Hợp đồng BOT là gì? Hợp đồng BTO là gì? Hợp đồng BT là gì? Nội dung và cách thể hiện của các loại hợp đồng đầu tư BOT, BTO, BT theo quy định mới nhất của Luật đầu tư?
Theo quy định của pháp luật thì các loại hợp đồng đầu tư bào gồm: BCC, BOT, BTO, BT, PPP. Tuy nhiên, trong số ấy thì hợp đồng BOT, BT, BTO là ba loại hợp đồng đầu tư hay gặp nhất trên thực tế. Vậy theo quy định mới nhất của pháp luật thì 03 hợp đồng BT, BOT, BTO được định nghĩa như thế nào? Các nội dung chủ yếu của 03 loại hợp đồng trên gồm những gì? Dưới đây, Luật Dương Gia có tóm tắt ngắn gọn nhất nội dung cơ bản của 03 loại hợp đồng trên.
Tư vấn các quy định của pháp luật về các loại hợp đồng đầu tư trực tuyến: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. BOT là gì?
2. BTO là gì?
3. BT là gì?
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.
4. Nội dung của hợp đồng BOT, BTO, BT:
Nội dung của hợp đồng dự án bao gồm các quyền và nghĩa vụ của các bên nhằm đạt được các lợi ích đã định trước. Do sự khác biệt của chủ thể hợp đồng nên các lợi ích này rất khác nhau. Các nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư vì mục đích sinh lợi, vì vậy, họ sẽ phải tính toán các yếu tố có liên quan nhằm đạt được lợi nhuận hoặc các lợi ích kinh tế có liên quan (như quyền được thực hiện một dự án đầu tư khác có khả năng sinh lợi). Còn Nhà nước, khi ký hợp đồng chủ yếu là nhằm các mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội (mục tiêu phi lợi nhuận, mang tính công ích, vì sự phát triển chung của toàn xã hội). Trong quá trình đàm phán hợp đồng BOT, BTO và BT, cần tính đến và dung hòa được lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của Nhà nước.
Hợp đồng dự án có các nội dung chủ yếu sau:
– Tên, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia ký kết hợp đồng dự án;
– Mục tiêu, phạm vi hoạt động của dự án; phương thức, tiến độ thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình (đối với dự án BT);
– Nguồn vốn, tổng vốn đầu tư, tiến độ thực hiện;
– Công suất, công nghệ và trang thiết bị, yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật công trình, tiêu chuẩn chất lượng;
– Các quy định về giám sát, kiểm tra chất lượng công trình;
– Các quy định về bảo vệ tài nguyên, môi trường;
– Điều kiện về sử dụng đất, công trình kết cấu hạ tầng, công trình phụ trợ cần thiết cho xây dựng, vận hành;
– Tiến độ xây dựng công trình, thời hạn hoạt động của doanh nghiệp dự án và thời điểm chuyển giao công trình;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên và các cam kết bảo lãnh, phân chia rủi ro;
– Những quy định về giá, phí và các khoản thu (bao gồm phương pháp xác định giá, phí, các điều kiện điều chỉnh mức giá, phí).
– Các quy định về tư vấn, giám định thiết kế, thiết bị thi công, nghiệm thu, vận hành, bảo dưỡng công trình;
– Điều kiện kỹ thuật, tình trạng hoạt động, chất lượng công tình khi chuyển giao, các nguyên tắc xác định giá trị công trình và trình tự chuyển giao công trình;
– Trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ, huấn luyện kỹ năng quản lý, kỹ thuật để vận hành công trình sau khi chuyển giao;
– Các điều kiện và thể thức điều chỉnh hợp đồng dự án;
– Các trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn;
– Phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên ký kết hợp đồng dự án;
– Xử lý các vi phạm hợp đồng;
– Bất khả kháng và nguyên tắc xử lý;
– Các quy định về hỗ trợ, cam kết của các cơ quan nhà nước;
– Hiệu lực của hợp đồng dự án.
Ngoài ra, hợp đồng dự án có thể quy định một số vấn đề khác như áp dụng pháp luật nước ngoài, mối quan hệ giữa các nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án…
Trên đây là những khái niệm cơ bản nhất về hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT. Trong khuôn khổ có hạn của bài viết, chúng tôi chỉ có thể đưa ra những vấn đề chung nhất của 03 loại hợp đồng này. Nếu cần tìm hiểu kỹ hơn về từng dạng hợp đồng, các quy định về nội dung và hình thức của từng dạng
5. Phân biệt sự khác biệt giữa hợp đồng BOT, TBO, BT:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, cho tôi hỏi khi phân biệt Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (TBO) và Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) tôi cần phân biệt như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Hợp đồng BOT: là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
Hợp đồng BTO: là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
Hợp đồng BT: là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT
Khi phân biệt, so sánh bạn cần phải dựa trên các tiêu chí giống nhau và khác nhau để phân biệt như sau:
Giống nhau:
+ Đều là hình thức đầu tư trực tiếp theo HĐ.
+ Cơ sở pháp lý: Đều được quy định cụ thể trong Luật đầu tư 2014
+ Chủ thể ký kết HĐ: Chủ thể tham gia đàm phán và ký kết HĐ bao gồm một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và một bên là Nhà đầu tư (NĐT).
+ Đối tượng của HĐ: là các công trình kết cấu hạ tầng, có thể là xây dựng, vận hành công trình kết cấu hạ tầng mới hoặc mở rộng, cải tạo, hiện đại hóa và vận hành, quản lý các công trình hiện có được Chính phủ khuyến khích thực hiện.
Khác nhau:
1. Nội dung Hợp đồng
| BOT | BTO | BT |
– HĐ dự án bao gồm: sự thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc xây dựng, kinh doanh và chuyển giao công trình cho Nhà nước VN. NĐT bỏ vốn xây dựng công trình và phải bàn giao công trình đó cho Nhà nước. | – Quy định cụ thế quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc thực hiện cả ba hành vi xây dựng, kinh doanh, chuyển giao nhưng trong hợp đồng BOT thứ tự thực hiện các hành vi này là các thỏa thuận cụ thể của mỗi bên để thực hiện hợp đồng dự án lại có một số điểm khác. | – Nghĩa vụ của NĐT phải thực hiện chỉ là xây dựng và chuyển giao công trình đó cho chính phủ mà không được quyền kinh doanh chính những công trình này. | |
2. Thời điểm ban giao công trình | – Sau khi xây dựng xong, NĐT được phép kinh doanh trong một thời hạn nhất định, hết thời hạn NĐT chuyển giao công trình đó cho Nhà nước VN. | – Sau khi xây dựng xong, NĐT chuyển giao công trình đó cho Nhà nước VN. | – Giống như Hợp đồng BTO, sau khi xây dựng xong, NĐT chuyển giao công trình đó cho Nhà nước VN. |
3. Lợi ích có được từ HĐ | – Lợi ích mà NĐT được hưởng phát sinh từ chính việc kinh doanh công trình đó, chuyển giao không bồi hoàn công trình. | – Chính phủ dành cho NĐT quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. | – Chính phủ tạo điều kiện cho NĐT thực hiện những dự án khác để thu hồi vốn và lợi nhuận hoặc thanh toán cho NĐT theo thỏa thuận trong HĐ BT. |