Nguyên tắc hai cấp xét xử là những quy định cụ thể của cấp xét xử sơ thẩm và cấp xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, và các vụ án khác theo quy định của pháp luật tố tụng. Vậy hai cấp xét xử là gì? Khái niệm, nội dung của nguyên tắc hai cấp xét xử như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc hai cấp xét xử là gì?
Quy định nguyên tắc chế độ hai cấp xét xử là một quy định xét xử vô cùng quan trọng của
Theo Điều 17
‘Điều 17. Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.’
Điều 27
‘Điều 27. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm
1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật.
Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.’
Các vụ án hình sự và dân sự mà bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án bị kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án được Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại theo trình tự, thủ tục phúc thẩm do pháp luật quy định. Từ đây có thể đưa ra khái niệm về nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự, tố tụng hình sự: Nó là tư tưởng chỉ đạo, có tính bắt buộc chung, thể hiện quan điểm có tính định hướng của Nhà nước trong việc tổ chức tố tụng để xét xử các vụ án dân sự, vụ án hình sự được quy định trong pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật tố tụng hình sự.
Trong đó, xác định một vụ, việc dân sự hoặc vụ án hình sự được xét xử lại và chỉ có thể được xét xử lần đầu ở cấp sơ thẩm có thể được xét xử lại và chỉ có thể được xét xử lại một lần nữa ở cấp phúc thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, nhằm giải quyết đúng đắn, kịp thời vụ, việc bản đảm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
2. Phân tích nội dung, mục đích, ý nghĩa của nguyên tắc hai cấp xét xử:
Bộ luật tố tụng dân sự quy định thực hiện chế độ hai cấp xét xử với tư cách là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự nước ta. Theo quy định của điều luật, việc xét xử được thực hiện ở hai cấp là xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Xét xử sở thẩm vụ việc dân sự được tiến hành theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự quy định, trong đó Tòa án có thẩm quyền, sau khi nghiên cứu toàn diện và đầy đủ hồ sơ vụ việc, lần đầu tiên đưa vụ việc dân sự ra xét xử nhằm xác định các tình tiết, sự thật khách quan của vụ việc để từ đó đưa ra bản án, quyết định phù hợp, công minh và đúng pháp luật.
Xét xử sơ thẩm vụ việc dân sự là xét xử vụ việc đó ở cấp đầu tiên, cấp xét xử cơ bản nhất, là cấp xét xử bắt buộc đối với bất kỳ vụ việc dân sự nào. Xét xử phúc thẩm là hoạt động được tiến hành theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự quy định của Tòa cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ việc dân sự mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Tòa án thực hiện xét xử phúc thẩm vụ việc dân sự là cấp xét xử trên cấp sơ thẩm, cấp xét xử lại vụ việc, khi mà bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.
Việc thực hiện chế độ hai cấp xét xử là nhằm mục đích, ý nghĩa sau đây:
– Bảo đảm tính hợp pháp và tính có căn cứ của các bản án và quyết định của Tòa án đã bị kháng cáo hoặc bị kháng nghị cũng như bản án không bị kháng cáo, kháng nghị.
– Bảo đảm để không cho phép đưa ra thi hành các bản án và quyết định không đúng pháp luật và không có căn cứ.
– Thực hiện việc giám sát của Tòa án cấp trên đối với hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới.
– Bảo đảm sự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật tố tụng dân sự này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm Tòa tuyên án.
Những bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được mọi chủ thể tuyệt đối chấp hành. Những bản án quyết định có hiệu lực pháp luật không thể bị thay đổi hoặc bãi bỏ. Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự ở nước ta hiện nay, các đương sự không có quyền kháng cáo giám đốc thẩm hay tái thẩm mà chỉ những người có thẩm quyền đứng đầu cơ quan Tòa án hoặc Viện Kiểm sát mới có quyền kháng nghị. Các bản án, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ hay tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của tòa án sơ thẩm khi ban hành sẽ chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà sẽ có một thời hạn nhất định cho các đương sự kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị. Sau thời hạn đó mà các chủ thể không kháng cáo, kháng nghị thì bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, còn nếu bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì sẽ phải được xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.
Bản án, quyết định của tòa án cấp phúc thẩm không thể bị kháng cáo, kháng nghị mà có hiệu lực ngay. Nội dung phạm vi phúc thẩm là chỉ xét lại những nội dung do đương sự kháng cáo và bị giới hạn bởi phạm vi mà bản án sơ thẩm giải quyết. Tòa phúc thẩm không thể giải quyết những yêu cầu mới vì nếu như vậy sẽ vừa xét xử sơ thẩm vừa xét xử phúc thẩm ngay nên sẽ vi phạm nguyên tắc hai cấp xét xử.
3. Lịch sử pháp lý ghi nhận nguyên tắc hai cấp xét xử:
Nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trước đây đã được quy định tại Điều 9 Luật tổ chức
Đến năm 2002, nguyên tắc này mới được quy định lại Điều 11 Luật tổ chức tòa án nhân dân, sau đó được quy định tại Điều 17 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 với tên gọi là thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Hiện nay, nguyên tắc này được quy định tại Khoản 6 Điều 103
Các điều luật này đã ghi nhân đầy đủ nội dung của nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Việc tòa án xét xử theo hai cấp có ý nghĩa quan trọng, vừa bảo đảm cho tòa án xét xử đúng vụ án dân sự vừa bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền. lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án.