Khai nhận và làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất được nhận thừa kế. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi thừa kế?
Khai nhận và làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất được nhận thừa kế. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi thừa kế?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Hiện tại tôi có một vấn đề muốn luật sư tư vấn cho tôi được biết. Tôi muốn hỏi về việc chuyện chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi người đã mất đứng tên quyền sử dụng đất. Cụ thể như sau:
1. Hiện tại sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà tôi là bà nội tôi đứng tên. Nhưng không may bà đã mất, nhưng không để lại di chúc. Giờ bố tôi muốn chuyển quyền sử dụng đất sang tên bố tôi thì thủ tục như thế nào?
2. Ngoài ra, bà nội tôi có một đứa con đã có chồng, nhưng không có tên trong sổ hộ khẩu, vậy khi bố tôi làm đổi tên người sử dụng đất (là bố tôi đứng) thì có cần phải có xác nhận của con của bà nội ký xác nhận chuyển toàn bộ cho bố tôi không? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trong trường hợp của bạn, do bà của bạn không để lại di chúc nên di sản thừa kế (mảnh đất) được thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo pháp luật theo Điều 674 Bộ luật dân sự 2005 là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Căn cứ khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 quy định về những người thừa kế theo pháp luật như sau:
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Bà của bạn có hai người con là bố của bạn và bác của bạn. Do vậy, di sản thừa kế là mảnh đất do bà của bạn để lại cho cả bố của bạn và bác của bạn. Bạn không nói rõ mảnh đất này đứng tên của bà của bạn hay đứng tên hộ gia đình. Dù ở trường hợp nào thì muốn sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bố bạn thì phải được sự đồng ý của bác của bạn (bởi lẽ bác của bạn cũng có một phần quyền trên mảnh đất nói trên).
Thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Hồ sơ yêu cầu công chứng theo khoản 1 Điều 40, Điều 57 Luật công chứng 2014 bao gồm:
+ Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo;
+
+ Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân khác của bố bạn và bác của bạn;
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất;
Sau khi thực hiện thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, bạn thực hiện thủ tục sang tên quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Hồ sơ nộp theo Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT bao gồm:
– Đơn đăng ký biến động đất đai (theo mẫu);
– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đã công chứng;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc;
– Giấy tờ về thuế, phí, lệ phí trước bạ (nếu có);
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, kiểm tra hồ sơ địa chính