Khái niệm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân? Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân?
Theo quy định của
Luật sư
1. Khái niệm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân?
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được quy định theo Điều 16
Do các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong pháp luật dân sự đa dạng và phong phú, nên chủ thể cũng đa dạng, nhưng chủ thể phổ biến của quan hệ dân sự trước hết là những cá nhân (một số tài liệu trước đây còn gọi là tự nhiên nhân, thể nhân, công dân).
Muốn tham gia các quan hệ dân sự và trở thành chủ thể quan hệ đó, các chủ thể phải có tư cách chủ thể để tham gia các quan hệ đó. Từ cách của từng loại chủ thể đo BLDS năm 2015 quy định. Tư cách chủ thể trước hết đó là năng lực pháp luật dân sự cá nhân.
– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân theo quy định của pháp luật dân sự là tiền đề pháp lý cần thiết để cá nhân tham gia các quan hệ dân sự. Những khả năng này do pháp luật dân sự quy định và ghi nhận, không phụ thuộc vào ý chỉ mong muốn của cá nhân. Phạm vi năng lực pháp luật dân sự của cá nhân bao gồm: các quyền và nghĩa vụ dân sự trong các quan hệ dân sự. Năng lực pháp luật là một bộ phân quan trong cấu thành tư cách chủ thể của cá nhân.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chính là cơ sở pháp lý và là khả năng dễ cá nhân có tài sản thuộc sở hữu của mình, tham gia và xác lập các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản, quyền tài sản, là khả năng của cá nhân có quyền để và nhận di sản thừa kế: là khả năng cá nhân được sáng tạo và có quyền tác giả đối với những sản phẩm thuộc sở hữu trí tuệ là khả năng cá nhân có các quyền nhân thân theo quy định tử Điều 25 đến Điều 39 BLDS năm 2015 và các quyền dân sự khác.
Theo quyền con người cơ bản được quy định tại Điều 16
– Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Do chủ thể của quan hệ dân sự là bình đẳng, nên trong pháp luật dân sự, mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân theo quy định của pháp luật dân sự có tính chất tuyệt đối trong mọi hoàn cánh trong mọi điều kiện, năng lực pháp luật luôn là một “khả năng của cá nhân, cá nhân có quyền dân sự như nhau. Khi có điều kiện nhất định, khả năng có quyền dân sự như nhau sẽ trở thành hiện thực đối với chủ thể của quan hệ dân sự
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân mới chỉ là một khả năng có tính chất tiền đề như một loại quyền khách quan đo BLDS năm 2015 quy định. Tiền để đó phải có những sự kiện pháp lý xảy ra và thông qua sự kiện pháp lý đó thì năng lực pháp luật của cá nhân mới có thể trở thành hiện thực trong các quan hệ dân sự. Do đó, người ta nói rằng, mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và quyền dân sự cụ thể của cá nhân là mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực.
– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đã sinh ra và chấm dứt khi người đã chết.
Theo nguyên lý chung của pháp luật dân sự năng lực pháp luật dân sự của cả nhân có từ lúc người đó sinh ra và gắn liền với một cá nhân suốt đời cho đến khi chết, không chịu ảnh hưởng của tuổi tác, trạng thái tâm thần, tình trạng tài sản địa vị xã hội, kinh nghiệm sống… Trong một số trường hợp cần thiết, luật dân sự còn công nhận và bảo vệ quyền lợi cho cá nhân khi người đó còn là thai nhi (xem thêm quy định về người thừa kế tại Điều 613 BLDS năm 2015).
Do tính chất đặc thù của năng lực pháp luật dân sự là “thuộc tỉnh” gắn liền với một cá nhân suốt đời, nên năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi cá nhân đó sinh ra và gắn liền với người đó cho đến khi chết. Năng lực pháp luật của cá nhân chỉ là một khả năng” do pháp luật dân sự quy định, nên về bản chất pháp lý không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh, tình trạng tài sản, địa vị xã hội hoặc chịu ảnh hưởng bởi trạng thái tinh thần của một cá nhân cụ thể. Khoản 3 Điều 16 BLDS năm 2015 tiếp tục quy định. Năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Do tính chất đặc thủ, nên pháp luật dân sự còn quy định một số trường hợp ngoại lệ. Đó là trường hợp sẽ là người thừa kế, tuy chưa phải là chủ thể tồn tại trong thực tế nhưng vẫn có thể được hưởng năng lực pháp luật dân sự. Điều 613 BLDS năm 2015 quy định: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết”.
Trong trường hợp này mặc dù người đó chưa sinh ra nhưng đã thành thái v còn sống sau khi sinh ra thì vẫn được hưởng di sản thừa kế của người chết để lại Trong thực tế, chỉ khi nào đáp ứng được các quy định như trên thì cá nhân đó có quyền hưởng năng lực pháp luật. Vì vậy, những người chết lưu” (hết trước khi sinh ra) hoặc sinh ra mà chết ngay thì không được quyền hưởng thừa kế. Trước đây khoa học luật dân sự còn có khái niệm “thế nhân”, nghĩa là con người chỉ mới là hình thể giai đoạn đã thụ thai – sau đó sinh ra và còn sống sẽ là chủ thể khi nhận thừa kế hoặc khi nhận bồi thường thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
2. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân?
Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được quy định theo Điều 16 Bộ luật dân sự 2015.
Trong trường hợp này mặc dù người đó chưa sinh ra nhưng đã thành thái v còn sống sau khi sinh ra thì vẫn được hưởng di sản thừa kế của người chết để lại Trong thực tế, chỉ khi nào đáp ứng được các quy định như trên thì cá nhân đó có quyền hưởng năng lực pháp luật. Vì vậy, những người chết lưu” (hết trước khi sinh ra) hoặc sinh ra mà chết ngay thì không được quyền hưởng thừa kế. Trước đây khoa học luật dân sự còn có khái niệm “thế nhân”, nghĩa là con người chỉ mới là hình thể giai đoạn đã thụ thai – sau đó sinh ra và còn sống sẽ là chủ thể khi nhận thừa kế hoặc khi nhận bồi thường thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bổ sung một số quyền nhân thân mới cho phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội nước ta giai đoạn hiện nay như: quyền chuyển đổi giới tính; quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Nội dung các quyền nhân thân mới này là những nhu cầu và đòi hỏi của hội, khi điều kiện kinh tế, chính trị – xã hội cho phép.
Bảo vệ, tôn trọng quyền nhân thân không những được BLDS ghi nhận mà còn là một quy định có ý nghĩa quan trọng, nhất là khi nền kinh tế – xã hội ngày càng phát triển. Trước đây, Điều 26 BLDS năm 1995 còn quy định: “Không ai được lạm dụng quyền nhân thân của mình xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của người khác”.
– Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản. Đây là một trong những nội dung quan trọng và phổ biến của năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Điều 51
Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được sản xuất, kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.
BLDS năm 2015 đã tiếp tục cụ thể hóa hơn nữa các quy định của Điều 32 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác” và quy định: tài sản thuộc sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng và giá trị bao gồm thu nhập hợp pháp; của cải để dành; nhà ở; các loại tư liệu sản xuất; tư liệu sinh hoạt; các loại vốn; hoa lợi; lợi tức và các tài sản hợp pháp khác. Về nguyên tắc, cá nhân chỉ bị hạn chế quyền sở hữu đối với những tài sản mà pháp luật quy định cá nhân không có quyền sở hữu hay không thuộc quyền sở hữu tư nhân.
Ngoài các quyền sở hữu trên đây, cá nhân còn có quyền để lại di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật; quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản thừa kế. Cá nhân còn có các quyền khác đối với tài sản như: dùng tài sản làm vật bảo đảm trong các quan hệ về nghĩa vụ (Điều 292 BLDS năm 2015), quyền tặng cho cho thuê, cho mượn… theo ý chí của cá nhân có tài sản thuộc sở hữu của mình.
– Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ Đây là nhóm quyền tạo ra những điều kiện để cá nhân tham gia các quan hệ dân sự để thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân đó về lợi ích vật chất hoặc tinh thần Các quyền này được thể hiện trong nguyên tắc của luật dân sự được ghi nhận tại khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2015; “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bền và phải được chủ thể khác tôn trọng”. Các quyền này còn được thể hiện cụ thể và quy định chi tiết trong các phần tương ứng của BLDS năm 2015 tùy theo tính chất đặc thù của các quan hệ dân sự mà cá nhân đó tham gia.
Quyền tham gia vào quan hệ dân sự của cá nhân và có các quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các quan hệ đó. Quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự của cá nhân còn có thể phát sinh từ các căn cứ khác như: quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, quyền tham gia hoặc không tham gia vào một quan hệ nghĩa vụ nhất định, quyền từ chối không thực hiện một nghĩa vụ dân sự trong những trường hợp pháp luật dân sự cho phép không thực hiện…
Tham gia vào các quan hệ dân sự thông qua các giao dịch dân sự là phương thức quan trọng và thông dụng nhất làm phát sinh các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự của cá nhân.