Lý lịch tư pháp là khái niệm gắn liền với nhân thân của người bị kết án hình sự. Vì vậy, trong một số trường hợp đặc biệt, việc cần xác định lý lịch tư pháp của một người là cực kỳ quan trọng và có thể là yếu tố bắt buộc, vậy câu hỏi được đặt ra là trường hợp nào? nếu muốn xin lý lịch tư pháp thì sẽ xin ở đâu.
Mục lục bài viết
1. Lý lịch tư pháp là gì?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp thì khái niệm lý lịch tư pháp được hiểu là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Như vậy, trong khái niệm trên cũng đã thể hiện một phần về đối tượng quản lý lý lịch tư pháp, bao gồm: Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam, Tòa án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại; Người nước ngoài bị Tòa án Việt Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật; Công dân Việt Nam, người nước ngoài bị Tòa án Việt Nam cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật
– Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tích: Bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật và bản án hình sự phúc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự; Quyết định thi hành án hình sự; Quyết định miễn chấp hành hình phạt; Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt; Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù; Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù; văn bản thông báo kết quả thi hành hình phạt trục xuất; Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo và các hình phạt bổ sung;…
– Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhận chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã: Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã được xác lập từ quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo quy định của Luật phá sản.
Gắn với lý lịch tư pháp là “phiếu lý lịch tư pháp” – là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:
– Phiếu lý lịch tư pháp số 1: cấp cho- Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam; Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
–
Lý lịch tư pháp trong Tiếng Anh là “Criminal Record”.
2. Lý lịch tư pháp để làm gì?
– Mục đích quản lý lý lịch tư pháp: Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản; Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hoà nhập cộng đồng; Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự; Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Lý lịch tư pháp của một người được thể hiện qua Phiếu lý lịch tư pháp, phiếu lý lịch tư pháp được sử dụng trong các trường hợp:
– Phục vụ cho các hoạt động cá nhân của mình như thi công chức, viên chức.
– Phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan tiên hành tố tụng.
– Phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã của Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, ví dụ: trong Luật Doanh nghiệp 2014, tại Khoản 2 Điều 18 có quy định; “Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh”
3. Xin lý lịch tư pháp ở đâu?
Chủ thể có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp ở các cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp, cụ thể:
– Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
+ Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
+ Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
– Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
+ Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
+ Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
+ Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
– Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.
Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
– Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp: Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật lý lịch tư pháp 2009 thì thời hạn không quá 15 ngày. Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật lý lịch tư pháp 2009 thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.
– Trường hợp từ chối Phiếu lý lý lịch tư pháp: Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền; Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người khác mà không đủ điều kiện quy định tại Điều 7 và khoản 3 Điều 45 của Luật này; Giấy tờ kèm theo
4. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:
– Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1:
“1. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:
a) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
b) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:
a) Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
b) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
3. Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
4. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này.”
– Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2:
“1. Cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ thông tin về cá nhân đó theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này.
Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 của Luật này; trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.”
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: