Đạo Tin Lành là một nhánh nhỏ của Kito giáo bắt nguồn từ phong trào cải cách Tin Lành và bắt đầu vào đầu thế kỷ XVI ở Châu Âu bởi những người theo đạo Thiên Chúa. Kết hôn với người theo đạo Tin Lành nghĩa là thế nào? Lễ cưới đạo Tin Lành? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc này.
Mục lục bài viết
1. Nguồn gốc ra đời của đạo Tin Lành:
Vào thế kỷ XVI ở châu Âu, đạo Tin Lành ra đời có nguồn gốc sâu xa về chính trị, xã hội. Trước hết, đó chính là sự xuất hiện của giai cấp tư sản bên cạnh những điểm mới về các lĩnh vực chính trị, xã hội và tư tưởng tôn giáo. Vào thời Trung cổ, giai cấp phong kiến và Giáo hội Công giáo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đạo Công giáo đã trở thành một chỗ dựa về tư tưởng cho chế độ phong kiến. Giáo hội Công giáo đã bị chính trị hoá và trở thành thế lực phong kiến. Cuộc cải cách đạo Công giáo do giai cấp tư sản thực hiện nhằm mục đích “tháo bỏ hào quang tôn giáo” của giai cấp phong kiến, qua đó lực lượng dần được thu hẹp và giai cấp phong kiến bị ảnh hưởng trước khi cuộc cách mạng tư sản được tiến hành nhằm lật đổ chế độ phong kiến. Sự ra đời của đạo Tin lành đã thể hiện sự khủng hoảng nghiêm trọng về vai trò ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo bởi do những tham vọng quyền lực ở nơi trần thế và đạo đức của hàng giáo phẩm cũng bị sa sút, đặc biệt là sau cuộc “lưu đày Babylon” (1387 – 1417). Bên cạnh đó, uy tín về vai trò ảnh hưởng của Giáo hội cũng là sự bế tắc của nền thần học Kinh viện (đã được hình thành từ thế kỷ XII) – cơ sở quyền lực của Giáo hội Công giáo.
Sự ra đời của Đạo Tin Lành đã tạo ra chiều hướng mới về mặt văn hoá, tư tưởng. Điều này đã được thúc đẩy bằng phong trào Văn hóa phục hưng – chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu từ thế kỷ XV, XVI với cách nhìn mới mẻ về con người, tôn giáo, làm cơ sở cho quá trình nảy nở và những tư tưởng cải cách tôn giáo được tiếp thu. Chủ trương là đề cao con người, nhân tính, nhân quyền đối lại với việc đề cao thần tính, thần quyền, tự do của cá nhân, dân chủ và sự hưởng lạc, đối lại với việc kìm hãm dục vọng và việc ràng buộc của chế độ phong kiến, luật lệ của Công giáo, cụ thể đề cao tình yêu nước đối lại với việc đề cao lòng yêu Thiên Chúa và với một nước Chúa chung chung diệu vợi…
Sự ra đời của đạo Tin lành đã tiếp nối, kế thừa các phong trào nhằm chống lại quyền lực của Giáo triều Rôma và Giáo hoàng từ nhiều thế kỷ trước. Từ thế kỷ XII trở đi, các phong trào tiêu biểu như: phong trào Waldensians ở Pháp(thế kỷ XII), phong trào Albigeois ở Pháp (thế kỷ XII), phong trào John Wycilff ở Anh (thế kỷ XIV), phong trào Jerome Savararola ở Ý (thế kỷ XV),.…
Nguyên cớ trực tiếp dẫn đến cuộc cải cách là các hàng giáo phẩm trong giáo triều Rôma có đời sống sa hoa hưởng lạc và đặc biệt là sự việc giáo hoàng Leon X đã ra lệnh ban ơn toàn xá cho những người cho bán “bùa xá tội” để dâng cúng tiền của cho Giáo hội. Những người lãnh đạo và xướng xuất cuộc cải cách là những giáo sĩ Công giáo đó là: linh mục, tiến sĩ Thần học Martin Luther (1483 – 1546), linh mục Jean Calvin (1509 – 1564), linh mục Thomas Munzer (1490 – 1525), linh mục Ubric Zwinghi (1484 – 1531)…
Phong trào cải cách tôn giáo đầu tiên được diễn ra vào 11/1517ở Đức bằng việc Martin Luther công bố 95 luận đề chống lại chức vụ Giáo hoàng, Giáo quyền Rôma và việc bán ‘bùa xá tội”. Sau đó, phong trào lan rộng sang các nước Pháp, Thụy Sĩ, Anh, Scốtlen,… Đến giữa thế kỷ XVII, sau cuộc chiến tranh ba mươi năm (1618 – 1648) bất phân thắng bại, đã gây nhiều tổn thất nặng nề, cả Giáo triều Rôma và Châu Âu đều chấp nhận những người cải cách và một tôn giáo mới được hình thành và tách ra khỏi đạo Công giáo đó là đạo Tin lành.
Năm 1911, đạo Tin Lành được truyền vào nước ta. Lúc đầu, tôn giáo này chỉ được phép hoạt động tại các vùng do Pháp quản lý, còn lại các vùng khác đều bị cấm. Đến năm 1920, đạo Tin Lành mới được cho phép hoạt động ở khắp Việt Nam.
2. Kết hôn trong Hội thánh Tin Lành:
Trong các nhà thờ Thiên chúa giáo thì hôn nhân chính là liên minh giữa một nam và một nữ để bắt đầu xây dựng nên một tổ ấm gia đình. Thể chế này được điều chỉnh bởi Cơ đốc giáo, cả hai en thực hành nghi lễ như en cuộc sống a cấp độ de các cá nhân.
