Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh ba miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook
    • Đặt câu hỏi
    • Yêu cầu báo giá
    • Đặt hẹn Luật sư

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Pháp luật Hình sự

Khái niệm nguyên tắc suy đoán vô tội và chế định suy đoán vô tội

  • 09/03/202409/03/2024
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    09/03/2024
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Khái niệm nguyên tắc suy đoán vô tội và chế định suy đoán vô tội. Việc thừa nhận nguyên tắc suy đoán vô tội ràng buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định sự thật khách quan.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Khái niệm suy đoán vô tội:
      • 2 2. Nguyên tắc suy đoán vô tội:
      • 3 3. Chế định suy đoán vô tội: 

      1. Khái niệm suy đoán vô tội:

      Trong tiếng Anh, thuật ngữ “Suy đoán vô tội” trong các tài liệu khoa học đã được dịch từ thuật ngữ “presumption of innocence” hay từ cụm từ “the right to be presumed innocent” trong các văn kiện quốc tế về quyền con người. Điển hình như, Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người 1948 có nêu “Everyone charged with a penal offence has the right to be presumed innocent until proved guilty” (khoản 1, Điều 11). Tương tự, Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị 1966 nêu “Everyone charged with a criminal offence shall have the right to be presumed innocent until proved guilty” (khoản 2 Điều 14).

      Từ điển tiếng Anh Longman nêu rõ trong lĩnh vực luật, “presume” được hiểu là “chấp nhận một điều gì đó là đúng cho đến khi nó được chứng minh là không đúng”. Đây chính là khái niệm của giả định, giả thiết trong tiếng Việt. Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, “giả định” là “đưa ra một khả năng như có thật”. Như vậy, “the right to be presumed innocent” được hiểu là quyền được giả định vô tội, theo đó, người bị cáo buộc thực hiện một tội phạm được coi (được giả định) là không có tội cho đến khi cơ quan công tố thuyết phục được tòa án rằng bị cáo đã phạm tội. Quyền này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải coi (giả định) bị can, bị cáo (người bị cáo buộc) không phạm tội, mặc dù cơ quan chức năng có thể tin (suy đoán) rằng bị can, bị cáo phạm tội.

      Suy đoán vô tội đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế, điển hình như: Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế năm 1966 của Liên hợp quốc về các quyền dân sự, chính trị; … và trong Luật tố tụng hình sự phần lớn các quốc gia trên thế giới. Suy đoán vô tội là kết quả của cuộc đấu tranh không khoan nhượng của nhân dân, của dân chủ chống lại nền độc tài phong kiến và được xem như là giá trị tinh thần của nhân loại hiện diện trong pháp luật của thế giới văn minh. Suy đoán vô tội ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước tư sản nhằm đề cao quyền con người cũng như bảo đảm tính khách quan trong quá trình giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trên cơ sở nhận thức “Nhà nước không khi nào được coi con người là phương tiện để đạt mục đích, mà ngược lại phải coi con người là mục đích cần đạt tới” và do vậy nhà nước phải có nghĩa vụ bảo đảm các quyền tự do, bình đẳng của con người bằng cách xây dựng một “hành lang pháp lý” ngăn ngừa việc lạm dụng quyền lực nhà nước của các nhân viên công quyền xâm hại quyền con người và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

      Trong bài này, tác giả xem xét thuật ngữ “suy đoán vô tội” ở hai khía cạnh là: “Nguyên tắc suy đoán vô tội” và “Chế định suy đoán vô tội”.

      2. Nguyên tắc suy đoán vô tội:

      SĐVT được pháp luật quốc tế và pháp luật của hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam thừa nhận là một nguyên tắc cơ bản của TTHS; được coi là một trong những cơ sở của tự do, công lý và hòa bình của nhân loại.

      Với tư cách là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật tố tụng hình sự vừa có những nguyên tắc riêng của mình vừa mang những đặc điểm chung của nguyên tắc pháp luật nói chung. Nguyên tắc của luật tố tụng hình sự được hiểu là tập hợp những quan điểm, tư tưởng trong việc chỉ đạo hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự. Trong đó, suy đoán vô tội được pháp luật nhiều nước văn minh trên thế giới thừa nhận là một nguyên tắc cơ bản trong luật tố tụng hình sự.

      Xem thêm:  Phạm vi áp dụng quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự

      Để có thể làm sáng tỏ khái niệm “nguyên tắc suy đoán vô tội”, trước tiên cần làm rõ khái niệm nguyên tắc. Thuật ngữ “nguyên tắc” bắt nguồn từ tiếng La tinh là “principium” có ba nghĩa: 1) luận điểm cơ bản, luận điểm gốc của học thuyết; 2) niềm tin, quan điểm đối với sự vật; 3) nguyên lý cấu trúc và hoạt động của dụng cụ, thiết bị. Theo Từ điển tiếng Việt, nguyên tắc được hiểu là: “điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm”. Dưới góc độ pháp luật, nhiều tác giả đã đưa ra định nghĩa: “nguyên tắc là những tư tưởng chủ đạo, cơ bản mang tính xuất phát điểm, cấu thành một bộ phận quan trọng nhất của pháp luật, phản ánh quy luật và cấu trúc của một hình thái kinh – xã hội nhất định và liên hệ mật thiết với bản chất của kiểu pháp luật tương ứng với hình thái kinh tế – xã hội đó”.

      Thuật ngữ “suy đoán” bắt nguồn từ tiếng Latinh “praesumption”, được hiểu là sự khẳng định một vấn đề nào đó được cho là đúng cho đến khi nó chưa bị bác bỏ. Suy đoán vô tội là một phép suy đoán lô-gíc thể hiện quan điểm pháp lý khách quan. Quan điểm pháp lý đó chính là: Nhà nước, xã hội luôn coi một người là công dân với đầy đủ các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân do pháp luật quy định cho đến khi người đó chưa bị Tòa án kết tội bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Một người bị khởi tố với tư cách là bị can, và bị đưa ra xét xử với tư cách là bị cáo, cho đến khi chưa có bản án của Tòa án kết tội đã có hiệu lực pháp luật thì vị trí của người đó trong xã hội vẫn không phải là người phạm tội. Người này có thể được Tòa án tuyên là không phạm tội.

      Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa người bị buộc tội nói chung, bị can, bị cáo nói riêng và Nhà nước phát sinh từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi của người đó có dấu hiệu của tội phạm. Chủ thể của mối quan hệ này bao gồm: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Phần lớn các trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng xác định có dấu hiệu của tội phạm là có cơ sở. Tuy nhiên, điều này không loại trừ một số ít các trường hợp do có nhiều lý do chủ quan, khách quan khác nhau mà cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định không đúng dấu hiệu của tội phạm dẫn đến tình trạng oan, sai trong tố tụng hình sự.

      Hiện nay vẫn tồn tại một số quan điểm cho rằng liệu suy đoán vô tội có thể được coi là một nguyên tắc của luật tố tụng hình sự hay không? Về vấn đề này, tác giả cho rằng suy đoán vô tội thực sự là một nguyên tắc, bên cạnh các nguyên tắc khác trong tố tụng hình su. Đối với các quan điểm cực đoan không thừa nhận nguyên tắc suy đoán vô tội thiên về quan điểm suy đoán có tội, theo đó nếu không có lỗi của cá nhân trong những sự việc cụ thể thì không có các hoạt động điều tra, truy tố và xét xử. Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự có lỗi, bởi lẽ nếu họ không có lỗi thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bị can bị “suy đoán có tội”, cho nên pháp luật cần quy định cho bị can có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình tương tự các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ chứng minh tội phạm. Quan điểm “suy đoán có tội” này đi ngược lại và không đáp ứng được yêu cầu bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự, không bảo đảm được nguyên tắc nhân đạo bảo vệ những người yếu thế trong tố tụng hình sự và không ràng buộc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng là phải xác minh sự thật khách quan của vụ án.

      Xem thêm:  Nâng cao vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội

      Tác giả ủng hộ quan điểm, suy đoán vô tội là một nguyên tắc trong tố tụng hình sự, bởi những lý do sau:

      Thứ nhất, xuất phát từ đặc thù của hoạt động tố tụng hình sự. Khác với những lĩnh vực hoạt động khác của con người – nơi mà hoạt động nhận thức có thể kết thúc bằng một kết quả nhận thức mới hoặc có thể chưa đem lại kết quả – hoạt động tố tụng hình sự không thể kết thúc vụ án mà vấn đề có tội hay không có tội của bị can còn bị ngỏ. Tố tụng hình sự phải kết thúc bằng việc xác định rõ ràng bị can là người có tội hoặc bị can là vô tội.

      Việc thừa nhận nguyên tắc suy đoán vô tội ràng buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định sự thật khách quan của vụ án.

