Căn cứ pháp lý? Mục đích của hai chế tài? Về sự thỏa thuận trong hợp đồng? Quy định về căn cứ áp dụng hai chế tài?
Theo quy định của
1. Căn cứ pháp lý:
+ Phạt vi phạm được quy định tại Điều 300, Luật Thương mại 2005: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.”
Như vậy qua điều luật ta có thể hiểu rằng: Khi một
+ Bồi thường thiệt hại được quy định rõ ràng tại Điều 302,
Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong thương mại là việc một bên trong hợp đồng phải bù đắp các tổn thất thực tế, trực tiếp do hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các điều khoản hợp đồng mà mình gây ra cho phía bên kia.
2. Mục đích của hai chế tài
Phạt vi phạm có những mục đích như sau:
+ Thứ nhất, phạt vi phạm được xem là biện pháp tăng cường trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi chưa có hành vi vi phạm nghĩa vụ. Với mức phạt được quy định cụ thể thì điều này giúp cho các chủ thể có thể biết trước được mực phạt sẽ phải gánh chịu nếu vi phạm hợp đồng và hạn chế được tình trạng vi phạm trong hợp đồng.
+ Thứ hai, khi có sự vi phạm thì nó được coi là hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng bởi vì bản chất của việc trả tiền phạt vi phạm là sự đền bù vật chất cho bên bị vi phạm. Và sự đền bù vật chất này được quy định cụ thể với một lượng phần trăm (%) theo luật định. Trong thực tiễn có những trường hợp mặc dù có hành vi vi phạm hợp đồng nhưng thiệt hại không xảy ra, nếu bên bị vi phạm trong trường hợp đó yêu cầu bên vi phạm trả tiền phạt đã thỏa thuận trước thì ro ràng là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, vì đó là phần trách nhiệm mà chính các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Thứ ba, nhằm bảo đảm phân biệt rõ giá trị pháp lý, ý nghĩa riêng biệt của mỗi điều khoản (nhiều khi phải mất nhiều công sức qua đàm phán, thỏa thuận mới đạt được), cũng như nhằm ngăn chặn hành vi lợi dụng, lạm dụng của một bên yêu cầu hủy bỏ giao dịch vì sự vô hiệu của một điều khoản mà trong nhiều tình huống là không cần thiết và không bảo vệ được quyền và lợi ích của bên (các bên) còn lại.
+ Thứ tư, răn đe, ngăn chặn vi phạm hợp đồng (trong trường hợp có vi phạm thì bên vi phạm sẽ phải nộp “phạt” không phụ thuộc vào việc thực tế vi phạm đó có gây ra thiệt hại cho bên kia không). Mục đích này nhằm cho các bên phải thấy trước được khoản giá trị vi phạm mà mình phải trả cho bên bị vi phạm, từ đó có một hướng nhìn trước về tương lai của việc thực hiện hợp đồng, việc cam kết về thời gian, hàng hóa, chất lượng, kho bãi, nhân viên, kỹ thuật… đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện theo đúng những gì các bên đã thỏa thuận, nâng cao ý thức, tính trách nhiệm trong quá trình giao kết hợp đồng.
+ Thứ năm, chi trả một khoản tiền cho bên bị vi phạm theo mức định trước (tức là nếu có vi phạm gây thiệt hại thì bên bị thiệt hại không được quyền đòi mức phạt vi phạm quá mức mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng trước đó, mặc dù lỗi dẫn đến vi phạm trong hợp đồng hoàn toàn thuộc về bên kia). Việc này đảm bảo một khung pháp lý vững chắc theo hình thức thỏa thuận mức phạt vi phạm nhằm ngăn chặn hành vi lợi dụng việc vi phạm của một bên mà tăng mức phạt vi phạm đã thỏa thuận trước kia.
Bồi thường thiệt hại trong thương mại sẽ có mục đích sau đây:
Mục đích áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại là đảm bảo lợi ích tối đa cho các bên có liên quan trong quan hệ hợp đồng.
Mục đích quan trọng nhất của chế tài bồi thường thiệt hại là đảm bảo lợi fch tối đa cho các bên liên quan trong quan hệ hợp đồng. Đối với bên bị vi phạm hợp đồng, chế tài bồi thường thiệt hại là một biện pháp hữu hiệu nhất nhằm khôi phục lợi ích vật chất, bù đắp những tổn thất mà họ phải gánh chịu do hành vi vi phạm của bên kia. Đó là toàn bộ những tổn thất thực tế, trực tiếp cũng như những khoản lợi đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng.
