Khái niệm tội cướp giật tài sản trong pháp luật hình sự. Tội cướp giật tài sản theo quy định của pháp luật hình sự từ giai đoạn 1945-1985 đến nay.
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái niệm tội cướp giật tài sản:
- 2 2. Khái quát lịch sử lập pháp của tội cướp giật tài sản:
- 3 2.1. Tội cướp giật tài sản theo quy định của pháp luật hình sự giai đoạn 1945-1985:
- 4 2.2. Tội cướp giật tài sản theo quy định của pháp luật hình sự giai đoạn 1985-2015:
- 5 2.3. Tội cướp giật tài sản theo quy định của pháp luật hình sự từ năm 2015 đến nay:
1. Khái niệm tội cướp giật tài sản:
Tội cướp giật tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, chiếm đoạt tài sản của người khác bằng cách công khai, nhanh chóng giật lấy tài sản của người khác rồi tẩu thoát.
2. Khái quát lịch sử lập pháp của tội cướp giật tài sản:
2.1. Tội cướp giật tài sản theo quy định của pháp luật hình sự giai đoạn 1945-1985:
Tội cướp giật tài sản XHCN và Tội cướp giật tài sản riêng của công dân đã được cụ thể hóa thành hai điều luật riêng nằm trong hai pháp lệnh khác nhau: Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN ngày 21 tháng 10 năm 1970 và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày 21 tháng 10 năm 197. Ngoài hai Pháp lệnh trên, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 185 ngày 09/12/1970 về tăng cường bảo vệ tài sản XHCN nhằm chỉ đạo thi hành nội dung hai Pháp lệnh trong thực tế.
Sau khi Miền Nam được giải phóng, Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc Luật số 03-SL/76 ngày 15/03/1976 quy định Tội phạm và Hình phạt, tuy tội cướp giật tài sản không được quy định cụ thể, chi tiết trong một điều luật riêng nhưng cũng đã được quy định chung trong Điều 4 cùng với các tội xâm phạm sở hữu khác.
Tại Thông tư số 03-BTP/TT tháng 4 năm 1976 của Bộ Tư pháp giải thích Sắc Luật số 03-SL/76 ngày 15/03/1976 “Cướp giật là lợi dụng sơ hở vướng mắc của người giữ tài sản bất thần giành giật lấy tài sản tư trên tay người đó hoặc công nhiên lấy từ nơi để tài sản rồi chạy trốn hoặc bỏ đi, mà không dùng bạo lực để lấy”.
Như vậy, trước khi
2.2. Tội cướp giật tài sản theo quy định của pháp luật hình sự giai đoạn 1985-2015:
Bộ luật Hình sự 1985 là Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước ta. Bộ luật Hình sự năm 1985 nhằm chi tiết và cụ thể hóa các quy định trong Hiến pháp 1980. Dựa vào hình thức sở hữu bị xâm phạm mà nhà làm luật chia tội cướp giật tài sản ra làm hai Điều luật khác nhau: Điều 131 và Điều 154 Bộ luật hình sự 1985.
Quy định pháp luật điều chỉnh tội cướp giật tài sản trong Bộ luật Hình sự 1985 cũng có những điểm mới: BLHS năm 1985 quy định mức phạt tối đa cao hơn.
Nguyên tắc xử lý quy định trong BLHS năm 1985 nói chung không có gì thay đổi so với Pháp lệnh năm 1970.
BLHS năm 1999 được Quốc hội thông qua ngày 21/12/1999, có hiệu lực từ ngày 01/7/2000. Tội cướp giật tài sản XHCN và tội cướp giật tài sản riêng của công dân nay chỉ còn quy định chung là tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 136, Chương XIV: Các tội xâm phạm sở hữu của BLHS năm 1999 mà không chung với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Nhìn chung, những quy định về tội cướp giật tài sản trong giai đoạn này đã được nhà làm luật thay đổi cho phù hợp với tình hình mới, không còn phân biệt giữa tội cướp giật tài sản Xã hội chủ nghĩa và tội cướp giật tài sản của công dân và tội cướp giật tài sản cũng đã được quy định ở một điều luật riêng.
2.3. Tội cướp giật tài sản theo quy định của pháp luật hình sự từ năm 2015 đến nay:
Tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 171