      Thứ hai, nguyên tắc suy đoán vô tội cần thiết để tạo ra sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích chung của xã hội và các quyền tự do cá nhân của con người. Sự cân bằng sẽ được thiết lập giữa quyền của bị cáo không bị xét xử oan, sai và lợi ích của xã hội trong việc thực thi pháp luật. Việc kết án oan, sai dẫn đến hình phạt bất công, bôi nhọ danh dự của bị cáo; trong nhiều trường hợp, cuộc sống cá nhân và con đường công danh của bị cáo sẽ bị tan nát. Đương nhiên, xã hội cần tránh được sự bất công đó.

      Thứ ba, nguyên tắc suy đoán vô tội cần thiết để bảo vệ những người yếu thế trong tố tụng hình sự. Bởi lẽ, tố tụng hình sự là một lĩnh vực khó khăn, phức tạp và nhạy cảm, liên quan đến các quyền thiết thực nhất của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo như các quyền: quyền sống, quyền tự do thân thể, quyền tự do đi lại, quyền tự do cư trú, Việc tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử để xác định sự thật khách quan của vụ án với yêu cầu nhanh chóng và không bỏ lọt tội phạm cũng như việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn: bắt, tạm giữ, tạm giam sẽ tạo nguy cơ lớn trong việc xâm hại các quyền tự do cá nhân của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Bên cạnh đó, do sự tác động trực tiếp hay gián tiếp của các yếu tố khách quan, chủ quan nên các quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng thường dễ mang tính không khách quan, toàn diện và đầy đủ. Do sự tác động chi phối từ bên ngoài vào hoạt động tố tụng, một bộ phận những người tiến hành tố tụng bị hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về năng lực công tác nên trong việc thực hiện chức năng, thẩm quyền của mình đã ra các quyết định thiếu chính xác, không đúng pháp luật. Ngoài ra, một số người tiến hành tố tụng do tha hoá về phẩm chất đạo đức, lối sống, phẩm chất chính trị nên các phán quyết của họ trong một số vụ án là không đúng pháp luật… Vì vậy, việc người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không bị coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, là phương tiện pháp lý quan trọng chống lại những vi phạm có thể xảy ra đối với họ trong tố tụng hình sự.

      Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái quát nhận thức về nguyên tắc suy đoán vô tội như sau: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự là những tư tưởng chủ đạo, cơ bản mang tính xuất phát điểm, bảo đảm người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không bị coi là có tội khi lỗi của họ chưa được cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định và chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

      Xem thêm:  Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội tại VN

      3. Chế định suy đoán vô tội: 

      Suy đoán vô tội không chỉ là nguyên tắc cơ bản trong TTHS mà SĐVT còn lại một trong những chế định quan trọng của Luật TTHS. Pháp luật là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Hệ thống các quy phạm pháp luật được phân thành nhiều hệ thống nhỏ, mỗi hệ thống điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội và được gọi là “một ngành luật”. Với tư cách là một ngành luật độc lập,

      Luật TTHS là tổng thể các quy phạm pháp luật có quan hệ chặt chẽ với nhau cùng điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tố tụng từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử cho đến thi hành án. Hệ thống quy phạm pháp luật này gồm các chế định pháp lý, các quy phạm pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại.

      Với tư cách là một chế định của Luật TTHS, SĐVT bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật TTHS có liên quan. Trước hết, SĐVT có mối liên hệ với các nguyên tắc cơ bản khác trong TTHS, đặc biệt là với nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa và bảo đảm tranh tụng trong xét xử. Bởi lẽ nếu không được SĐVT thì người bị buộc tôi đã bị coi là có tội ngay từ khi bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra hay truy tố và quyền bào chữa, quyền tranh tụng trước Toà án chỉ còn là hư quyền. Hiến pháp 2013 đã ghi nhận nhiều nguyên tắc mới của TTHS, trong đó có nguyên tắc SĐVT (Điều 31, Điều 102, …). BLTTHS năm 2015 cũng đã có nhiều quy định nhằm bảo đảm quyền được SĐVT được thực thi trên thực tế như: trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng; Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội (Điều 13, 15). Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo quyền quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. CQĐT, VKS, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền tự bào chữa của họ (Điều 16); … Các quyền này được cụ thể hoá trong các quy định khác của BLTTHS cụ thể như: quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng; trình tự, thủ tục thu thập, cung cấp, đánh giá chứng cứ; khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự từ các giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, …

      Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng một số nguyên tắc trong Hiến pháp và các quy định trong BLTTHS 2015 có liên quan chặt chẽ với nguyên tắc SĐVT và chúng tạo thành một chế định quan trọng – chế định SĐVT nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa người bị buộc tội, người tiến hành tố tụng và các chủ thể khác trong quá trình tố tụng. Chế định SĐVT bao gồm các quy phạm pháp luật TTHS và đồng thời là điều kiện cần thiết để bảo đảm tính khả thi của việc thực hiện quyền được SĐVT trên thực tế.

      Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về Khái niệm nguyên tắc suy đoán vô tội và chế định suy đoán vô tội thuộc chủ đề Suy đoán vô tội, thư mục Hình sự. Mọi thắc mắc pháp lý, vui lòng liên hệ Tổng đài Luật sư 1900.6568 hoặc Hotline dịch vụ 037.6999996 để được tư vấn và hỗ trợ.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Suy đoán vô tội là gì? Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật Tố tụng Hình sự?

      Mỗi ngành luật đều có các nguyên tắc đặc thù làm kim chỉ nam cho cả quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật, trong đó nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc chỉ tồn tại ở ngành luật tố tụng hình sự- một nguyên tắc nhằm bảo vệ quyền công dân, quyền con người.

      ảnh chủ đề

      Yêu cầu về vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền được suy đoán vô tội

      Quyền được suy đoán vô tội vốn là một nguyên tắc khó trong tụng hình sự. Nên việc cần có Luật sư tham gia, bảo vệ quyền được suy đoán vô tội cho bị can, bị cáo là hết sức cần thiết.

      ảnh chủ đề

      Nâng cao vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội

      Dự báo tình hình thực hiện quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự và phương hướng về nâng cao vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.

      ảnh chủ đề

      Thực tiễn vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội

      Thực tiễn thực hiện vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự của luật sư.

      ảnh chủ đề

      Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội tại VN

      Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.

      ảnh chủ đề

      Giải pháp nâng cao vai trò của luật sư khi thực hiện suy đoán vô tội

      Các giải pháp nâng cao vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự: Hoàn thiện pháp luật và hoàn thiện về cơ cấu tổ chức hành nghề.

      ảnh chủ đề

      Pháp luật quốc tế về vai trò của luật sư trong quyền được suy đoán vô tội

      Quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia về vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.

      ảnh chủ đề

      Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội

      Luật sư và vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự nói chung. Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Mối quan hệ giữa vai trò của luật sư và các chủ thể khác trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.

      ảnh chủ đề

      Nội dung của quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự 

      Nội dung của quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Xác định đúng, đầy đủ các nội dung của quyền được suy đoán vô tội được thể hiện trong Bộ luật TTHS với tư cách là một nguyên tắc, một quyền cơ bản của luật TTHS.

      ảnh chủ đề

      Phạm vi áp dụng quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự

      Phạm vi áp dụng quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Ý nghĩa của quyền được suy đoán vô tội.

      Xem thêm

      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Mượn tài sản người khác mà không trả có bị phạt tù không?
      • Các loại vi phạm pháp luật? Trách nhiệm pháp lý thế nào?
      • Thời hạn giải quyết đơn tố giác, tin báo tội phạm là bao nhiêu lâu?
      • Lấy lời khai người dưới 18 tuổi cần có người giám hộ không?
      • Người dân được đốt pháo hoa trong dịp Tết nguyên đán không?
      • Điều tra viên có quyền được dùng bức cung, nhục hình không?
      • Mức xử phạt đối với hành vi hành hung bác sĩ, nhân viên y tế?
      • Sử dụng tiền giả bị phạt thế nào? Mua tiền giả có bị bắt không?
      • Hai anh em ruột lấy nhau được không? Bị xử lý như thế nào?
      • Chiến thuật bắt người tại chỗ ở trong điều tra vụ án hình sự
      • Trường hợp lái xe gây tai nạn chết người mà không phải đi tù?
      • Cá độ bóng đá vui bằng hình thức ăn nhậu có bị xử phạt không?
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thuyết minh Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) hay nhất
      • Bản đồ, xã phường thuộc huyện Bắc Trà My (Quảng Nam)
      • Phân tích và cảm nhận về chân dung Đô-xtôi-ép-ki hay nhất
      • Cây công nghiệp lâu năm được phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long là?
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc quận Ninh Kiều (Cần Thơ)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc thị xã Tịnh Biên (An Giang)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc TP Thuận An (Bình Dương)
      • Các biện pháp chăm sóc cây trồng Công nghệ lớp 7 bài 19
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Sông Hinh (Phú Yên)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Cai Lậy (Tiền Giang)
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc

      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Suy đoán vô tội là gì? Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật Tố tụng Hình sự?

      Mỗi ngành luật đều có các nguyên tắc đặc thù làm kim chỉ nam cho cả quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật, trong đó nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc chỉ tồn tại ở ngành luật tố tụng hình sự- một nguyên tắc nhằm bảo vệ quyền công dân, quyền con người.

      ảnh chủ đề

      Yêu cầu về vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền được suy đoán vô tội

      Quyền được suy đoán vô tội vốn là một nguyên tắc khó trong tụng hình sự. Nên việc cần có Luật sư tham gia, bảo vệ quyền được suy đoán vô tội cho bị can, bị cáo là hết sức cần thiết.

      ảnh chủ đề

      Nâng cao vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội

      Dự báo tình hình thực hiện quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự và phương hướng về nâng cao vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.

      ảnh chủ đề

      Thực tiễn vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội

      Thực tiễn thực hiện vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự của luật sư.

      ảnh chủ đề

      Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội tại VN

      Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.

      ảnh chủ đề

      Giải pháp nâng cao vai trò của luật sư khi thực hiện suy đoán vô tội

      Các giải pháp nâng cao vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự: Hoàn thiện pháp luật và hoàn thiện về cơ cấu tổ chức hành nghề.

      ảnh chủ đề

      Pháp luật quốc tế về vai trò của luật sư trong quyền được suy đoán vô tội

      Quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia về vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.

      ảnh chủ đề

      Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội

      Luật sư và vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự nói chung. Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Mối quan hệ giữa vai trò của luật sư và các chủ thể khác trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.

      ảnh chủ đề

      Nội dung của quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự 

      Nội dung của quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Xác định đúng, đầy đủ các nội dung của quyền được suy đoán vô tội được thể hiện trong Bộ luật TTHS với tư cách là một nguyên tắc, một quyền cơ bản của luật TTHS.

      ảnh chủ đề

      Phạm vi áp dụng quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự

      Phạm vi áp dụng quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Ý nghĩa của quyền được suy đoán vô tội.

      Xem thêm

      Tags:

      Nguyên tắc suy đoán vô tội

      Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự

      Suy đoán vô tội


      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Suy đoán vô tội là gì? Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật Tố tụng Hình sự?

      Mỗi ngành luật đều có các nguyên tắc đặc thù làm kim chỉ nam cho cả quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật, trong đó nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc chỉ tồn tại ở ngành luật tố tụng hình sự- một nguyên tắc nhằm bảo vệ quyền công dân, quyền con người.

      ảnh chủ đề

      Yêu cầu về vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền được suy đoán vô tội

      Quyền được suy đoán vô tội vốn là một nguyên tắc khó trong tụng hình sự. Nên việc cần có Luật sư tham gia, bảo vệ quyền được suy đoán vô tội cho bị can, bị cáo là hết sức cần thiết.

      ảnh chủ đề

      Nâng cao vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội

      Dự báo tình hình thực hiện quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự và phương hướng về nâng cao vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.

      ảnh chủ đề

      Thực tiễn vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội

      Thực tiễn thực hiện vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự của luật sư.

      ảnh chủ đề

      Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội tại VN

      Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.

      ảnh chủ đề

      Giải pháp nâng cao vai trò của luật sư khi thực hiện suy đoán vô tội

      Các giải pháp nâng cao vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự: Hoàn thiện pháp luật và hoàn thiện về cơ cấu tổ chức hành nghề.

      ảnh chủ đề

      Pháp luật quốc tế về vai trò của luật sư trong quyền được suy đoán vô tội

      Quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia về vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.

      ảnh chủ đề

      Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội

      Luật sư và vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự nói chung. Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Mối quan hệ giữa vai trò của luật sư và các chủ thể khác trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.

      ảnh chủ đề

      Nội dung của quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự 

      Nội dung của quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Xác định đúng, đầy đủ các nội dung của quyền được suy đoán vô tội được thể hiện trong Bộ luật TTHS với tư cách là một nguyên tắc, một quyền cơ bản của luật TTHS.

      ảnh chủ đề

      Phạm vi áp dụng quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự

      Phạm vi áp dụng quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Ý nghĩa của quyền được suy đoán vô tội.

      Xem thêm

      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