Khái niệm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Khái niệm, hành vi xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
Cá nhân là một thực thể của tự nhiên và là chủ thể của quan hệ xã hội. Cá nhân với tư cách chủ thể độc lập trong quan hệ xã hội, quan hệ dân sự, kinh tế, lao động, thương mại và các quan hệ khác trong phạm vi thời gian và không gian nhất định. Do vậy mỗi cá nhân có đời sống riêng tư, nội hàm của đời sống riêng tư có bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
1.1. Khái niệm về đời sống riêng tư của cá nhân:
Là tập hợp các yếu tố tạo thành nét riêng đặc thù, độc lập, không thể trộn lẫn và mang dấu ấn của riêng cá nhân, không thể trộn lẫn với người khác. Đời sống riêng tư của cá nhân có đặc điểm riêng biệt của cá nhân trong quá trình sống, thời gian sống, sự trải nghiệm trong các quan hệ xã hội mà hình thành và mang dấu ấn riêng của cá nhân. Đời sống riêng tư là một quan hệ phản ánh đời sống của một cá nhân có tính độc lập và với tư cách chủ thể trong các quan hệ xã hội ổn định hoặc không ổn định trong không gian và thời gian xác định được. Đời sống riêng tư của cá nhân được hiểu theo nghĩa hẹp: Là quyền của cá nhân tự mình hành xử các hành vi nhằm đáp ứng trực tiếp nhu cầu sống độc lập theo cách lựa chọn của bản thân tạo ra những điều kiện thuận lợi để thực hiện đời sống riêng tư không làm phiền ai và không muốn ai làm phiền minh, đồng thời, cá nhân tự ngăn chặn các hành vi cản trở đến đời sống riêng tư của mình và có quyền khởi kiện dân sự khi đời sống riêng tư của mình bị người khác cản trở có tính thường xuyên, có hệ thống.
Đời sống riêng tư của cá nhân là những sự việc, quan hệ liên quan đến cá nhân, mà cá nhân giữ cho riêng mình, thể hiện sự chủ động, tự do và tự mình thực hiện các hành vi để phục vụ cho đời sống của riêng mình. Sự khép kín của đời sống riêng tư của cá nhân mà cá nhân không muốn chia sẻ, bộc lộ cho người khác biết và cá nhân xem như những lợi ích tinh thần của bản thân và tự mình, duy nhất mình có quyền thủ đắc và tự cân bằng cuộc sống trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… Các quan hệ xã hội khác mà cá nhân luôn luôn chủ động, tự chủ giữ gìn trong đời sống riêng tư về nơi ở, quan hệ liên quan đến cá nhân. Đời sống riêng tư của cá nhân là những lợi ích tinh thần của cá nhân có mối liên hệ với tài sản hoặc không có mối liên hệ với tài sản. Đời sống riêng tư của cá nhân là quyền nhân thân tuyệt đối của cá nhân. Đời sống riêng tư của cá nhân như một sự lựa chọn tự thân của cá nhân, tuy rằng các yếu tố khác trong quan hệ xã hội và trong bản thân của sự sống nhân loại luôn luôn có sự tác động trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống riêng tư của cá nhân. Đời sống riêng tư: Bao gồm nếp sinh hoạt, thói quen, sở thích, danh tính, đặc điểm thể chất, tâm sinh lý, trình độ, học vấn, vị trí, cấp bậc công việc, thông tin khác có tính định danh hoặc được cấp riêng cho cá nhân (chứng minh thư, điện thoại, tài khoản, thẻ ngân hàng…) và những mối quan hệ xã hội, quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản của cá nhân.
1.2. Khái nhiệm về bí mật cá nhân:
Bí mật cá nhân là tổng thể các quan hệ quá khứ, các thông tin liên quan đến cá nhân mang tính chất chi phối các quan hệ cụ thể của cá nhân mà bị bộc lộ sẽ gây cho cá nhân những bất lợi hoặc dễ gây ra sự hiểu lầm ở các chủ thể khác, mà bản chất của yếu tố bí mật cá nhân không gây ra bất kỳ một thiệt hại nào cho chủ thể khác. Bí mật cá nhân: Bao gồm tất cả những thông tin thuộc về đời sống riêng tư của cá nhân đó. Đời sống riêng tư và bí mật cá nhân là hai thành tố hợp thành bí mật đời tư của cá nhân, là quyền nhân thân gắn với cá nhân được pháp luật bảo hộ.
1.3. Khái niệm về bí mật gia đình:
Để làm rõ hơn khái niệm bí mật gia đình, cần dựa trên định nghĩa về: (i) Gia đình: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”; (ii) Thành viên trong gia đình: “Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột”[13]. Theo nội dung trên, thành viên gia đình được pháp luật liệt kê trong phạm vi ba đời đối với quan hệ huyết thống, hai đời đối với quan hệ nuôi dưỡng (cha mẹ nuôi/con nuôi) và quan hệ hôn nhân (vợ/chồng/dâu/rể; bố mẹ chồng/bố mẹ vợ).
