiểm tương ứng với mức độ lỗi của bên được bảo hiểm.
Chuyển yêu cầu hoàn trả.
+ Trong trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm và bên bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả. Bên được bảo hiểm có nghĩa vụ phải cung cấp cho bên bảo hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng cần thiết mà mình biết để bên bảo hiểm thực hiện quyền yêu cầu đối với người thứ ba.
+ Trong trường hợp bên được bảo hiểm đã nhận số tiền bồi thường thiệt hại do người thứ ba trả, nhưng vẫn ít hơn số tiền mà bên bảo hiểm phải trả thì bên bảo hiểm chỉ phải trả phần chệnh lệch giữa số tiền bảo hiểm và số tiền mà người thứ ba đã trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu bên được bảo hiểm đã nhận tiền bảo hiểm nhưng ít hơn so với thiệt hại do người thứ ba gây ra thì bên được bảo hiểm vẫn có quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và tiền bồi thường thiệt hại.
Bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả cho bên được bảo hiểm.
Bảo hiểm tính mạng:
Trong trường hợp bảo hiểm tính mạng thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm hoặc người đại diện theo uỷ quyền của họ; nếu bên được bảo hiểm chết thì tiền bảo hiểm được trả cho người thừa kế của bên được bảo hiểm.
Bảo hiểm tài sản:
+ Bên bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại đối với tài sản được bảo hiểm theo các điều kiện đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
+ Trong trường hợp quyền sở hữu đối với tài sản bảo hiểm được chuyển cho người khác thì chủ sở hữu mới đương nhiên thay thế chủ sở hữu cũ trong hợp đồng bảo hiểm, kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản. Chủ sở hữu cũ là bên mua bảo hiểm phải báo cho chủ sở hữu mới biết về việc tài sản đã được bảo hiểm, báo kịp thời cho bên bảo hiểm về việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
+ Trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm hoặc cho người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm đối với thiệt hại mà bên mua bảo hiểm đã gây ra cho người thứ ba theo mức bảo hiểm đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
+ Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã bồi thường thiệt hại cho người thứ ba thì có quyền yêu cầu bên bảo hiểm phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả cho người thứ ba, nhưng không vượt quá mức trả bảo hiểm mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật đã quy định
3. Quyền đơn phương không thực hiện hợp đồng bảo hiểm:
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi về việc khi tôi tham gia vào hợp đồng bảo hiểm tài sản thì tôi có quyền đơn phương không thực hiện hợp đồng bảo hiểm này không? Trong những trường hợp nào thì việc này được cho phép? Cám ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 18 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định về quyền của bên mua bảo hiểm như sau:
“1. Bên mua bảo hiểm có quyền:
a) Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm;
b) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm;
c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 19, khoản 1 Điều 20 của Luật này;
d) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
đ) Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, bạn là bên mua bảo hiểm thì sẽ có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm trong những trường hợp sau:
– Trường hợp thứ nhất (Khoản 3 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm)
Đó là khi doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bạn do việc cung cấp thông tin sai sự thật.
– Trường hợp thứ hai (Khoản 1 Điều 20 Luật kinh doanh bảo hiểm)
Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bạn có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhưng phải
4. Có được giao kết hợp đồng bảo hiểm trước khi có đối tượng bảo hiểm hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có dự định mở một cửa hàng chuyên mua bán, trao đổi gas, bếp ga các loại. Vậy tôi có bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ hay không và bây giờ tôi mua bảo hiểm trước khi mở cửa hàng có được không? Cám ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cửa hàng mà bạn có ý định kinh doanh về gas, thuộc khoản 3, Phụ lục 1 Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, ban hành kèm theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ: Cửa hành kinh doanh xăng dầu, khí đốt hóa lỏng. Do đó thuộc trường hợp phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Khoản 2 Điều 9
“a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Điều kiện bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
d) Giá trị tài sản được bảo hiểm cháy, nổ;
đ) Quy tắc, biểu phí bảo hiểm được áp dụng;
e) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
g) Thời hạn bảo hiểm;
h) Mức phí, phương thức đóng bảo hiểm;
i) Cơ quan thẩm định thiệt hại khi cần;
k) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
l) Trách nhiệm của bên mua và bên bán bảo hiểm;
m) Các quy định giải quyết tranh chấp;
n) Trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng;
o) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.’’
Ngoài những nội dung trên, hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có thể có các nội dung khác do các bên thoả thuận nhưng không trái với các quy định của pháp luật có liên quan.
Tuy nhiên, trường hợp của bạn thì cửa hàng chưa được đưa vào hoạt động, chỉ đang là dự định của bạn. Do đó nếu bạn giao kết hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc trước khi đối tượng bảo hiểm tồn tại thì có thể dẫn tới hợp đồng bảo hiểm vô hiệu. Điều này được quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm:
“Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại;
c) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
d) Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”
Do đó, theo điểm b, khoản 1, Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm, nếu tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm cháy nổ, đối tượng bảo hiểm không tồn tại thì hợp đồng bảo hiểm mà bạn giao kết với doanh nghiệp bảo hiểm sẽ vô hiệu.
5. Quy định pháp luật về xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu:
Theo quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm thì: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Cũng theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu khi:
Điều 22. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu
Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại;
c) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
d) Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Khoản 2 Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu như sau: “Việc xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Khoản 1 Điều 410 về Hợp đồng vô hiệu trong Bộ luật dân sự quy định:“Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”.
Theo đó hợp đồng bảo hiểm vô hiệu cũng áp dụng các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến 138 của Bộ luật dân sự. Như vậy việc xử lí hợp đồng bảo hiểm sẽ được áp dụng như sau:
Trong giao dịch dân sự, khi quyền và lợi ích của một bên chủ thể bị xâm hại thì bên đó có quyền yêu cầu
Theo Điều 137 Bộ luật dân sự, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”
Vậy các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và bên được bảo hiểm được coi là không phát sinh ngay từ thời điểm xác lập, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước lúc giao kết hợp đồng bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm trả lại phí bảo hiểm; bên được bảo hiểm trả lại số bồi thường, tiền trả bảo hiểm (nếu có) – toàn bộ hoặc tương ứng với phần bị vô hiệu; bên có lỗi đối với tình trạng vô hiệu của hợp đồng bảo hiểm phải bồi thường cho bên kia thiệt hại liên quan.
Riêng đối với trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được thì theo Khoản 2 và 3 Điều 411 Bộ luật dân sự:
“2. Trong trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được, nhưng không
3. Quy định tại khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được, nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý”.
Một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được. Quy định này cũng được áp dụng với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được.
Nếu hợp đồng bảo hiểm chỉ có một hoặc một số nội dung vô hiệu mà không ảnh hưởng đến các nội dung khác (vô hiệu từng phần) thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
Với trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức thì do mức độ vi phạm không nghiêm trọng nên Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác (theo yêu cầu của một bên) sẽ quyết định buộc các bên phải thực hiện quy định về hình thức của hợp đồng trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà không thực hiện thì hợp đồng vô hiệu Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật dân sự.
Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được áp dụng như với giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại Điều 136 Bộ luật dân sự:
Điều 136. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
1. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.
2. Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.