Khái niệm, định nghĩa về tổ chức của Thanh tra bộ. Thanh tra Bộ là gì? Thanh tra Bộ Tư pháp với cơ cấu tổ chức gồm Lãnh đạo Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra và các Phó Chánh Thanh tra; các tổ chức trực thuộc.
Theo Từ điển Tiếng Việt năm 2003, Nhà xuất bản Đà Nẵng, trang 1007: “Tổ chức” là làm cho thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một chức năng chung nhất định, có trật tự, có nền nếp, làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất. Tổ chức là vấn đề phức tạp, mỗi lĩnh vực tiếp cận theo chiều hướng khác nhau đặc thù của lĩnh vực đó. Trong triết học có định nghĩa “Tổ chức, nói rộng là cơ cấu tồn tại của sự vật. Sự vật không thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc nội dung. Tổ chức vì vậy là thuộc tính của bản thân các sự vật”. Từ cách hiểu đó có thể thấy tổ chức là yếu tố cần thiết để duy trì sự vật, hiện tượng tồn tại và phát triển. Tổ chức được hiểu theo hai nghĩa danh từ và động từ.
Tổ chức theo nghĩa danh từ là hình thức liên kết cụ thể con người với nhau tạo thành một mối liên hệ để cùng thực hiện một công việc chung hoặc rộng hơn để quản lý những vấn đề trong xã hội. Tổ chức của con người trong xã hội gắn với các đặc điểm về kinh tế, xã hội, con người trong tổ chức gắn kết với nhau bởi những mục đích xác định và hành động để đạt đến mục tiêu chung với những nguyên tắc nhất định, phù hợp với các quy tắc xử sự chung trong xã hội. Trong chính trị, tổ chức ở đây là các cơ quan nhà nước và các cơ quan khác trong HTCT giữ vai trò thực hiện các công việc chung để xác lập và duy trì địa vị của giai cấp chủ đạo trong HTCT, giải quyết các vấn đề phát sinh trong xã hội và giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ tư tưởng, ý thức, đạo đức xã hội và một số lĩnh vực liên quan khác. Với các diễn giải ở trên và cách tiếp cận vấn đề, có thể hiểu “Tổ chức là một đơn vị xã hội, được điều phối một cách có ý thức, có phạm vi tương đối rõ ràng, hoạt động nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu chung của tổ chức”. Với khái niệm này, đơn vị xã hội có nghĩa là đơn vị được cấu thành từ con người hoặc nhóm người cùng hoạt động với nhau; được điều phối một cách có ý thức tức là có sự quản lý, phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể; mục tiêu chung là đích đến mà hoạt động của con người trong tổ chức cần đạt tới, là một trong những động lực chính thúc đẩy các thành viên của tổ chức hoạt động tốt hơn.
Tổ chức theo nghĩa động từ là công việc cần thiết và quan trọng đầu tiên để tạo ra điều kiện cho hoạt động của một nhóm người cùng chung một mục đích trong xã hội. Để mọi người có thể làm việc chung với nhau một cách có hiệu quả và hoàn thành được mục tiêu đã định ra thì cần thiết phải thiết lập và duy trì một cơ cấu tổ chức nhất định, trong đó xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận cấu thành, xác định cơ chế vận hành và duy trì hoạt động của một hệ thống gồm các bộ phận, chức vụ với các chức năng, nhiệm vụ nhất định. Cơ cấu tổ chức là hình thức tồn tại của một tổ chức, biểu hiện qua việc sắp xếp các bộ phận cấu thành theo một trật tự nhất định và xác lập mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau để thực hiện những mục tiêu chung của tổ chức. Đồng thời với việc xác định cơ cấu của tổ chức là việc phân cấp quản lý nhằm mục đích tránh chồng chéo và thực hiện các chức năng phức tạp của một tổ chức. Trong việc phân cấp, yếu tố quan trọng là khả năng quản lý của một tổ chức hay cá nhân trong quá trình quản lý. Các tiêu chí đánh giá mức độ quản lý phụ thuộc và trình độ chỉ đạo, điều hành, quản lý của người quản lý, sự minh bạch trong phân định thẩm quyền, rõ ràng trong kế hoạch và đặc điểm của tổ chức. Một cơ cấu tổ chức việc quan trọng nhất là thiết lập và duy trì hoạt động để quá trình triển khai chức năng không xả ra sai sót và làm cho hoạt động của tổ chức hiệu quả hơn.
Tổ chức là vấn đề quan trọng trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Tổ chức là công việc cần thiết và quan trọng, để hoàn thành được mục tiêu đã định thì cần phải thiết lập và duy trì một cơ cấu tổ chức nhất định, trong đó cần xác định cụ thể các bộ phận và vị trí công việc trong tổ chức đó]. Trong thực tế tổ chức được phân thành hai loại chính thức và không chính thức. Tổ chức chính thức là tổ chức được hình thành trên cơ sở các quyết định chính thức của người có thẩm quyền. Tổ chức không chính thức là những tổ chức hình thành tự phát trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và giao tiếp con người với nhau hoặc phản ánh nhu cầu lợi ích riêng của cá nhân với nhau. Tổ chức của BMNN theo Hiến pháp quy định được phân chia theo nhánh quyền lực để phân định nhiệm vụ của các cơ quan, các nhóm cơ quan bao gồm: các cơ quan thực hiện quyền lập pháp; các cơ quan thực hiện quyền tư pháp và các cơ quan thực hiện quyền hành pháp hay các cơ quan HCNN.
Trong BMNN, các cơ quan HCNN tạo thành một hệ thống thống nhất, Chính phủ thống nhất QLNN theo thẩm quyền trong phạm vi cả nước với cơ cấu tổ chức bộ máy HCNN thống nhất từ trung ương đến địa phương. Bộ, cơ quan ngang bộ được thành lập để thực hiện QLNN đối với ngành và lĩnh vực trong cả nước. Trong công tác lãnh đạo, quản lý được thành công cần ba yếu tố cấu thành đó là quyết định chủ trương, chính sách; tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách đã ban hành và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chủ trương, chính sách đã ban hành. Theo tinh thần Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 và
Các cơ quan thanh tra nằm trong tổng thể hệ thống các CQTTNN và cũng có đặc tính chung của cơ quan nhà nước. Tổ chức của ngành thanh tra bao gồm các cơ quan thanh tra thực hiện chức năng do Nhà nước giao, nằm trong tổng thể BMNN. Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ, Bộ và cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Thanh tra bộ là cơ quan HCNN cấu thành của cơ quan Bộ, nằm trong cơ cấu tổ chức của Bộ, theo Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ thì cơ cấu tổ chức của bộ gồm: Vụ, Văn phòng, Thanh tra, Cục, Tổng cục và tương đương và được quy định tại pháp luật chuyên ngành là
Pháp luật về tổ chức của Thanh tra bộ được quy định riêng trong Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành nhưng Thanh tra bộ là cơ quan HCNN cấu thành của cơ quan Bộ nằm trong hệ thống cơ quan HCNN và vì vậy vẫn chịu sự điều chỉnh của pháp luật về tổ chức Chính phủ. Các văn bản pháp luật này xác lập mối quan hệ chủ đạo, điều hành của Chính phủ với cơ quan Bộ, mối quan hệ giữa Bộ trưởng với Chánh Thanh tra bộ. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra bộ được hình thành trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật hành chính. Ngoài ra, trên cơ sở thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật về thanh tra quy định, Thanh tra bộ phải thực thi các chế độ thông tin, báo cáo, giải trình và chịu sự giám sát của Quốc hội. Đồng thời, Thanh tra bộ có mối quan hệ với pháp luật tổ chức của các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, kiểm toán nhà nước.
