Một trong những thủ tục mà cá nhân có nghĩa vụ phải thực hiện khi xuất, nhập khẩu hàng hóa là khai hải quan, đây là hoạt động quan trọng để nhà nước quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa chặt chẽ và hiệu quả.
Mục lục bài viết
1. Khai báo hải quan là gì?
Khai hải quan là hoạt động bắt buộc của người khai hải quan phải thực hiện khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ra/vào lãnh thỗ Việt Nam. Khai hải quan được thực hiện khi hàng hóa, phương tiện dừng tại cửa khẩu, cảng biển, càng hàng không để đi vào hoặc đi ra lãnh thổ nước ta.
Hoạt động khai hải quan được thực hiện bởi người khai hải quan, bao gồm: Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hoặc người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền; Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư miễn thuế; Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa, trung chuyển hàng hóa; Đại lý làm thủ tục hải quan; Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trừ trường hợp chủ hàng có yêu cầu khác.
Khai hải quan được thực hiện trên tờ khai hải quan giấy hoặc được thực hiện theo phương thức điện tử. Trong đó, phương thức điện tử đang ngày càng trở nên chiếm đa số bởi nó diễn ra thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn và đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Trước đây, trong
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới;
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh;
– Hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo; hàng xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ an ninh quốc phòng;
– Hàng quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển của cá nhân;
– Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập (Container rỗng có hoặc không có móc treo; bồn mềm lót trong container để chứa hàng lỏng)
– Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định trong trường hợp mang theo khách xuất cảnh, nhập cảnh;
– Hàng hóa khác theo quy định của Bộ Tài chính.
Người thực hiện khai hải quan có những sai sót trong quá trình khai hải quan có thể thực hiện khai bổ sung trong một số trường hợp nhất định.
2. Yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động khai hải quan và người khai hải quan:
Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, trung thực, rõ ràng các tiêu chí trên tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng. Một tờ khai hải quan được khai báo cho lô hàng có một hóa đơn.
Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải khai đầy đủ số, ngày, tháng, năm của hóa đơn và tổng lượng hàng trên tờ khai hải quan, nếu không thể khai hết các hóa đơn trên tờ khai hải quan thì lập bản kê chi tiết kèm theo tờ khai hải quan;
3. Trình tự thủ tục khai báo hải quan đối với hàng hóa:
Theo quy định của pháp luật, thì thủ tục khai báo hải quan đối với hai phương thức khác nhau thì có sự khác nhau, thực tế, trình tự thủ tục phức tạp xuất phát từ các loại hàng hóa đã dạng, cũng như chính sách của nhà nước cũng đa dạng.
Đối với khai báo hải quan điện tử: Khi khai hải quan, người khai hải quan thực hiện:
(1) Người khai hải quan phải khai trước các thông tin liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin được pháp luật quy định. Trường hợp chấp nhận thông tin khai trước, Hệ thống sẽ
(2) Gửi tờ khai hải quan đến cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
(3) Tiếp nhận thông tin phản hồi và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan. Người khai hải quan tự kiểm tra nội dung thông tin phản hồi từ Hệ thống và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi sử dụng thông tin phản hồi từ Hệ thống để làm thủ tục hải quan.
Đối với khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan khai đầy đủ các tiêu chí trên tờ khai hải quan, ký tên, đóng dấu (trừ trường hợp người khai hải quan là cá nhân) trên tờ khai để nộp cho cơ quan hải quan. Một tờ khai hải quan được khai tối đa 50 dòng hàng, nếu quá 50 dòng hàng thì người khai hải quan khai trên nhiều tờ khai hải quan.
Thời hạn nộp tờ khai hải quan được xác định theo hàng hóa nhập khẩu, hay xuất khẩu: trong đó, đối với hàng hóa xuất khẩu, việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm do người khai hải quan thông báo và chậm nhất 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; Đối với hàng hóa nhập khẩu, việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.
Chú ý là tờ khai hải quan phải được đăng ký, ví dụ: Hàng hóa xuất khẩu được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng. Việc đăng ký tờ khai hải quan được thực hiện ngay sau khi người khai hải quan khai, nộp đủ hồ sơ hải quan theo quy định và được cơ quan hải quan kiểm tra các điều kiện đăng ký tờ khai hải quan, bao gồm:
– Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các thông tin khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan;
– Kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế, kiểm tra việc áp dụng văn bản thông báo kết quả xác định trước
– Kiểm tra việc áp dụng biện pháp cưỡng chế tạm dừng làm thủ tục hải quan. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ căn cứ vào hồ sơ hải quan và thực tế hàng hóa để quyết định việc làm thủ tục hải quan.
Có thể thấy rằng, hạn chế trong quy định về trình tự, thủ tục khai báo hải quan là việc quy định rời rạc, không có sự thống nhất trong một văn bản pháp luật mà lại được sửa đổi, bổ sung liên tục, khiến cho hoạt động này trở thành những “miếng lắp ghép” từ các văn bản pháp luật, vì vậy, người khai hải quan hay người muốn tìm hiểu về thủ tục hải quan đôi khi có những khó khăn trong việc nắm bắt và thực hiện hiệu quả nghĩa vụ của mình.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật Hải quan năm 2018.
–
– Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
–