Mua dâm là một trong những hành vi gắn liền với mại dâm và hành vi này diễn ra ngày càng nhiều do nhu cầu thỏa mãn tình dục trong đời sống xã hội nâng cao. Mại dâm nói chung hay mua dâm nói riêng để lại rất nhiều hậu quả cho xã hội, vì vậy mà pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định nhằm phòng, chống hiệu quả loại tệ nạn này.
Mục lục bài viết
1. Mua dâm là gì?
Theo Pháp lệnh phòng, chống mại dâm số 10/2003/PL UBTVQH ban hành ngày 17/03/2003 vẫn còn hiệu lực, mua dâm được hiểu là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu- bắt buộc phải có hành vi giao cấu, và hành vi giao cấu đó phát sinh trên cơ sở có sự trao đổi (trả hoặc hứa trả) về tiền hoặc lợi ích vật chất. Lợi ích vật chất khác có thể là nhà cửa, xe, giấy tờ có giá,..
Người bán dâm là người thực hiện hành vi giao cấu với người mua dâm để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
2. Thực trạng mua dâm ở nước ta hiện nay:
Hoạt động mua dâm có hầu hết ở khắp các tỉnh thành, tuy nhiên tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, người mua dâm thực hiện các hình thức tìm kiếm thông qua người môi giới, tự tìm kiếm qua mạng xã hội như facebook, zalo.,..Hoạt động mua dâm ngày càng có nhiều biến tướng các quan hệ, trách lực lượng chức năng, điển hình là trào lưu sugar dady – suger baby nổi lên trong thời gian gần đây.
Tình trạng người mua dâm và bán dâm sử dụng ma túy cũng có xu hướng gia tăng, khi việc sử dụng này khiến các bên cảm thấy hứng thú hơn trong việc thực hiện giao cấu. Đối tượng mua dâm thuộc nhiều lứa tuổi, thành phần xã hội khác nhau, trong đó đối tượng không có nghề nghiệp ổn định, làm ăn tự do chiếm phần lớn, tiếp đến là doanh nghiệp, và các cán bộ, công nhân viên chức.
Việc mua dâm đã và đang gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội: trước hết là các bệnh xã hội, như HIV/AIDS do quan hệ tình dục không an toàn, tỷ lệ người nhiễm HIV qua đường tình dục ngày càng gia tăng, đặc biệt tình trạng mua dâm đồng giới khiến cho tỷ lệ này người nhiễm HIV cao; người mua dâm còn có thể thực hiện nhiều hành vi như bạo lực, chiếm đoạt tài sản, bóc lột tình dục, cũng như việc làm phá hoại hành phúc gia đình, hôn nhân.
Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến hành vi mua dâm: Trước hết là do nhu cầu thỏa mãn tình dục của cá nhân, thứ hai là thỏa mãn sự tò mò trong lời mời gọi của người bán dâm hoặc tìm kiếm nhu cầu mới lạ trong đời sống.
3. Hành vi mua dâm trái pháp luật có bị đi tù không?
Đề trả lời cho câu hỏi: Hành vi mua dâm trái pháp luật có bị đi tù không?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hành vi mua dâm được xác định là hành vi trái pháp luật, tuy nhiên tùy vào từng trường hợp, tính chất, mức độ vi phạm mà “mua dâm” có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự:
* Về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mua dâm:
Tại điều 22
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo hoặc ép buộc người khác cùng mua dâm.
* Về xử lý hình sự đối với hành vi mua dâm:
– Tội mua dâm với người dưới 18 tuổi:
Điều 329. Tội mua dâm người dưới 18 tuổi:
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Mua dâm 02 lần trở lên;
b) Mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
4. Người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Cau trả lời cho hành vi này là Hành vi mua dâm trái pháp luật có thể bị đi tù.
Có thể thấy, tội phạm mua dâm với người dưới 18 tuổi được pháp luật các quốc gia trên thế giới chú trọng điều chính, ví dụ như trong Đạo luật phòng chóng mại dâm của Thái Lan có quy định:
Điều 8: Bất kỳ người nào vì thỏa mãn mong muốn của bản thân hoặc người khác mà có hành vi mua dâm đối với người trên mười lăm tuổi nhưng không quá mười tám tuổi không kể người đó có đồng ý hay không sẽ bị phạt tù từ 01 đến 03 năm và phạt tiền từ 20.000 baht đến 60.000 baht.
Bất kỳ người nào vì thỏa mãn mong muốn bản thân hoặc người khác mà có hành vi mua dâm người dưới mười lăm tuổi không kể người đó có đồng ý hay không sẽ bị phạt tù từ 02 đến 06 năm và bị phạt tiền từ 40.000 đến 120.000 baht.
Nếu hành vi phạm tội nêu tại đoạn 1 được thực hiện cho người phối ngẫu của mình không phải bởi vì cực khoái của người khác, người thực hiện hành vi không có tội.
Ở đây, có thể thấy dấu hiệu đặc trưng của tội mua dâm người dưới 18 tuổi bên cạnh đặc điểm về đối tượng bị tác động, đó là sự thỏa thuận, trao đổi giữa người mua dâm và người dưới 18 về lợi ích vật chất để có được sự đồng ý quan hệ tình dục. Sự thuận tình không phải chỉ biểu hiện ở sự đồng ý trước khi giao cấu, mà còn phải thể hiện trong cả quá trình giao cấu. Theo đó, nếu trong quá trình giao cấu, người dưới 18 tuổi có thái độ trái ý muốn, chống cự, miễn cưỡng thì người phạm tội tùy trường hợp mà có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự với tội khác. Đây là điểm cơ bản để phân biệt với các tội phạm khác về tình dục như hiếp dâm, cưỡng dâm,…Thủ đoạn thường được sử dụng để đạt được thỏa thuận này cũng rất đa dang, có thể liên hệ trực tiếp để trao đổi (tìm đến các tụ điểm mại dâm, người bán dâm chủ động chào mời) hoặc cũng có thể kết nối gián tiếp thông qua bên trung gian (người môi giới mại dâm)
– Tội lây truyền HIV cho người khác: Người mua dâm nếu biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người bán dâm, trừ trường hợp người bán dâm đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người mua dâm và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bì phạt tù từ 01 năm đến 03 năm, theo quy định tại điều 148
1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với người dưới 18 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 145 của Bộ luật này;
c) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
d) Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Như vậy, đối với hành vi mua dâm trái pháp luật, người mua dâm có thể bị đi tù trong trường hợp mua dâm với người dưới 18 tuổi với mức hình phạt tù cao nhất là 15 năm, hoặc mua dâm mà lây truyền HIV cho người khác với mức hình phạt tù cao nhất là 7 năm
4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp thực tế hạn chế và loại bỏ hành vi mua dâm:
– Thứ nhất, pháp luật cần có quy định giải thích được các hành vi mới như mua dâm giữa những người đồng tính, các hành vi liên quan như kích dục, khiêu dâm và gắn trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể thực hiện hành vi này.
– Thứ hai, cần quy định chế tài nặng hơn đối với các hành vi mua dâm, bởi lẽ họ là người chủ động lựa chọn trong quan hệ vi phạm pháp luật, đặc biệt là xử phạt vi phạm hành chính, trong thực tiễn sự phát triển của xã hội.
– Thứ ba, quy định rõ hơn trách nhiệm của chủ thể có thẩm quyền trong công tác phát hiện, ngăn chặn, xử lý loại tội phạm thực hiện hành vi mua dâm.
– Thứ tư, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức của cá nhân trong việc hạn chế “mua dâm” và “bán dâm”. Bằng cách tuyền truyền qua thông tin báo chí, trang mạng xã hội, đưa nội dung tuyên truyền vào các buổi ngoại khóa tại các cơ sở giáo dục.
Từ những phân tích ở trên, có thể thấy rằng, việc thực hiện hành vi mua dâm trên chỉ bị coi là trái pháp luật trong một số trường hợp và trong những hành vi trái pháp luật đó, chỉ có một số hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự được áp dụng trong trong trường hợp mua dâm với người dưới 18 tuổi hoặc mua dâm cố ý lây nhiễm HIV cho người khác.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017;
–