Hành vi cạnh tranh không lành mạnh? Đặc điểm nhận biết hành vi cạnh tranh không lành mạnh? Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm? Xử lý hành vi vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh?
Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, vai trò của cạnh tranh trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong lĩnh vực kinh tế nói chung càng trở nên quan trọng, trở thành động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Nói một cách khác, cạnh tranh sẽ đem đến cho khách hàng giá trị tối ưu đối với những đồng tiền mồ hôi công sức của họ. Tuy nhiên, cũng chính vì sự phát triển của thị trường kinh tế mà thực trạng gian thương diễn ra ngày càng đa dạng, phức tạp và tinh vi, xảy ra trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Bởi những nguyên nhân đó mà việc công nhận và thực thi quyền tự bảo vệ của các chủ thể là rất cần thiết. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh là một nội dung cơ bản của quyền sở hữu công nghiệp. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu các quy định về xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
Hiểu theo nghĩa rộng, hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm tất cả hành vi xâm hại đến hoạt động cạnh tranh trên thị trường, xâm hại tới quyền tự do cạnh tranh công bằng của doanh nghiệp.
Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bất cứ hành vi không trung thực trong hoạt động thương mại và công nghiệp đều vị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Theo từ điển Cornu của Pháp thì cạnh tranh được hiểu là : “Chạy đua kinh tế, hành vi của doanh nghiệp độc lập với nhau và là đối thủ của nhau, cung ứng hàng hoá, dịch vụ, nhằm làm thoả mãn nhu cầu giống nhau với sự may rủi của mỗi bên, thể hiện qua việc lôi kéo được hoặc để mất đi một lượng khách hàng thường xuyên. Cạnh tranh không lành mạnh bao gồm các yếu tố như khách hàng, các bên tham gia, thị trường liên quan, môi trường kinh doanh.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp làm trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Từ xưa đến nay, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã xuất hiện và luôn tồn tại khách quan trong quá trình hình thành, phát triển của sản xuất hàng hóa. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trở thành một đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, bởi cạnh tranh làm cho người sản xuất năng động hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, buộc họ phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ, nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Như vậy, chúng ta có thể thấy luật cạnh tranh có phạm vi điều chỉnh được xác định đó là toàn bộ hoạt động cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh. Mặc dù điều luật này chỉ xác định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh. Điều này đòi hỏi pháp luật Việt Nam phải tham gia bảo vệ các hành vi cạnh tranh lành mạnh bằng các quy định các điều khoản cấm đoán các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh.
Mục đích của cạnh tranh là làm sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp được buôn bán rộng rãi, nhan chóng trên thị trường. Hay hiểu một cách khái quát nhất, đó chính là vấn đề lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua quá trình sản xuất, kinh doanh của mình. Và, để đạt được những lợi ích kinh tế đó, họ đã thực hiện các hành vi thương mại không trung thực nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận cho bản thân mình. Những hành vi đó làm ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp khác, đến người tiêu dùng và rộng ra là đến cả nền kinh tế. Đó chính là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
2. Đặc điểm nhận biết hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
Ta nhận thấy cạnh tranh không lành mạnh sẽ có các đặc điểm sau đây:
– Thứ nhất, cạnh tranh không lành mạnh phải được thực hiện vì mục đích cạnh tranh.
– Thứ hai, nhằm vào đối thủ cạnh tranh hiện hữu.
– Thứ ba, các hành vi cạnh tranh vi phạm pháp luật hoặc đi ngược lại với đạo đức, tập quán tốt đẹp.
– Thứ tư, các hành vi cạnh tranh đã và sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh, và thông qua đó tìm cách tạo cho mình những mối lợi hoặc thế mạnh bất chính.
Cần lưu ý rằng không phải bất cứ hành vi nào xâm hại đến lợi ích của doanh nghiệp đều bị coi là cạnh tranh không lành mạnh, mà chỉ những hành vi xuất phát từ một chủ thể đối với đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan; trực tiếp hoặc gián tiếp gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh thì mới bị coi là cạnh tranh không lành mạnh.
3. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm:
Căn cứ theo
– Thứ nhất, hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
+ Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó.
+ Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
– Thứ hai, hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
– Thứ ba, hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp; hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín; tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
– Thứ tư, hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
– Thứ năm, hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
+ Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác.
+ So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
– Thứ sáu, hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
– Ngoài ra, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.
Theo quy định tại Luật cạnh tranh 2018 đã lược bỏ một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh trước đây được quy định tại
Một điểm khác với Luật cạnh tranh năm 2004,
4. Xử lý hành vi vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tùy theo tính chất; mức độ vi phạm mà sẽ bị xử phạt theo các hình thức sau đây:
– Xử lý kỷ luật.
– Xử lý vi phạm hành chính.
– Bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Ngoài ra, nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh; tổ chức, cá nhân vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
– Cảnh cáo.
– Phạt tiền.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm; tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh còn có thể bị áp dụng một; một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
– Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
– Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Ngoài ra tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh còn có thể bị áp dụng một; hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
– Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền.
– Loại bỏ điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng; thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh.
– Chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp; tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế.
– Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua; giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế.
– Cải chính công khai.
– Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của hành vi vi phạm.
Riêng đối với hình thức phạt tiền, Khoản 3 Điều 111 Luật Cạnh tranh 2018 quy định cụ thể như sau: “ Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng”
Việc quy định đưa ra hình thức xử phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hợp lý; nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các doanh nghiệp.