Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có những đặc điểm và các quy định theo Bộ luật dân sự hiện hành. Vậy bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hình thành giữa các chủ thể bất kỳ mà trong đó, người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được áp dụng với mọi cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là quy định của pháp luật dân sự, xác định người có hành vi xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của các chủ thể khác và gây ra thiệt hại thì phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.
Theo quy định tại Điều 605
Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu
2. Đặc điểm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm phát sinh dưới tác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật, khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại. Là loại trách nhiệm dân sự phát sinh bên ngoài và không phụ thuộc vào hợp đồng.
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gồm:
– Yếu tố có thiệt hại xảy ra trên thực tế (thiệt hại về vật chất và tinh thần) là nền tảng cơ bản đồng thời là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
– Hành vi vi phạm đó là vi phạm những quy định của pháp luật nói chung, khi đó có thể là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật về hình sự, hành chính, kinh tế…
– Bốn điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gồm: Có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người gây thiệt hại và có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
Bên gây thiệt hại phải bồi thường nhanh chóng, kịp thời và toàn bộ. Các bên không có sự thỏa thuận trước như đối với trường hợp vi phạm hợp đồng. Một số trường hợp bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi, nếu pháp luật có quy định.
Thời điểm xác định trách nhiệm: Phát sinh từ thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định như sau:
– Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần.
– Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngoài việc áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật thì còn áp dụng đối với người khác như cha mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân, trường học, bệnh viện, cơ sở dạy nghề…
3. Trách nhiệm về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định một cách khá rõ và chi tiết trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp trách nhiệm này đều được đặt ra cho người gây ra thiệt hại. Việc tìm hiểu những quy định của pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai.
– Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Có thiệt hại thực tế xảy ra.
Thiệt hại là những tổn thất thực tế do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức.
+ Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi thường, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe.
+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
+ Thiệt hại do bị tổn thất về tinh thần.
Trong trường hợp thiệt hại hoàn toàn do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì cho dù có thiệt hại thực tế xảy ra thì người gây ra thiệt hại cũng không phải bồi thường trừ trường hợp có sự thỏa thuận khác hoặc thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bồi thường thiệt hại do xúc vật gây ra,…
Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào “xâm phạm” đến các quyền đó. Việc “xâm phạm” mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư…
Có lỗi của người gây thiệt hại.
Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý.
Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, những người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình sẽ không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó.
Tuy nhiên, có trường hợp người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ hoặc thiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, thì không phải bồi thường.
Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Do đó cần phải xem xét, phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện. Từ đó mới có thể rút ra được kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm của người gây thiệt hại.
– Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Về mức bồi thường các bên bên có thể tự thỏa thuận nếu trong trường hợp không tự thỏa thuận được sẽ do cơ quan có thẩm quyền xác định. Hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình
– Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
Trong trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên thì phải tự bồi thường. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu.
Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha mẹ không đủ mà con gây ra thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường trừ trường hợp sau:
+ Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
+ Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
Nếu trường học, bệnh viện, pháp nhân khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì không phải bồi thường mà cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, phải bồi thường.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
– Bồi thường thiệt hại trong trường hợp nhiều người cùng gây ra
Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
– Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 3 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
4. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Mẹ tôi 42 tuổi có bệnh tai biến trong người hôm 3/8/2016 bà có chút cãi vã với chồng, đúng lúc nhà kế bên cũng đang ghen ghét vì mẹ tôi ra bán tạp hóa cạnh tranh với họ; lợi dụng cơ hội bà hàng xóm và con bà ấy qua nhà tui để bắt đền mẹ tôi đã ném gạch trúng chân làm sưng tấy (nhưng nó chỉ sưng đỏ lên) sự thật là mẹ tôi không làm vì tôi cũng đứng đó chứng kiến.
Nhưng con của bà ta lấy điện thoại và quay phim lại lúc mẹ tôi nói với ba tôi nói là mẹ tôi chửi nó. Nó nộp đơn thưa mẹ tôi làm nó gây thương tích cùng đoạn clip đó. Trước khi vụ việc xảy ra nó ngồi trước nhà chửi rủa mẹ tôi rất nhiều lần mà mẹ tôi cố nhịn. Dạ cho tôi hỏi là chuyện này mẹ tôi có bị phạt hành chính không, và tôi sẽ giải quyết thế nào khi ra đối chứng? Vì họ có đoạn clip và mọi người không có chứng kiến ở đó nên họ luôn nghĩ là mẹ tôi sai! Mong Luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Theo quy định trên, người nào có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm sức khỏe, danh dự,… người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Theo thông tin bạn cung cấp, chưa nói rõ mẹ bạn gây thiệt hại cho người hàng xóm như thế nào?
Nếu mẹ bạn có lỗi trực tiếp hoặc lỗi gián tiếp gây thiệt hại cho người hàng xóm, xâm phạm tới sức khỏe của người hàng xóm thì mẹ bạn bồi thường thiệt hại theo quy định tại Bộ luật dân sự như sau:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
+ Người xâm phạm sức khỏe của người khác còn phải một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Nếu mẹ bạn không có hành vi gây thiệt hại sức khỏe cho người hàng xóm thì sẽ không có căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; mẹ bạn không phải bồi thường cho người hàng xóm.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: