Trong bối cảnh thế giới hội nhập, các quan hệ có yếu tố nước ngoài đã trở nên đa dạng và phức tạp. Việc xác định thế nào là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và xác định pháp luật áp dụng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho các chủ thể tham gia.
Mục lục bài viết
1. Yếu tố nước ngoài là gì?
Yếu tố nước ngoài là thuật ngữ của tư pháp quốc tế, dùng để chỉ những yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật mà những yếu tố đó có liên quan đến nước ngoài. Đặc trưng cơ bản của những quan hệ tư pháp quốc tế là các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật đó có liên quan đến nước ngoài. Tùy thuộc vào pháp luật của từng nước, các yếu tố nước ngoài có thể được quy định rõ ngay trong luật hoặc không được quy định trong luật nhưng được Nhà nước mặc nhiên thừa nhận như một nguyên tắc tập quán hay thông lệ trong giao dịch quốc tế.
2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là gì?
Tại Khoản 1 Điều 3
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là:
– Các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động mà các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam, nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt theo pháp luật nước ngoài, phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Ngoài ra, tại Điều này còn có định nghĩa về một số quy định có liên quan như sau:
+ Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch.
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài là các cơ quan, tổ chức không phải là cơ quan, tổ chức Việt Nam được thành lập theo pháp luật nước ngoài, bao gồm cả cơ quan, tổ chức quốc tế được thành lập theo pháp luật quốc tế.
+ Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài.
3. Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài:
Trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nhà nước đề cao quyền tự quyết của các chủ thể tham gia, theo đó các bên khi tham gia có quyền lựa chọn áp dụng hệ thống pháp luật nào.
Quyền lựa chọn pháp luật của các chủ thể có yếu tố nước ngoài được quy định trong
Xuất phát từ đặc điểm của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là sự tham gia của hai hay nhiều hệ thống pháp luật. Và mỗi quốc gia trên thế giới có hệ thống pháp luật riêng của mình, điều này là do điều kiện phát triển kinh tế xã hội, từ quan điểm chính trị, phong tục tập quan… Do đó, pháp luật của các nước không hoàn toàn giống nhau, thường có sự khác nhau khi giải quyết những vấn đề cụ thể, vì vậy, việc áp dụng các hệ thống pháp luật khác nhau sẽ mang lại hệ quả pháp lý khác nhau.
Trong khoa học TPQT, hiện tượng xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Và cần phải lựa chọn quan hệ một trong các hệ thống pháp luật đó để giải quyết các quan hệ pháp luật trên. Nhưng việc lựa chọn luật phải dựa trên những nguyên tắc nhất định, không thể tùy tiện. Việc lựa chọn này không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của
3.1. Phương pháp xung đột:
Phương pháp xung đột là phương pháp sử dụng các quy phạm xung đột để giải quyết các xung đột pháp luật.
Khi không có quy phạm thực chất thống nhất để điều chỉnh quan hệ, các cơ quan có thẩm quyền tìm đến quy phạm xung đột.
Ưu điểm
– Xuất phát từ đặc điểm của QPXĐ có thể thấy phương pháp xung đột mang tính chất chung, gián tiếp giải quyết các quan hệ cụ thể.
– Phương pháp xung đột giúp cho việc giải quyết các vấn đề dân sự có yếu tố nước ngoài một cách thuận lợi, dễ dàng hơn. Qua đó, tránh được những tranh chấp giữa các quốc gia, gây bất ổn đến quan hệ giữa các nước với nhau, quan trọng nhất là điều hòa được lợi ích giữa các quốc gia.
Nhược điểm
– Vì pháp luật của các nước có những quy định khác nhau, việc sử dụng QPXĐ để giải quyết xem ra là giải pháp tốt nhất.