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về gia đình và thành viên gia đình, tác giả đề xuất xây dựng khái niệm về bí mật gia đình như sau: Bí mật gia đình: Bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến các thành viên gia đình gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng theo quy định của pháp
2. Khái niệm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
2.1. Khái niệm quyền về đời sống riêng tư:
Quyền về đời sống riêng tư: Cá nhân được bảo đảm và bảo vệ các quyền về đời sống riêng tư không bị xâm phạm bởi bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, trừ những trường hợp do pháp luật quy định hoặc tình huống đặc biệt mà việc xâm phạm đến đời sống riêng tư của cá nhân đó nhằm bảo vệ hoặc mang lại quyền lợi lớn hơn cho cá nhân đó. Nếu xét về mặt xã hội và tâm lý thì đời sống riêng tư của một cá nhân là sự lựa chọn, có thể có sai lầm và có thể phù hợp với thói quen, sự trải nghiệm, rèn luyện và nhận thức về cuộc sống hiện thực của cá nhân như một chức năng, như một ước vọng hay một nhu cầu đơn thuần về tinh thần của cá nhân. Sự tự mình, cho mình và chỉ riêng mình với mục đích và quan niệm sống của cá nhân tồn tại khách quan trong xã hội hiện đại và được tôn trọng, bảo vệ bằng pháp luật.
Xét về mặt quan hệ pháp lý, quyền về đời sống riêng tư của cá nhân là quyền do luật định. Việc thực hiện quyền này và mức độ thực hiện đến đâu là do chính cá nhân định đoạt bằng hành vi của mình, vì mình, cho riêng mình và tự do hưởng dụng những lợi ích nào đó cho riêng mình, chỉ là của mình và không ai được xâm phạm.
Quyền về đời sống riêng tư còn được xem như một điều kiện liên quan đến không gian và thời gian sống của cá nhân và là nhu cầu cần thiết nhằm phục vụ cho cuộc sống của cá nhân trong một hoặc nhiều lĩnh vực, nhiều mối quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội thông thường khác. Quyền về đời sống riêng tư còn là quyền tự chủ, độc lập, tự do, làm chủ hành vi của cá nhân trong quan hệ xã hội không làm ảnh hưởng đến quyền tự do của người khác.
Sự độc lập bản thân của cá nhân thực hiện một mong muốn, một ước vọng tự do nhằm tránh và cố tránh tối đa khỏi sự can thiệp của người khác một cách vô cớ, không hợp lý đối với thói quen của cá nhân.
Vì vậy, quyền về đời sống riêng tư của cá nhân được hiểu là một phạm trù pháp lý nhằm đảm bảo cho cá nhân thực hiện được các lựa chọn cho một cách sống, thể hiện chức năng để đạt một ước vọng, một điều kiện sống nhằm thỏa mãn những nhu cầu sống, tư duy, hành động phù hợp với quy định của pháp luật về đời sống riêng tư của cá nhân.
2.2. Khái niệm về quyền bí mật cá nhân:
Theo góc nhìn của luật học có thể hiểu “pháp luật về bảo vệ quyền đối với bí mật cá nhân là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa cá nhân với cơ quan nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức nhằm bảo vệ quyền đối với bí mật cá nhân không bị xâm phạm một cách tùy tiện”.
Quyền bí mật cá nhân là quyền dân sự, là quyền nhân thân gắn với cá nhân bất khả xâm phạm và bất khả chuyển giao. Những bí mật của cá nhân theo tính chất phụ thuộc mật độ và tính chất của các quan hệ xã hội khác. Bí mật cá nhân thuộc về bí mật đời tư là những thông tin, những quan hệ trong quá khứ và hiện tại của cá nhân và cá nhân không muốn bộc lộ công khai. Bí mật cá nhân liên quan đến nhiều yếu tố xã hội và pháp luật.
Về những quan hệ liên quan đến cá nhân và những thông tin về cá nhân phát sinh trong đời sống xã hội hay từ chính bản thân cá nhân mà cá nhân muốn giữ kín, không bộc lộ. Những hành vi thu thập, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật cá nhân phải được cá nhân đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu
điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn bí mật và bất khả xâm phạm. Mặc dù
1.2.2.3 Khái niệm về quyền đối với bí mật gia đình:
Để làm rõ hơn khái niệm bí mật gia đình, cần dựa trên định nghĩa về: (i) Gia đình: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”[12]; (ii) Thành viên trong gia đình: “Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột”. Theo nội dung trên, thành viên gia đình được pháp luật liệt kê trong phạm vi ba đời đối với quan hệ huyết thống, hai đời đối với quan hệ nuôi dưỡng (cha mẹ nuôi/con nuôi) và quan hệ hôn nhân (vợ/chồng/dâu/rể; bố mẹ chồng/bố mẹ vợ).
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về gia đình và thành viên gia đình, tác giả đề xuất xây dựng khái niệm về bí mật gia đình như sau: Bí mật gia đình: Bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến các thành viên gia đình gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.