Bình đẳng là gì? Bình đẳng giới là gì? Khái niệm bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm giới:
Mặc dù vấn đề giới được hình thành ngay từ khi con người xuất hiện nhưng gắn với quá trình phát triển của nhận thức. Nhìn nhận quá trình lịch sử, bất bình đẳng giữa nam và nữ đã kìm hãm như phát triển của một nhóm người trong xã hội và phụ nữ được cho là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều hơn. Trong lịch sử, nhiều cuộc đấu tranh và phong trào giành quyền bình đẳng của nữ giới so với nam giới đã diễn ra. Tuy nhiên, lúc này vấn đề bình đẳng giữa nam và nữ chưa được nhận thức một cách toàn diện mà chỉ tập trung vào nhóm “nữ” trong xã hội. Chính vì vậy, bình đẳng giữa nam và nữ vào trước đây thường gắn với chủ nghĩa “nữ quyền”. Mặc dù học thuyết về nữ quyền chỉ tập trung đề cập đến một nhóm đối tượng trong xã hội nhưng đó cũng là dấu mốc để phát triển các lý thuyết về giới sau này.
Charles Fourier, một triết gia người Pháp chuyên về chủ nghĩa xã hội không tưởng được coi là người đặt ra từ “chủ nghĩa nữ quyền” đầu tiên trên thế giới vào năm 1837. Sau đó, John William Money một nhà tâm lý học người New Zeland đã công bố lý thuyết về ảnh hưởng của cấu trúc xã hội của giới đối với sự hình thành bản dạng giới của mỗi cá nhân. Ông đã đưa ra nhiều định nghĩa liên quan đến “giới tính” trong các bài báo của mình vào những năm 1950. Định nghĩa của Money dựa trên sự hiểu biết của ông về sự khác biệt giới tính giữa con người với nhau. Theo ông, sự tồn tại của noãn và tinh trùng là những bằng chứng không thể chối cãi tạo nên sự khác biệt về “giới” giữa người với người.
Đến năm 1970 thì thuật ngữ “giới” được khái quát và được Ann Oakley đưa vào trong xã hội học. Theo ông, thì giới tính (sex) dùng để nhắc đến những khác biệt sinh lý căn bản nhất giữa đàn ông và đàn bà, khác biệt về cơ quan sinh dục và những khả năng sinh sản.
Từ quan điểm trên cho thấy Ann Oakley đã phân biệt “giới” dựa trên 02 tiêu chí đó là hình thức cấu tạo sinh lý bề ngoài và khả năng sinh sản. Trong tác phẩm giới tính, giới và xã hội, Ann Oakley cũng đã nói về sự khác biệt giới tính giữa nam và nữ bằng cách nêu lên sự khác biệt về mặt giải phẫu cũng như các chênh lệch về chỉ số cơ thể. Các học giả trên thế giới có nhiều cách để định nghĩa và giải thích về khái niệm “giới”, tuy nhiên tất cả đều nhận thấy rằng, bên cạnh vai trò là một từ vựng ngữ pháp, thuật ngữ “giới” còn có vai trò xã hội. Bởi vậy sau này, các nhà nghiên cứu bắt đầu sử dụng thuật bắt đầu sử dụng từ “gender” thay cho “sex” để chỉ về “giới” trong các nghiên cứu của mình.
Ở Việt Nam, vấn đề bình đẳng giữa nam và nữ lần đầu tiên được chính thức nhắc tới khi cho ra đời tờ báo dành riêng cho phụ nữ mang tên “Nữ giới chung” xuất bản số đầu tiên vào ngày 01/02/1918 tại Sài Gòn do bà Sương Nguyệt Ánh làm chủ bút. Sự ra đời của tờ báo đã là nơi để các tác giả hướng tới bàn luận, đặt ra các câu hỏi như Nữ quyền là gì? Hay thế nào là quyền bình đẳng nam nữ?
Theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê) định nghĩa giới để chỉ một lớp người trong xã hội phân theo một đặc điểm rất chung nào đó, về nghề nghiệp, địa vị xã hội…
Khoản 1 điều 5
Theo các văn bản liên quan đến pháp luật trong lĩnh vực lao động, có thể thấy giới được đề cập đến bao gồm 02 loại đó là nam giới và nữ giới. Đây là cách phân loại phổ quát, là nền tảng để thiết lập và giải quyết các vấn đề trong quan hệ pháp
Từ các quan niệm trên, ta có thể khái quát định nghĩa về giới như sau:
Giới là một thuật ngữ xã hội học dùng để chỉ một nhóm người trong xã hội có chung một đặc điểm. Xã hội hiện đại chia làm 2 giới là nam giới và nữ giới. Khi nghiên cứu về bình đẳng giữa nam và nữ, giới bao gồm cả các đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội.
Thuật ngữ giới được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các lĩnh vực khoa học và xã hội học bởi chúng có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Tuy nhiên người ta thường nhầm lẫn giữa khái niệm “giới” với một khái niệm khác là “giới tính”. Về bản chất, “giới” và “giới tính” là hai khái niệm khác biệt nhau.
Giới tính là một thuật ngữ dùng để chỉ sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ. Khi đưa ra các tiêu chí phân biệt giới tính, các nhà khoa học đặt ra các tiêu chí về sự khác biệt về cấu tạo bên trong và bên ngoài cơ thể cũng như khác biệt về hệ gen và nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, các nhà xã hội học đã chứng minh qua các nghiên cứu văn hoá rằng chỉ số cơ thể về sự khác biệt giới tính không cho phép chúng ta đoán trước được những vai trò mà nam giới hay phụ nữ sẽ đảm nhận trong một xã hội cụ thể nào đó.
Theo “Bách khoa toàn thư Tiếng việt” : Giới tính chỉ đặc điểm đực và cái trong giới sinh vật. Ở người là toàn bộ những đặc điểm riêng biệt tạo nên sự khác nhau giữa nam và nữ. Giới tính của con người có nguồn gốc sinh học và nguồn gốc xã hội. Những đặc điểm giải phẫu và sinh lí của cơ thể là tiền đề và cơ sở vật chất tạo nên sự khác biệt của giới tính. Tình cảm và ý thức về giới chỉ được hình thành thông qua hoạt động và giao tiếp với người khác, dưới ảnh hưởng của giáo dục và các điều kiện xã hội. Chính xã hội quy định và đánh giá giới tính của con người về mặt xã hội, quy định sự phân công lao động giữa nam và nữ, đòi hỏi ở mỗi giới phải có tiêu chuẩn đạo đức, cách cư xử, tác phong, đặc điểm khác nhau.
Như vậy, giới tính là một khái niệm có nội hàm nhỏ hơn khái niệm giới. Giới tính được xác định dựa trên cấu tạo sinh học, mang tính tự nhiên và di truyền. Mỗi cá thể đều được xác định một giới tính cụ thể từ khi sinh ra cho đến khi chết đi. Luật bình đẳng giới năm 2006 quy định: Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
2. Khái niệm Bình đẳng giới:
Các giới giữ vai trò quan trọng trong phát triển đời sống xã hội: vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất và vai trò cộng đồng.Vai trò sản xuất, các giới bằng khả năng lao động của mình trực tiếp làm ra sản phẩm, hàng hoá và đóng vai trò như đầu mối để tạo ra giá trị thặng dư. Các giới tham gia và trở thành lực lượng lao động từ năm 15 tuổi. Phụ nữ ở Việt Nam chiếm 47% lực lượng lao động. Tuỳ thuộc vào khả năng và tính chất công việc, các giới nam và nữ đã và đang đảm nhận nhiều vị trí công việc trong nhiều ngành nghề khác nhau.
Đối với vai trò tái sản xuất, sau mỗi chu kỳ sản xuất, các giới lại tiến hành tái sản xuất sức lao động cũng như của cải vật chất. Để thúc đẩy sự phát triển của xã hội sức lao động xã hội cũng không ngừng được tái tạo. Tái sản xuất mở rộng sức lao động về mặt chất lượng thể hiện ở sự tăng lên về cả phương diện thể lực và trí tuệ. Thông qua các công việc gia đình, phụ nữ vẫn đang đảm nhiệm vai trò chính trong việc tái sản xuất sức lao động. Nhóm công việc giúp việc gia đình hiện nay chỉ có sự tham gia của lực lượng lao động nữ. Tái sản xuất về mặt số lượng việc duy trì và tăng lên dân số, đảm bảo sự xoay vòng của nhóm tuổi lao động cũng phụ thuộc vào các gia đình mà cần thiết phải có sự kết hợp giữa hai giới nam và nữ.
Đối với vai trò cộng đồng, các giới đã tạo ra các nhóm xã hội thực, hoạt động của các nhóm này sẽ thúc đẩy các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá… Như vậy, bên cạnh tham gia lao động sản xuất, các giới còn đóng vai trò trong việc tạo ra và duy trì mối quan hệ giữa các chủ thể trong xã hội. Tạo ra một tổ chức xã hội và quyết định sự phát triển của tổ chức xã hội đó.
Tại khoản 3 điều 5 luật bình đẳng giới: Bình đẳng giữa nam và nữ là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Bình đẳng giới là việc thừa nhận các đặc điểm giống khác nhau giữa nam giới và nữ giới. Trên cơ sở đó tôn trọng sự khác biệt và có một cách đối xử công bằng giữa các giới. Các giới khác nhau đều được công nhận vị trí, vai trò, các quyền cá nhân và được tạo điều kiện để các giới phát triển ngang nhau trong xã hội.
Như vậy, khái niệm bình đẳng giữa nam và nữ cần được hiểu dưới các khía cạnh: bình đẳng không có nghĩa là bình đẳng một cách cơ học mà còn phải dựa trên những khác biệt tự nhiên giữa nam và nữ. Trên phương diện tổng quát, bình đẳng giữa nam và nữ bao gồm những nội dung như sau:
+ Phụ nữ và nam giới có vị thế ngang bằng nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội;
+ Được tạo điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các nguyện vọng của mình;
+ Có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các thành quả. Bất bình đẳng giới là sự phân biệt trong đối xử đối với nam và nữ trong việc tiếp cận và thụ hưởng các quyền.
Trái ngược với bình đẳng giới, bất bình đẳng giới tạo nên rào cản cho các giới phát triển, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước, dân tộc. Bất bình đẳng giới có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, hành động hoặc phim hành động, trực tiếp hoặc gián tiếp.
3. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động:
Quyền bình đẳng giới là việc nhà nước quy định cho cả nam và nữ các quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong các lĩnh vực đời sống.
Pháp luật về quyền bình đẳng giới là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội về quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Giống với mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội phải chịu sự điều chỉnh bởi “bàn tay vô hình” của Nhà nước, bình đẳng giữa nam và nữ với vai trò là một dạng của bình đẳng xã hội cũng cần có cho nó những quy định của pháp luật để điều chỉnh, một trình tự nhất định là vô cùng cần thiết để các giới có thể thực hiện các quyền của mình. Pháp luật về quyền bình đẳng giữa nam và nữ nhằm thiết lập, tạo ra một hệ thống các quy tắc nhằm giúp các giới phát triển và đảm bảo yếu tố cân bằng giữa nam và nữ. Ở Việt Nam do sự tồn tại của định kiến giới và sự ảnh hưởng của các yếu tố địa lý, kinh tế, giáo dục… mà phụ nữ Việt Nam đang phải chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới. Để rút ngắn khoảng cách và giúp nâng cao địa vị của người phụ nữ trong xã hội, nhà nước Việt Nam điều chỉnh pháp luật để có sự hỗ trợ ưu tiên cho phụ nữ phát triển và có cơ hội thể hiện mình.
Các quy định của pháp luật không chỉ là công cụ của Nhà nước mà còn thiết lập vòng bảo vệ cho các giới khỏi sự xâm phạm, cản trở việc thực hiện các quyền mà các giới được quy định. Việc thay đổi các chính sách pháp luật tác động rất lớn đến các giới. Việt Nam mặc dù ghi nhận vấn đề nam nữ bình đẳng trong các văn bản pháp luật và cao nhất là hiến pháp tuy nhiên nếu không có những chính sách cụ thể nhằm ưu tiên thúc đẩy phụ nữ thì Việt Nam không thể có được thành quả về bình đẳng giữa nam và nữ như hiện nay. Theo báo cáo số 15/BC-UBDT về “Tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giữa giới và mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2016” Việt Nam đã và đang thúc đẩy việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giữa nam và nữ, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giữa nam và nữ; nâng cao công tác tuyên truyền giáo dục, truyền thông về bình đẳng giữa nam và nữ; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giữa nam và nữ và thực hiện nhiều giải pháp để khắc phục những hạn chế trong bình đẳng giới.