Tổ chức hành nghề luật sư là gì? Thủ tục đăng kí hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư? Khái niệm về tổ chức hành nghề luật sư?
Việc sử dụng các dịch vụ pháp lý đang dần trở nên quen thuộc với mọi người trong giai đoạn hiện nay. Để cho bạn đọc hiểu rõ hơn về các tổ chức hành nghề luật sư, hôm nay, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA sẽ cung cấp cho bạn đọc các quy định của pháp luật về các tổ chức hành nghề luật sư.
Theo nội dung của Luật Luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung 2012 thì các cơ sở pháp lý về các tổ chức hành nghề luật sư được ghi nhận tại Chương III, Mục 2, Luật Luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung 2012. Theo đó, các tổ chức hành nghề luật sư bao gồm Văn phòng Luật sư và Công ty Luật (theo quy định tại Điều 32, Khoản 1, Luật Luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung 2012).
- Văn phòng Luật sư do một luật sư thành lập và được tổ chức, hoạt động theo loại hình Doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập đồng thời là Trưởng văn phòng và là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng. Luật sư phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. (Điều 33, Khoản 1, Luật Luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung 2012).
- Công ty Luật bao gồm Công ty Luật hợp danh và Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn. Công ty Luật hợp danh do ít nhất hai Luật sư trở lên thành lập và không có thành viên góp vốn. Đối với Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm: Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu) và Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ( do ít nhất hai luật sư thành lập). (Điều 34, Khoản 1, Luật Luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung 2012)
Về việc đăng kí hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được quy định tại Điều 35, Luật Luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung 2012.
- Thứ nhất là về hồ sơ đăng kí bao gồm (Điều 35, Khoản 2)
a) Dự thảo Điều lệ của công ty luật;
b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật;
c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;
d) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Thứ hai là về trình tự thủ tục giải quyết. Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty. Tổ chức hành nghề luật sư được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên. (Điều 35, Khoản 1, 4).
- Thứ ba là về thẩm quyền giải quyết. Sở Tư pháp nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty là cơ quan Nhà nước thẩm quyền giải quyết việc đăng kí hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư. (Điều 35, Khoản 1, 3).
- Thứ tư là thời hạn giải quyết. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. (Điều 35, Khoản 3).
Mong rằng với những chia sẻ trên của chúng tôi, các bạn đọc đã có một cái nhìn khách quan hơn về các tổ chức hành nghề luật sư. Để sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, các bạn vui lòng liên hệ: 1900.6568 .
Trân trọng!