Khởi kiện vụ án dân sự là gì? Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của khởi kiện vụ án dân sự? Khái quát chung về khởi kiện vụ án dân sự?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự:
Sự ra đời quyền khởi kiện của tổ chức, cá nhân và các thiết chế bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện gắn liền với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật. Chỉ khi Nhà nước ra đời thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mới được ghi nhận trong các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành. Khi các chủ thể của quan hệ pháp luật cho rằng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì pháp luật cho phép họ có quyền khởi kiện yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp đó.
Trong cổ luật La Mã, đã có những quy định đầu tiên về khởi kiện. Khi có hành vi xâm phạm quyền tư pháp của cá nhân thì người có quyền lợi bị xâm phạm bên cạnh việc sử dụng hình thức tự trấn áp, họ còn có quyền khởi kiện đến
Trong xã hội hiện đại, khởi kiện được ghi nhận là một quyền con người trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 và các Công ước quốc tế khác. Khởi kiện là một trong những nhóm quyền tố tụng thuộc quyền con người. Suy cho cùng, quyền khởi kiện là quyền của một chủ thể trong mối quan hệ xã hội được pháp luật ghi nhận nhằm bảo đảm tốt nhất cho những quyền, lợi ích hợp pháp của mình được thực hiện. Điều này được thể hiện tại Điều 8 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948. Theo đó, mọi người đều có quyền được bảo vệ bằng các
Tòa án quốc gia có thẩm quyền với phương tiện pháp lý có hiệu lực chống lại những hành vi vi phạm các quyền căn bản đã được Hiến pháp và pháp luật công nhận. Như vậy, khởi kiện được ghi nhận trong pháp luật quốc tế và là cơ sở vững chắc cho việc ghi nhận quyền này trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, trên phương diện lý luận, khởi kiện VADS là quyền tố tụng của công dân, pháp nhân và các tổ chức xã hội yêu cầu TAND bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình, của tập thể của Nhà nước hay của người khác đang bị tranh chấp hoặc vi phạm. Hiểu một cách toàn diện, khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện không chỉ trong thủ tục vụ án – thủ tục giải quyết tranh chấp mà còn trong thủ tục việc dân sự – yêu cầu xác nhận sự kiện pháp lý không có tranh chấp.
Kết quả nghiên cứu về khởi kiện vụ án dân sự trong luật thực định Việt Nam cho thấy quyền khởi kiện được ghi nhận gián tiếp tại Điều 50 Hiến pháp năm 1992 của Nước cộng hòa XHCN Việt Nam và khẳng định lại trong
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, các văn bản khác đã cụ thể hoá và ghi nhận quyền khởi kiện của đương sự. Cụ thể là, quyền khởi kiện được ghi nhận trong các văn bản pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng. Trước khi BLTTDS năm 2015 được ban hành, quyền khởi kiện được hiểu theo nghĩa rất rộng và đồng nhất với quyền yêu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo BLTTDS hiện nay. Theo đó, quyền khởi kiện được hiểu là khả năng Nhà nước cho phép công dân được yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi cho rằng quyền lợi hợp pháp đó bị xâm phạm hoặc yêu cầu Tòa án công nhận một sự kiện pháp lý, các quyền dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Từ quy định của BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 đến BLTTDS năm 2015 đã tách thủ tục giải quyết VADS trước đây thành hai thủ tục tố tụng riêng biệt là thủ tục giải quyết VADS (thủ tục giải quyết vụ án thông thường, giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn) và thủ tục giải quyết việc dân sự nên khái niệm quyền khởi kiện được hiểu theo nghĩa hẹp hơn trước đây. Có nghĩa là quyền khởi kiện vụ án dân sự không còn bao hàm cả quyền yêu cầu xem xét về việc công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý hoặc các quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động như trước đây nữa mà quyền khởi kiện vụ án dân sự được hiểu là quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp. Khởi kiện VADS là hành vi đầu tiên của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS, là cơ sở làm phát sinh quan hệ pháp luật TTDS.
Như vậy có thể hiểu, Khởi kiện VADS là việc cá nhân, tổ chức có quyền lợi dân sự và tư cách pháp lý hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự theo thủ tục TTDS nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hay lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
Có thể thấy bản chất của quyền khởi kiện là quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi khi quyền lợi này bị tranh chấp hay bị vi phạm. Từ góc nhìn này cần phát triển khái niệm về quyền khởi kiện theo hai góc độ, theo nghĩa hẹp quyền khởi kiện là quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn và theo nghĩa rộng thì quyền khởi kiện là quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn, quyền phản tố (kiện ngược lại) của bị đơn và quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, do họ đã không thực hiện quyền yêu cầu của mình trước khi nguyên đơn khởi kiện vụ án.