3. Lễ cưới của những người theo đạo Tin lành:
Khi kết hôn, các tín đồ Tin Lành phải cam kết với Đấng Christ, đồng thời cũng phải cam kết với nhau, và lời cam kết phải rành mạch, rõ ràng đối với tất cả mọi người đang tham dự lễ cưới.
Cơ đốc và Đấng Christ sẽ là tâm điểm trong một đám cưới. Để thực sự muốn tôn vinh Đấng Christ thông qua lễ cưới của mình thì cặp vợ chồng đó phải bắt đầu chuẩn bị từ những việc làm ban đầu. Bắt đầu sẽ là lời khuyên về tiền hôn nhân theo Kinh thánh với mục sư của họ. Trong Kinh thánh dựa trên những nguyên tắc đúng đắn phải nêu rõ được vai trò của người vợ và người chồng khi họ có quan hệ với nhau và trong tương lai là với những đứa con của họ. Đám cưới khẳng định trước mặt Chúa, bạn bè, gia đình và cùng tất cả mọi người, rằng mong muốn của đôi vợ chồng là sống theo kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho gia đình mình.
Ngoài ra, sự dâng hiến của đôi vợ chồng cho sự vĩ đại của Chúa Giê Su Christ trong lễ cưới cũng phải phản ánh được. Mọi phần của lễ cưới, tất cả như âm nhạc hay những lời nói, lời thề và cả thông điệp được đưa ra, cũng phải phản ánh cam kết đó. Về âm nhạc thì phải tôn kính cũng như tôn vinh Đấng Christ, âm nhạc không được mang tính chất xuề xòa, trần tục hay quoa loa. Về lời nguyện thề thì cả đôi vợ chồng phải có sự hiểu biết đầy đủ và họ phải biết rằng những lời họ nói với sẽ nhau tạo thành một cam kết trọn đời và họ cũng phải hiểu rằng những lời họ đã hứa với nhau đó cũng là họ đang hứa với Đức Chúa Trời. Những cam kết và sự thật này cũng phải được phản ánh qua thông điệp mà mục sư đưa ra.
Nếu một cặp vợ chồng theo khi đạo Cơ đốc thì trong đám cưới của họ nên chọn những người phục vụ cẩn thận và trong tâm trí của họ luôn cam kết với Đấng Christ. Phù rể và phù dâu ngoài việc là trang điểm cho buổi lễ thì sự có mặt của họ cũng làm chứng cho sự đồng ý và lời hứa ủng hộ hay những cam kết của hai vợ chồng để tôn vinh Đấng Christ. Đồng thời trang phục váy cưới của cô dâu và phù dâu cũng phải khiêm tốn và phù hợp khi đứng trước Chúa, và trong buổi lễ tôn vinh Đấng Christ không được mặc nhưng trang phục hở hang hay gợi cảm.
Tất cả những cuộc tiếp đón, cũng đều phải là việc tôn vinh Đấng Christ. Trong tiệc cưới thì rượu không nên là trọng tâm và việc say rượu thì tuyệt đối không nên. Trong lễ cưới, cặp vợ chồng nên cân nhắc xem có nên dùng rượu để tiếp khách trong bữa tiệc hay không và việc có dùng rượu trong bữa tiệc hay không sẽ là quyết định của vợ chồng Cơ đốc nhân. Đám cưới tôn vinh Đấng Christ sẽ khiến cho cặp vợ chồng Cơ đốc nhân nhớ vẻ đẹp và sự nghiêm túc của nó đến suốt đời. Và họ sẽ nhận ra rằng cuộc sống với nhau của họ được bắt đầu một cách rất tuyệt vời.
4. Ý nghĩa của lễ cưới theo đạo Tin lành:
Lễ cưới của cặp vợ chồng Đô đốc nhân cũng phải phản ánh được sự hiến dâng của đôi vợ chồng dành cho sự vĩ đại của Đấng Christ. Mọi phần của dịch vụ, từ âm nhạc đến lời thề cho đến thông điệp mà người điều hành đưa ra, phải phản ánh cam kết đó. Âm nhạc phải tôn kính và tôn vinh Đấng Christ, không mang tính chất trần tục hay xuề xòa. Lời thề nguyện nên được thực hiện với sự hiểu biết đầy đủ của cặp đôi rằng những lời họ nói với nhau tạo thành một cam kết trọn đời và với sự hiểu biết rằng những gì họ hứa với nhau, họ đang hứa với Đức Chúa Trời. Thông điệp mà mục sư đưa ra phải phản ánh những sự thật và cam kết này.
5. Sự khác nhau giữa đạo Tin Lành và đạo Thiên Chúa:
Giữa Tin Lành và Công giáo có rất nhiều điểm khác nhau và có những điểm lớn là:
– Mẹ về phần xác của Chúa Jesus là bà Mari và người theo Tin lành tin rằng bà không đồng trinh trọn đời. Hay được hiểu là bà còn sinh ra những người con khác sau khi sinh ra Chúa Jesus. Còn theo người Công giáo là bà Mari đồng trinh trọn đời.
– Người theo Công giáo, bà Mari là Mẹ thông ơn Thiên Chúa và cầu nguyện với bà Mari. Còn người theo Tin lành thì không tôn thờ bà và chỉ tôn kính bà Mari.
– Người theo Tin lành không xưng tội với Mục sư, còn người theo Công giáo xưng tội với Linh mục.