Đối với bên vi phạm, mặc dù bồi thường thiệt hại là một chế tài mang tính trừng phạt với họ nhưng nó vẫn đảm bảo lợi ích chính đáng cho họ. Điều này thể hiện ở các quy định về miễn giảm trách nhiệm, nghĩa vụ chứng minh và hạn chế tổn thất của bên yêu cầu bồi thường. Với các chủ thể liên chế định bồi thường thiệt hại cũng góp phần đảm bảo lợi ích cho các quan, chủ thể khác trong nền kinh tế với việc quy định tiền bồi thường thiệt hai mà bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba có liên quan.
3. Về sự thỏa thuận trong hợp đồng :
Phạt vi phạm phải được thỏa thuận trong hợp đồng, còn trách nhiệm bồi thường thiệt hại không cần có sự thỏa thuận.
Do bản chất của phạt vi phạm là phải có thỏa thuận trong hợp đồng, nên khi có vi phạm xảy ra mà các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì các bên chỉ có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại mà thôi. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại. Quy định này của các nhà làm luật là một quy định hợp lý, phù hợp với quan hệ thương mại đang phát triển không ngừng hiện nay.
Ngoài ra, ta có thể thấy rằng phạt vi phạm xuất phát từ sự dự liệu về quan hệ của các bên khi tiến hành ký kết hợp đồng còn bồi thường thiệt hại xuất phát từ yêu cầu bù đắp những tổn thất do hành vi vi phạm gây ra.
4. Quy định về căn cứ áp dụng hai chế tài:
Chế tài phạt vi phạm có thể áp dụng cho dù chưa có thiệt hại xảy ra hoặc thiệt hại nhỏ hơn mức phạt vi phạm.
+ Có hành vi vi phạm hợp đồng (tức là hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các cam kết trong hợp đồng);
+ Các bên có thỏa thuận trong hợp đồng về việc phạt vi phạm, lỗi trong phạt vi phạm được coi là lỗi suy đoán, như vậy mọi hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đều bị suy đoán là có lỗi (trừ trường hợp bên vi phạm chứng minh được rằng mình không có lỗi).
Trong khi đó, chế tài bồi thường thiệt hại nhằm bù đắp tổn thất nên sẽ chỉ bằng thiệt hại đã xảy ra hoặc thậm chí nhỏ hơn thiệt hại đã xảy ra. Có thể nói rằng, bối thường thiệt hại là chế tài quan trọng và cơ bản nhất nhằm đảm bảo lợi ích của các bên khi hợp đồng bị vi phạm. Chính vì thế, chế tài này có thể áp dụng cho hầu hết các hành vi vi phạm hợp đồng. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có:
+ Có hành vi vi phạm hợp đồng: Chúng ta cần xem xét có tồn tại hợp đồng hop pháp và có hiệu lực pháp luật. Hợp đồng thể hiện sự thống nhất ý chí của các bên tham gia, nó quy định rõ rằng quyền và nghĩa vụ của các bên. Vì vậy, chi khi có hợp đồng, đối chiếu với những điều khoản quy định nội dung của nghĩa vụ hợp đồng, các điều kiện thực hiện nghĩa vụ, mức độ thực hiện… thì mới có thể đánh giá được hành vi có vi phạm hợp đồng hay không. Đồng thời, xem xét có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng hoặc quy định của pháp luật. Theo Luật Thương mại, vi phạm hợp đồng không chỉ là việc vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mà còn là vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ những quy định của pháp luật. Bởi vì, nội dung của hợp đồng không chi bao gồm những điều khoản do các bên thỏa thuận mà còn bao gồm cả những điều khoản các bên không thỏa thuận nhưng theo quy định của pháp luật, các bên có nghĩa vụ phải thực hiện.
+ Có thiệt hại vật chất thực tế phát sinh:
Có thiệt hại vật chất thực tế là căn cứ bắt buộc đối với việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Bên có hành vi vi phạm hợp đồng chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm nếu như hành vi vi phạm của mình gây thiệt hại thực tế cho bên bị vi phạm. Hay nói một cách khác, bên bị vi phạm chỉ có thể yêu cầu bên có hành vi vi phạm bồi thường thiệt hại khi chứng minh có thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm gây ra.
+ Hành vi vi phạm hợp đồng phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại
Sau khi xác định được hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế, phải xác định giữa chúng có mối quan hệ nhân quả thì mới có căn cứ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hai. Bên có hành vi vi phạm hợp đồng chi phải bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng. Vì vậy, việc xác định chính xác mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực té không phải bao giờ cũng dễ dàng. Điều này đòi hỏi bên bị vi phạm khi đòi hỏi bồi thường thiệt hại cũng như các cơ quan tài phán khi quyết định áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại đổi với bên vi phạm phải dựa trên chứng cứ rõ ràng, xác thực và hợp pháp