Như vậy, tổ chức là việc thiết lập và duy trì một hệ thống và thực hiện các công việc liên quan đảm bảo tính chặt chẽ trong việc triển khai nhiệm vụ, những vấn đề cơ bản của tổ chức phải được nghiên cứu cụ thể để trong quá trình triển khai thực hiện để hạn chế xảy ra sai sót để tổ chức hiệu quả hơn. Tổ chức của ngành Thanh tra là việc thiết lập, duy trì các bộ phận trong cơ quan thanh tra và liên kết các bộ phận này với nhau để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Thanh tra. Thanh tra bộ nằm trong tổng hệ thống CQTTNN và với đặc tính chung của cơ quan HCNN đồng thời có đặc điểm riêng của CQTTNN. Thanh tra bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng về cơ cấu tổ chức và hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ. Đó là bộ máy có tính hệ thống, bao quát các nhiệm vụ của công tác thanh tra. Thanh tra bộ giúp Bộ trưởng QLNN về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi QLNN theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN theo quy định của pháp luật. Do đó, vai trò của Thanh tra Bộ là một bộ phận không thể tách rời của công tác QLNN. Mục đích của công tác thanh tra giúp Bộ trưởng xem xét đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đề ra có được thực hiện hay không, thực hiện đến đâu, đánh giá được sự phù hợp của các quy định đó. Đối với các đối tượng thanh tra của Thanh tra bộ là các đơn vị thuộc Bộ chịu sự quản lý hành chính, công tác thanh tra sẽ xem xét, đánh giá việc thực hiện công tác hành chính, các bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; ngăn ngừa và xử lý tham nhũng đối với người có chức vụ, quyền hạn. Đối với các cơ quan, đơn vị chịu sự điều chỉnh pháp luật chuyên ngành thuộc Bộ, công tác thanh tra sẽ đánh giá việc chấp hành các quy định pháp luật, chỉ ra những sai sót, hạn chế nhằm hướng dẫn, chấn chỉnh để các sai phạm không tiếp tục tiếp diễn; đồng thời ghi nhận các bất cập của pháp luật để kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, thay thế phù hợp với thực tiễn. Đối với các đối tượng là tổ chức, cá nhân chấp hành các quy định pháp luật sẽ kịp thời phát hiện các sai phạm nếu có để có những biện pháp ngăn ngừa phù hợp. Ngoài ra, mục đích của công tác thanh tra nhằm khích lệ những cá nhân, tổ chức có thành tích, sáng kiến làm điểm sáng để tuyên truyền, thúc đẩy các yếu tố tích cực trong các hoạt động trong và ngoài khu vực nhà nước.
Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng QLNN về: Xây dựng và thi hành pháp luật; Kiểm tra VBQPPL; Phổ biến, giáo dục pháp luật; Thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; Bổ trợ tư pháp; Hành chính tư pháp; Bồi thường nhà nước; Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; QLNN các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi QLNN của bộ. Bộ Tư pháp có 33 đơn vị trực thuộc với 22 tổ chức hành chính gồm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng QLNN trong đó có Thanh tra Bộ Tư pháp; 05 tổ chức sự nghiệp phục vụ QLNN thuộc bộ và 04 cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng.
Thanh tra Bộ Tư pháp với cơ cấu tổ chức gồm Lãnh đạo Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra và các Phó Chánh Thanh tra; các tổ chức trực thuộc với 05 phòng:
Phòng Tổng hợp Hành chính; Phòng Thanh tra hành chính; Phòng Thanh tra chuyên ngành; Phòng Tiếp công dân và Giải quyết khiếu nại, tố cáo; Phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra. Thanh tra Bộ Tư pháp là CQTTNN duy nhất của Bộ Tư pháp, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao thẩm quyền thanh tra đối với các cơ quan QLNN của Bộ Tư pháp đặt tại địa phương là các cơ quan thi hành án dân sự. Do đó, đối tượng thanh tra hành chính của Thanh tra Bộ Tư pháp khá rộng trên phạm vi toàn quốc. Đối với các lĩnh vực chuyên ngành, Bộ Tư pháp quản lý nhiều lĩnh vực với nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động ngoài khu vực công. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của Bộ Tư pháp được tổ chức ở 02 đơn vị cấp cục có thẩm quyền quản lý chuyên ngành với quy mô lớn là hành chính tư pháp (quản lý hộ tịch, quốc tịch, chứng thực) và bổ trợ tư pháp (quản lý các lĩnh vực luật sư, công chứng, thừa phát lại, đấu giá tài sản, giám định tư pháp, trọng tài thương mại, quản tài viên).
Do đó, cơ cấu tổ chức của Thanh tra bộ nói chung và Thanh tra Bộ Tư pháp nói riêng phải được nghiên cứu liên tục để đảm bảo tính đổi mới, hoàn thiện để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Đổi mới tổ chức của Thanh tra bộ là đánh giá thực tiễn hoạt động trên cơ sở các quy định của pháp luật về tổ chức của CQTTNN trong hệ thống cơ quan HCNN. Thông qua các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới tổ chức liên quan đến thực tiễn hoạt động để có cách thức đổi mới tổ chức của Thanh tra bộ một cách toàn diện nhất.