Tội xâm phạm hoạt động tư pháp là gì? Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Tiếng anh là gì? Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo Bộ luật hình sự?
Hoạt động tư pháp là hoạt động quan trọng bậc nhất trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Chính vì vậy mà các cơ quan trong hệ thống tư pháp có trách nhiệm và thực hiện theo đúng pháp luật và công lý. Để bảo vệ hoạt động tư pháp một cách triệt để, Bộ luật hình sự Việt Nam đã dành chương XXIV để quy định tất cả các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.
Cơ sở pháp lý:
–
1. Tội xâm phạm hoạt động tư pháp là gì?
Điều 367 Bộ luật hình sự giải thích khái niệm tội phạm xâm phạm hoạt đông tư pháp như sau: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án..
Như vậy, Bộ luật hình sự cho thấy tính chất của các hành vi xâm phạm đến hoạt động tư pháp được thể hiện ở chỗ luật hình sự, với tính cách là luật “vật chất” không chỉ bảo vệ hoạt động xét xử của các
Việc quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng:
– Cùng với các quy định khác của Bộ luật hình sự, chế định này nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, của các tổ chức xã hội, bảo vệ quyền tự do thân thể và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân.
– Bảo đảm cho bộ máy tư pháp vận hành đúng đắn, tạo điều kiện cho việc giải quyết công bằng và nghiêm minh các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm có hiệu quả, góp phần làm trong sách đội ngũ cán bộ, nhân viên tư pháp, đề cao trách nhiệm của họ trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
– Giáo dục ý thức tôn trong pháp luật cho công dân, làm cho họ nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trước xã hội, ủng hộ va giúp đỡ để hoạt động tư pháp được tiến hành một cách bình thường và đúng đắn.
Xét về mặt khách thể, các tội xâm phạm đến hoạt động tư phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và trong nhiều trường hợp đã đồng thời xâm phạm đến hai khách thể được luật hình sự bảo vệ, đó là hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; cũng như quyền tự do, dân chủ của công dân. Chính tính chất “2 khách thể” này sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu và thực tiễn xác định rõ hơn ranh giới của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp với các nhóm tội có liên quan chặt chẽ như các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân, tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính.
Về chủ thể: Như chúng ta đều biết trong các tội xâm phạm hoạt động tư pháp giữa chủ thể và khách thể của tội phạm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tính chất “hai khách thể” đã quyết định phạm vi các chủ thể có khả năng xâm phạm đến khách thể. Chủ thể của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp nhìn chung là chủ thể có những dấu hiệu đặc biệt, đó là những người có địa vị pháp lý rất khác nhau trong tố tụng: Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thầm, …hoặc những người khác. Căn cứ vào dấu hiệu đặc biệt của chủ thể, có thể phân chia tội phạm xâm phạm đến hoạt động tư pháp thành 03 nhóm:
– Tội phạm do những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.
– Tội phạm do những người tham gia tố tụng và người có nghĩa vụ chấp hành các bản án và quyết định của tòa án.
– Tội phạm do những người khác (không có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt) thực hiện.
Về mặt khách quan của tội phạm: hành vi khách quan của các tội thuộc nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động tư pháp. Đó là các quy định của pháp luật yêu cầu các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phải tuân thủ trong hoạt động của mình cũng như các quy định khác đảm bảo cho mọi hoạt động của các cơ quan này được thực hiện đúng. Các quy định đó có thể thuộc về luật nội dung hoặc luật hình thức, thuộc tất cả các lĩnh vực hình sự, dân sự, hôn nhân và gia định, đất đai, hành chính,…
Hành vi phạm tội của nhóm tội này có thể là:
– Một là, Hành vi vi phạm pháp luật của người là chủ thể hoạt động tư pháp.
-Hai là, Hành vi vi phạm pháp luật của người thuộc các cơ quan hoặc tổ chức bổ trợ tư pháp như cơ quan giám định, công chứng, tổ chức luật sư,..
– Ba là, hành vi vi phạm pháp luật của công dân có nghĩa ụ phải thực hiện các phán quyết của cơ quan xét xử hoặc các quyết định cưỡng chế của các cơ quan tư pháp khác đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hay không đầy đủ các nghĩa vụ đó.
– Bốn là, hành vi của công dân trong trường hợp nhất định có trách nhiệm phải tạo điều kiện, giúp đỡ các cơ quan tư pháp thực hiện nhiệm vụ của mình những lại không thực hiện trách nhiệm pháp lý đó.
– Năm là, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc bằng các thủ đoạn khác tác động đến hoạt động tư pháp nhằm làm các hoạt động đó được thực hiện sau với quy định của pháp luật.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi:
Hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp gây ra hoặc có thể gây ra hậu quả bảo gồm thiệt hại cho hoạt động tư pháp và các thiệt hại khác. Những thiệt hại này không được quy định trong tất các cấu thành tội phạm cơ bản. Trong một số cấu thành tội phạm cơ bản, dấu hiệu hậu quả được quy định dưới dạng thiệt hại về tài sản với định lượng cụ thể hoặc thiệt hại có tính định tính là thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Về mặt chủ quan của tội phạm.
Lỗi của người phạm tội ở tất cả các tội, trừ tội được quy định tại điều 376 BLHS đều được quy định là lỗi cố ý.
Người thực hiện hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp có thể xuất phát từ những động cơ khác nhau và nhằm những mục đích cụ thể khác nhau, nhưng trong hai dấu hiệu này không được quy định là dấu hiệu định tội trong tất cả các cấu thành tội phạm cơ bản.
Hình phạt đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung: Hình phạt chính được quy định cho các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp bao gồm hình phạt cảnh cáo, hình phạt cải tạp không giam giữ, hình phạt tù với mức tối đa là 20 năm và hình phạt tù chung thân. Hình phạt bổ sung được quy định đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Trong đó có nhiều tội có hình phạt bổ sung bắt buộc là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ.
2. Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Tiếng anh là gì?
Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Tiếng anh là “Public Justice Offences”.
3. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp điển hình theo Bộ luật hình sự?
– Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp thực hiện:
Điều 370. Tội ra bản án trái pháp luật
1. Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
c) Kết án oan người vô tội về tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng;
d) Bỏ lọt tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng; người phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội rất nghiêm trọng;
đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, đương sự mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Kết án oan người vô tội về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Bỏ lọt tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, đương sự mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;
d) Dẫn đến bị cáo, người bị hại, đương sự tự sát;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
– Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có nghĩa vụ phải giúp các cơ quan tư pháp trong hoạt động tư pháp thực hiện.
Điều 382. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối
1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
– Các tội xâm phạm hoạt đọng tư pháp khác:
Điều 372. Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật;
c) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bở lọt tội phạm hoặc người phạm tội;
b) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.