Xét theo nghĩa hẹp, quyền khởi kiện là quyền của nguyên đơn trong việc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp hay bị vi phạm.
Quyền khởi kiện của nguyên đơn là quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi của chủ thể có quyền lợi hợp pháp bị tranh chấp hay bị vi phạm và việc thực hiện quyền này sẽ làm phát sinh VADS tại Toà án. Xét về thực chất thì đây là quyền của chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm trong việc bắt đầu việc kiện để bảo vệ quyền lợi của mình, thông qua việc đệ đơn yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết VADS. Đó là quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc lợi ích công cộng thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Chính việc khởi kiện của nguyên đơn là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật TTDS, không có hành vi khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết VADS thì không có quá trình tố tụng tiếp theo. Như vậy, việc xác định quyền khởi kiện của nguyên đơn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tư cách của các đương sự khi họ tham gia tố tụng tại Tòa án.
Xét theo nghĩa rộng, quyền khởi kiện bao hàm cả quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn, quyền phản tố của bị đơn, quyền yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Nguyên đơn có quyền khởi kiện và bị đơn có quyền phản bác việc khởi kiện của nguyên đơn. Bên cạnh đó, quyền phản tố của bị đơn cũng cần được pháp luật ghi nhận. Điều này xuất phát từ sự bình đẳng giữa các đương sự trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Trong những vụ án có nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp có mối liên quan đến nhau thì bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và yêu cầu này có thể được Toà án xem xét giải quyết trong cùng vụ án với yêu cầu của nguyên đơn khi thoả mãn những điều kiện nhất định.
Thực chất của phản tố là một việc kiện ngược lại của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nhưng được xét cùng với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn vì việc giải quyết yêu cầu của hai bên có liên quan chặt chẽ với nhau. Theo quy định tại Điều 200 của BLTTDS thì yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi: “Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ đối với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập”; hoặc “Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập”; hoặc “Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan đến nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn”.
Như vậy, xét theo nghĩa rộng về quyền khởi kiện thì có thể xem quyền phản tố cũng là quyền khởi kiện nhưng là quyền khởi kiện ngược lại của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập do các yêu cầu này có mối liên hệ nhất định.
Cũng theo góc nhìn về sự bình đẳng giữa các đương sự trong việc bảo vệ quyền lợi của mình thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cũng có quyền đưa ra yêu cầu độc lập của mình trong vụ án đã được thiết lập giữa nguyên đơn và bị đơn. Yêu cầu tố tụng này có thể chống lại nguyên đơn, bị đơn hoặc chống cả nguyên đơn và bị đơn. Bản chất của yêu cầu độc lập này là một yêu cầu tố tụng của người thứ ba nhằm bảo vệ quyền lợi của mình đang bị tranh chấp hay vi phạm trong một vụ án đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn. Xét về bản chất, quyền phản tố của bị đơn có thể hiểu là quyền khởi kiện ngược lại của bị đơn, quyền yêu cầu của người có quyền nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là quyền khởi kiện chống lại cả nguyên đơn và bị đơn hoặc chỉ chống lại nguyên đơn hoặc bị đơn trong VADS.
Như vậy, theo nghĩa hẹp thì quyền khởi kiện VADS là quyền tố tụng của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, cơ quan, tổ chức xã hội yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước. Việc thực hiện quyền khởi kiện của các chủ thể này sẽ làm phát sinh VADS tại Tòa án. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì quyền khởi kiện còn bao gồm cả quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác sau khi vụ án đã phát sinh tại Tòa án.
Theo đó, quyền khởi kiện còn thuộc về bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan dưới hình thức là quyền phản tố hoặc quyền đưa ra yêu cầu độc lập. Nội dung luận văn đề cập tới quyền khởi theo nghĩa rộng bao hàm cả quyền khởi kiện của nguyên đơn theo nghĩa đích thực của từ “khởi kiện và quyền phản tố hay quyền khởi kiện ngược lại của bị đơn, quyền có yêu cầu độc lập hay quyền khởi kiện chống lại nguyên đơn, bị đơn hay chống cả nguyên đơn, bị đơn của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập để bảo vệ quyền lợi của mình khi mà vụ án giữa nguyên đơn và bị đơn đã được thiết lập.
2. Đặc điểm pháp lý của khởi kiện vụ án dân sự:
Thứ nhất, khởi kiện là một quyền tố tụng được pháp luật TTDS ghi nhận và bảo vệ. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Với mục đích bảo đảm quyền con người, khi quyền hay lợi ích bị xâm phạm thì Pháp luật TTDS trao cho chủ thể một công cụ để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác, đó là khởi kiện ra tòa án theo thủ tục TTDS. Khi được nhà nước trao quyền khởi kiện, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có thể sử dụng quyền này để đề nghị tòa án giải quyết tranh chấp, buộc bên xâm phạm phải có trách nhiệm bồi thường những tổn thất về vật chất, tinh thần mà chủ thể thực hiện quyền khởi kiện xứng đáng được nhận theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, nộp đơn khởi kiện chính là cơ sở ban đầu để Tòa án thực hiện chức năng giải quyết, xét xử VADS tại tòa án. Chủ thể thực hiện việc nộp đơn khởi kiện
ích hợp pháp cho các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự, bảo đảm công bằng cho xã hội. Đơn khởi kiện và các tài liệu, giấy tờ kèm theo đơn khởi kiện chính là cơ sở để tòa án thụ lý hay không thụ lý VADS. Vì thế, khởi kiện được thể hiện thông qua việc nộp hồ sơ khởi kiện là căn cứ mở ra quá trình tố tụng dân sự giải quyết VADS tại
Thứ ba, vụ án dân sự có được phát sinh hay không phụ thuộc vào ý chí tự do định đoạt của các chủ thể được pháp luật trao quyền. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác có quyền và lợi ích bị xâm phạm có quyền thực hiện hay không thực hiện hoạt động khởi kiện VADS tại tòa án. Việc khởi kiện được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và quyền tự do của cá nhân, đồng thời pháp luật cũng ghi nhận việc tự định đoạt và tự thỏa thuận của các chủ thể. Điều này xuất phát từ bản chất quan hệ dân sự là sự thỏa thuận, tự do ý chí của các bên. Ngoài phương thức lựa chọn thủ tục tố tụng tại tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích bị xâm phạm, chủ thể quan hệ pháp luật dân sự có thể lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp khác như trung gian hòa giải, trọng tài,…
3. Ý nghĩa của khởi kiện trong tố tụng dân sự:
Một là, khởi kiện VADS là căn cứ pháp lý để đương sự có đầy đủ phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bên cạnh những phương thức như tự bảo vệ, thương lượng, hòa giải, trọng tài. Mỗi phương thức đều có những ưu và nhược điểm nhất định, tuy nhiên, phương thức yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là “công cụ hữu hiệu nhất trong toàn bộ phương thức khác nhau mà xã hội và Nhà nước dùng để giải quyết các tranh chấp và mâu thuẫn lợi ích” [27, tr. 390]. Sở dĩ như vậy, bởi Tòa án là cơ quan tư pháp, được Nhà nước trao cho quyền bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật sẽ có tính chất bắt buộc đối với tất cả các bên liên quan, nếu các bên không tuân thủ phán quyết của Tòa sẽ phải chịu sự cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước.
Hai là, khởi kiện VADS còn là bước khởi đầu quan trọng để Tòa án tiến hành các thủ tục tố tụng khác để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, là cơ sở cho Tòa án thực thi được quyền bảo vệ công lý, bảo vệ sự ổn định của các quan hệ xã hội theo đúng tinh thần của Hiến pháp và Luật Tổ chức TAND, đồng thời còn tạo cơ chế chủ động tự bảo vệ của đương sự khi quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Từ việc khởi kiện, các cơ quan tố tụng sẽ có hành động can thiệp kịp thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, thiệt hại sớm được khắc phục, ngăn chặn và chấm dứt hành vi trái pháp luật và sớm khôi phục lại mối quan hệ thiện chí, cởi mở, giao hòa giữa các bên trong đời sống dân sự.
Ba là, khởi kiện VADS được pháp luật ghi nhận là hoạt động tố tụng đầu tiên bảo vệ quyền dân sự của chủ thể có quyền hay lợi ích hợp pháp bị xâm phạm và các chủ thể được pháp luật trao quyền; là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết VADS khi có đơn khởi kiện của các chủ thể đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Như vậy, khởi kiện VADS là cơ sở, tiền đề để Tòa án nhân danh nhà nước giải quyết các VADS.