Tuy nhiên, do tính chất đặc thù và riêng biệt của QPXĐ mà vẫn có những trường hợp
Khi xem xét nội dung của phương pháp xung đột ta thấy rất trừu tượng, đòi hỏi phải có chuyên môn sâu trong lĩnh vực pháp luật mới có thể hiểu được đầy đủ. Trong khi đó, đội ngũ chuyên gia luật không phải ở nước nào cũng giỏi mà vấn đề áp dụng QPXĐ lại phức tạp. Vì vậy, dễ xảy ra tính chất không nhất quán đối với một vụ việc nếu giải quyết ở Tòa án có thẩm quyền tại các nước khác nhau, dẫn đến việc các bên khi ký kết các hợp đồng cần phải thấy trước luật của nước nào sẽ có khả năng áp dụng hoặc phải chọn sẵn luật nước nào để áp dụng cho quan hệ đó.
– Trong quan hệ thương mại quốc tế hiện đại, người ta thường áp dụng loại hệ thuộc xung đột mới là tự do lựa chọn luật áp dụng. Chính sự tự do này đôi khi khiến cho các bên đương sự lạm dụng khi tránh không phải áp dụng một hệ thống pháp luật mà đáng lẽ nó phải được áp dụng.
3.2. Phương pháp thực chất:
Phương pháp thực chất là phương pháp mà nhà nước xây dựng hoặc công nhận các quy phạm luật nội dung, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ của tư pháp quốc tế.
Phương pháp được xây dựng trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế, điều này có nghĩa là nó trực tiếp phân định quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia quan hệ.
Các quy phạm thực chất thống nhất trong điều ước quốc tế:
Xuất phát từ việc các quan hệ tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, nên các quan hệ này luôn có sự liên quan đến hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Mà bản thân các hệ thống pháp luật luôn tồn tại sẵn các yếu tố tạo nên sự khác biệt. Do đó, để giải quyết các loại quan hệ phức tạp này bằng một quy phạm quy định rõ quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia quan hệ, vẫn đảm bảo sự chấp nhận của hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau thì gấn như các quy phạm thực chất thống nhất này phải là kết quả của quá trình đàm phán, thương lượng giữa các quốc gia, và đó chính là điều ước quốc tế. Có thể nói quy phạm thực chất thống nhất chỉ tồn tại trong điều ước quốc tế.
Ưu điểm:
Nhìn chung việc sử dụng phương pháp thực chất chính là việc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng như các bên tham gia quan hệ Tư pháp quốc tế sẽ chiếu theo các quy phạm thực chất đã được quy định sẵn trong các điều ước quốc tế hoặc đã được quy định trong luật quốc gia để chiếu xem xét và giải quyết các xung đột. Điều này có nghĩa là sẽ trực tiếp áp dụng quy phạm đó để giải quyết mà loại trừ việc phải chọn luật và áp dụng luật nước ngoài.
– Phương pháp thực chất giải quyết trực tiếp các quan hệ và nó chỉ áp dụng trong các quan hệ, lĩnh vực cụ thể. Do đó, mà phương pháp này sẽ giúp cho việc giải quyết các xung đột được nhanh chóng hơn, do không phải qua giai đoạn chọn hệ thống luật và các quy phạm của hệ thống luật đó để giải quyết.
– Phương pháp thực chất chỉ sử dụng đối với các bên tham gia quan hệ cụ thể trong các không gian giới hạn và đôi khi chỉ áp dụng với các chủ thể cụ thể. Vì thế mà các chủ thể này thường biết trước các điều kiện pháp lý đó, để hợp tác với nhau trong các quan hệ, tránh được các xung đột xảy ra.
– Phương pháp thực chất điều chỉnh trực tiếp bằng cách các quốc gia kí kết điều ước quốc tế mà trong các điều ước quốc tế đó tồn tại các quy phạm thực chất thống nhất, vì vậy nó đã làm tăng khả năng điều chỉnh hữu hiệu của luật pháp, tính khả thi cao hơn, loại bỏ được sự khác biệt, thậm chí mâu thuẫn trong luật pháp giữa các nước với nhau.
Nhược điểm:
– Các quy phạm thực chất, do tính cụ thể và trực tiếp của phương pháp mà đôi khi nó không thể trù liệu được hết các lĩnh vực cũng như quan hệ phát sinh.
– Các quốc gia có điều kiện kinh tế-chính trị-xã hội khác nhau do đó việc xây dựng một quy phạm thực chất thống nhất chung giữa các quốc gia là điều không hề đơn giản. Vì để đi đến thống nhất ý chí giữa các bên còn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: