Kết luận điều tra là một phần tất yếu trong quá trình điều tra vụ án hình sự. Theo đó, sau khi kết thúc quá trình điều tra, cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra. Căn cứ vào bản kết luận điều tra, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành những thủ tục khác nhau sau khi quá trình điều tra kết thúc.
Mục lục bài viết
1. Kết luận điều tra?
Kết luận điều tra là văn bản tố tụng tổng kết việc điều tra và đề xuất giải quyết vụ án của Cơ quan điều tra trong vụ án hình sự. Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra đề nghị truy tố hoặc rả bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điểu tra.
Kết luận điều tra tiếng Anh là ” Investigation conclusion “
2. Quy định của pháp luật về kết luận điều tra?
Bản kết luận điều tra là văn bản tố tụng do Cơ quan điều tra lập khi kết thúc điều tra vụ án hình sự trong đó ghi nhận lại diễn biến chính của vụ án, các biện pháp điều tra đã áp dụng và chứng cứ đã thu thập được, quan điểm xử lý tiếp tục đối với vụ án của Cơ quan điều tra.
Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ và chữ kí của người ra kết luận điều tra.
Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định định chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, gửi bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can, người bào chữa.
Bản kết luận điều tra trong trường hợp đề nghị truy tố
” Điều 233. Kết luận điều tra trong trường hợp đề nghị truy tố
Trong trường hợp đề nghị truy tố thì bản kết luận điều tra ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án; lý do và căn cứ đề nghị truy tố; tội danh, điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng; những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án.
Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra kết luận; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận điều tra.”
Kết thúc điều tra bằng Bản kết luận điều tra đề nghị truy tố là trường hợp mà quá trình điều tra vụ án đã có căn cứ, các tình tiết khẳng định rõ hành vi xảy ra mang đầy đủ những dấu hiệu của những tội phạm cụ thể. Trên cơ sở đó, Cơ quan điều tra kết luận và đề nghị Viện Kiểm sát truy tố tội phạm và người phạm tội.
Bản kết luận điều tra trong trường hợp đình chỉ điều tra
“Điều 234. Kết luận điều tra trong trường hợp đình chỉ điều tra
Trong trường hợp đình chỉ điều tra thì bản kết luận điều tra ghi rõ diễn biến sự việc, quá trình điều tra, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra.
Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra kết luận; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận điều tra.
Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và các vấn đề khác có liên quan.”
Kết thúc điều tra bằng Bản kết luận điều tra về quyết định đình chỉ điều tra là trường hợp mà quá trình điều tra vụ án đã đi đến chứng minh một cách có căn cứ rằng không có tội phạm xảy ra hoặc hành vi xảy ra không đủ những dấu hiệu của những tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự và người đã thực hiện hành vi đó không phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Quy định của pháp luật về việc giao nhận bản kết luận điều tra?
Việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra được quy định tại Điều 238
” 1. Khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giao hồ sơ vụ án kèm theo bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và vật chứng (nếu có) thì Viện kiểm sát phải kiểm tra và xử lý như sau:
a) Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) đã đầy đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng và bản kết luận điều tra đã được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì nhận hồ sơ vụ án;
b) Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) không đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng hoặc bản kết luận điều tra chưa được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bổ sung tài liệu, vật chứng; yêu cầu giao bản kết luận điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can.
2. Việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.”
Thời điểm giao nhận hồ sơ vụ án có ý nghĩa quan trọng, nhằm xác định thời hạn quyết định việc truy tố của Viện kiểm sát. Cụ thể:
– Khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giao hồ sơ vụ án kèm theo bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và vật chứng (nếu có) thì Viện kiểm sát phải kiểm tra và xử lý.
– Việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra được lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Biên bản sẽ là cơ sở pháp lí cho việc xác định thời hạn quyết định việc truy tố của Viện kiểm sát, đồng thời là cơ sở xác định sự chuyển giao trách nhiệm của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đối với hồ sơ vụ án hình sự.
4. Mẫu 216/CQĐT Bản kết luận điều tra vụ án hình sự trong trường hợp đề nghị truy tố?
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________
BẢN KẾT LUẬN ĐIỀU TRA
ĐỀ NGHỊ TRUY TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN
Căn cứ các điều 232, 233 và 431 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số (1):…… ngày……… tháng ………năm …. của ……
Căn cứ Quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân số (2): ……
ngày ……… tháng …….. năm…… của …
Sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan……. kết luận:
I. Diễn biến hành vi phạm tội, chứng cứ xác minh hành vi phạm tội của của pháp nhân, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và các tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án(3):…..
II. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cưỡng chế, việc thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu và việc xử lý vật chứng:…
III. Lý do và căn cư đề nghị truy tố, tội danh, điều, khoản, điểm của bộ luật hình sự được áp dụng, ý kiến đề xuất giải quyết vụ án đối với pháp nhân:….
IV. Lý Lịch tư pháp của pháp nhân:
Tên bằng tiếng Việt: ….
Quốc tịch (nếu có): ……
Tên bằng tiếng nước ngoài: ….
Tên viết tắt: ….
Địa chỉ trụ sở chính: …..
Địa chỉ liên lạc: ……
Quyết định thành lập số: …… ngày……. tháng ….năm…….. của …..
Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền:…….. cấp ngày……… tháng ………năm………
Nơi cấp: ……
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân:
Họ tên: …. Giới tính: …..
Tên gọi khác: ….
Sinh ngày……. tháng ….. năm ….. tại …..
Quốc tịch: ….; Dân tộc: …. ; Tôn giáo: …
Nghề nghiệp: ….. Chức vụ: ….
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ……
cấp ngày ….. tháng ……. năm ….. Nơi cấp: ….
Nơi cư trú: …..
Quá trình hoạt động của pháp nhân:…..
Cơ quan ……
QUYẾT ĐỊNH:
Chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án và Bản kết luận điều tra đến Viện kiểm sát …. đề nghị truy tố bị can đối với pháp nhân (4) …….
Vật chứng vụ án kèm theo gồm: …..
Hồ sơ vụ án gồm: …. tập, …. bút lục, đánh số từ ……. đến …..
(có Biên bản giao nhận hồ sơ vụ án và Thống kê tài liệu chi tiết kèm theo).
Nơi nhận:…..(5)
Hồ sơ 02 bản
Hướng dẫn
(1) Ghi đầy đủ các Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bổ sung, thay đổi Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định tách, nhập vụ án;
(2) Ghi đầy đủ các Quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân, Quyết định khởi tố bổ sung bị can đối với pháp nhân, Quyết định thay đổi Quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân, Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân… Trường hợp bị can là pháp nhân bị khởi tố về nhiều tội thì ghi đầy đủ các Quyết định khởi tố bị can và các Quyết định phê chuẩn đối với pháp nhân;
(3) Đánh giá, làm rõ được những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự theo Điều 441 BLTTHS; Những lập luận và đánh giá về sử dụng chứng cứ để làm rõ những vấn đề cần chứng minh; Quan điểm của Cơ quan điều tra có đồng ý hay bác bỏ lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
(4) Ghi rõ tội danh theo điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự;
(5) Họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận điều tra.
5. Ý nghĩa của bản kết luận điều tra?
Theo những vấn đề đã trình bày ở trên, bản kết luận điều tra được hình thành sau khi kết thúc quá trình điều tra. Trong đó bản kết luận điều tra là văn bản để trình bày diễn biến hành vi phạm tội, đồng thời nêu rõ các chứng cứ chứng minh tội phạm. Bản kết luận điều tra là văn bản để cơ quan điều tra đưa ra những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án, có nêu rõ lí do và căn cứ để đề nghị truy tố. Trong trường hợp đình chỉ điều tra, bản kết luận điều tra phải nêu rõ quá trình điều tra, lí do và căn cứ đình chỉ điều tra.
Như vậy, có thể thấy, bản kết luận điều tra là văn bản pháp lý quan trọng, đã thể hiện một cách đầy đủ, có hệ thống. Toàn bộ quá trình điều tra thông qua hệ thống chứng cứ hay những lý lẽ, lập luận của cơ quan điều tra. Bản kết luận điều tra là căn cứ quan trọng đối với cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện các giai đoạn tố tụng tiếp theo.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài :