Việc xác định mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia không chỉ có ý nghĩa đối với khoa học pháp lý mà còn đối với thực tiễn áp dụng pháp luật bởi lẽ nó làm thay đổi đáng kể việc giải quyết các tranh chấp. Cùng tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?
Mục lục bài viết
1. Pháp luật quốc gia là gì?
Luật quốc gia là hệ thống các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo những trình tự thủ tụ và hình thức nhất định.
Nguồn của pháp luật quốc gia hiện nay bao gồm:
– Điều ước quốc tế
– Văn bản quy phạm pháp luật
– Tập quán pháp
– Tiền lệ pháp
– Các bản án, quyết định của
Pháp luật quốc gia trong tiếng Anh là “National Law”.
2. Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia:
Sự tiếp cận khoa học và hiện đại về mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia phải bằng việc làm sáng tỏ cơ sở lý luận, đồng thời chỉ ra được tính chất của sự tác động qua lại giữa hai hệ thống luật với nhau. Cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia được hình thành từ sự thống nhất hai chức năng đối nội và đối ngoại trong hoạt động của nhà nước, từ một số chức năng chung của hai hệ thống luật trong quá trình điều chỉnh các quan hệ pháp luật mà quốc gia là chủ thể; từ việc tham gia vào các quan hệ pháp luật có tính chất khác nhau của nhà nước nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia, dân tộc, đồng thời vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Do đó không thể có sự tách biệt giữa hai hệ thống luật mà trái lại, khoa học quốc tế thừa nhận giữa luật quốc tế và luật quốc gia có mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại, bổ sung, hỗ trợ nhau cùng phát triển, hay nói cách khác đã tất yếu hình thành mối quan hệ biện chứng giữa hai phạm trù này.
Luật quốc gia có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành và phát triển của luật quốc tế.
Sự tác động này xảy ra trong quá trình xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế. Bởi lẽ bản chất của quá trình này chính là quá trình đưa ý chí quốc gia vào nội dung của luật quốc tế thông qua phương thức thỏa thuận. Ý chí này phản ảnh tương quan lực lượng và tương quan lợi ích giữa các quốc gia. Bởi lẽ, quốc gia không thể chấp thuận sự ràng buộc của quy phạm luật quốc tế nếu nội dung của sự ràng buộc đó mâu thuẫn với chính sách, pháp luật và lợi ích của quốc gia. Vì vậy, lợi ích quốc gia trở thành điều kiện cơ bản cho nhu cầu hợp tác, phát triển luật quốc tế.
Điều này được thể hiện rõ nhất trong các vấn đề về nhân quyền, phát triển kinh tế, môi trường. Cụ thể, có nhiều văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những văn bản pháp luật quốc gia nổi tiếng thế giới như Hiến chương Magna Carta của nước Anh,
Đồng thời, Luật quốc tế có tác động tích cực nhằm phát triển và hoàn thiện luật quốc gia.
Nếu như sự tác động của pháp luật quốc gia tới pháp luật quốc tế mang tính chất gián tiếp, khó nhận biết, thì ngược lại sự tác động của pháp luật quốc gia tới pháp luật quốc tế được thể hiện một cách rõ ràng và mạnh mẽ. Tính chất tác động của luật quốc tế đối với luật quốc gia được đánh giá bằng thực tiễn thực thi nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế, tổ chức quốc tế của quốc gia, thể hiện ở những hoạt động cụ thể, ví dụ nghĩa vụ sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các quy định của luật quốc gia phù hợp với những cam kết quốc tế của chính quốc gia đó. Sự tác động này thể hiện rõ nhất ở những lĩnh vực mà ở đó có các quy định của các điều ước quốc tế phổ biến và các quy định của pháp luật quốc gia cùng điều chỉnh. Như trong lĩnh vực nhân quyền, khi một quốc gia nào đó đã ký kết Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị thì có thể thấy được sự thay đổi rõ ràng trong các văn bản pháp luật của quốc gia đó về nhân quyền mà trước hết là hiến pháp.
Bên cạnh đó, luật quốc tế còn tác động đến luật quốc gia thông qua vai trò của hệ thống này đối với đời sống pháp lý tại mỗi quốc gia, phản ánh tương quan giữa hại hệ thống khi điều chỉnh những vấn đề thuộc lợi ích phát triển và hợp tác quốc tế của quốc gia.
Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều ghi nhận những nguyên tắc trong việc ưu tiên áp dụng các quy định của luật quốc tế. Bởi lẽ, khi tham gia vào đời sống quốc tế thì giữa các quốc gia phải được đặt trong cùng một hệ quy chiếu và có một mẫu số chung. Và điều này đòi hỏi các quốc gia phải luôn hoàn thiện pháp luật và thể chế để phù hợp với các quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. Luật quốc tế góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia, đặc biệt ở các quốc gia có trình độ phát triển thấp hơn về mặt pháp luật vì thông qua quá trình bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật trong nước đã góp phần làm cho hệ thống pháp luật quốc gia ngày càng tiềm cận với các giá trị chuẩn mực, tiến bộ của luật quốc tế. Mà tiêu biểu chính là pháp luật quốc tế về quyền con người đã tác động, thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của pháp luật quốc gia về quyền con người. Sự hình thành và phát triển của hệ thống văn kiện pháp luật quốc tế về quyền con người kể khi Liên hợp quốc được thành lập đã đồng thời thúc đẩy quá trình pháp điển hóa các quyền con người vào hệ thống pháp luật quốc gia. Trong hơn một nửa thế kỷ qua, hệ thống pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã được sửa đổi, bổ sung một cách đáng kể theo hướng làm hài hòa với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người.
Có thể nói, hai hệ thống pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế đều có vị trí “tối cao trong môi trường của mình”. Luật quốc tế có chủ thể của riêng mình – các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Luật quốc gia cũng vậy, chủ thể của nó là Nhà nước và các pháp nhân, cá nhân trên lãnh thổ đó. Bên cạnh tính độc lập tác động như vậy, luật quốc tế và luật quốc gia cũng có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Một trong những biểu hiện của điều này đó là các điều ước quốc tế ngày càng trở thành một nguồn quan trọng của luật các quốc gia, đồng thời luật quốc gia một số nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, phát triển theo chiều hướng tiến bộ. Chẳng hạn các điều ước quốc tế về nhân quyền đã tác động tích cực đến sự thay đổi pháp luật về nhân quyền ở các nước còn tồn tại chính sách phân biệt chủng tộc, giới tính…Ngược lại, cũng có rất nhiều quy phạm của luật quốc tế được xây dựng dựa trên các quy phạm pháp luật tiến bộ của một số quốc gia. Chẳng hạn như Nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau có xuất phát điểm chính là từ nguyên tắc đối ngoại của Nhà nước tư sản Pháp ; Nguyên tắc dân tắc dân tộc tự quyết được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, tuyên ngôn của phong trào không liên kết …có nền tảng là Sắc lệnh về hòa bình của Nhà nước Xô Viết hay.
3. Pháp luật Việt Nam trong mối quan hệ với luật quốc tế:
Khác với nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia không được quy định trong Hiến pháp mà nội hàm của nó được phản ảnh thông qua quan hệ thứ bậc giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia quy định tại Khoản 1 Điều 6
Như vậy, có thể thấy luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật song song tồn tại, có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung, tác động qua lại lẫn nhau. Sự tác động này xét đến cùng đều hướng đến những giá trị, lợi ích mang tính chất quốc gia và quốc tế, nhằm phục vụ tốt hơn đời sống của con người.