“Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Trung đại, và cũng là một trong những tác phẩm về tình yêu quê hương đất nước để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Dưới đây là bài phân tích và một số kết bài hay có chọn lọc của bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến. Mời độc giả cùng theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Kết bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến ngắn gọn:
- Mẫu 1:
Đọc “Thu điếu” chúng ta lại càng yêu mến quê hương đất nước Việt Nam hơn. Bức tranh mùa thu đầy vẻ đẹp thanh bình của thiên nhiên Việt Nam giữa bao biến động của cuộc đời. Phải chăng đôi lúc lòng ta lắng lại, thưởng thức một “Thu điếu” gột rửa tâm hồn để thêm yêu đất nước, thêm yêu tiếng Việt trong sáng và giàu bản sắc này…
- Mẫu 2:
Bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến không chỉ mang đến cho người đọc một bức tranh mùa thu bình dị mà tươi sáng của cảnh sắc mùa thu vùng chiêm trũng Bắc Bộ mà còn thể hiện những tình cảm thân thương. Đó chính là sự chân thành của nhà thơ đối với làng quê. Đó là sự gắn bó thiết tha, là tình yêu thiên nhiên, mảnh đất và con người giản dị mà sâu nặng.
- Mẫu 3:
Qua hình ảnh mùa thu êm đềm, trong trẻo và đượm buồn trong “Thu Điếu”, ta thấy hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên qua tình yêu thiên nhiên chân thành và chất chứa nỗi buồn. Đây là tiếng nói yêu nước thầm kín nhưng thiết tha, chân thành của cụ Tam Nguyên Yên Đổ trước vận nước lúc bấy giờ.
- Mẫu 4:
“Thu điếu” là bức tranh phong cảnh mùa thu đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương cùng tâm trạng đau buồn của nhà thơ trước thời cuộc. Thể thơ thất ngôn bát cú với cách gieo vần độc đáo; nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tiêu biểu của văn học trung đại; cách sử dụng ngôn từ tinh tế, trong sáng và giàu tính nghệ thuật, ngòi bút của Nguyễn Khuyến đã miêu tả cảnh đẹp mùa thu và bầu trời mùa thu của nông thôn Việt Nam bằng những hình khối và màu sắc tuyệt vời.
- Mẫu 5:
“Câu cá mùa thu” là một trong những bài thơ hay nhất của nhà thơ Nguyễn Khuyến viết về mùa thu. Bài thơ mở ra trước mắt người đọc một hình ảnh mùa thu trong sáng, trong trẻo nhưng cũng đượm buồn man mác. Đằng sau hình ảnh mùa thu, người đọc còn cảm nhận được tình yêu dạt dào, đó là tình yêu chân thành của nhà thơ đối với thiên nhiên, là những cảm xúc về thời cuộc, là trái tim tràn đầy tình yêu đất nước, quê hương.
- Mẫu 6:
Bài thơ “Câu cá mùa thu” đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà văn, một con người giản dị gắn bó sâu sắc với quê hương và con người, rung động trước vẻ đẹp của tạo hóa, hướng đến những điều tốt đẹp của cuộc sống và luôn có tinh thần trách nhiệm với cuộc sống. Bài thơ “Câu cá mùa thu” là một bài thơ hay và giàu ý nghĩa. Khung cảnh mùa thu thật u tối và buồn bã, trong đó chứa đựng hình ảnh một con người với đầy những nỗi lo toan bộn bề từ cuộc sống.
2. Mẫu kết bài Câu cá mùa thu (Thu Điếu) của Nguyễn Khuyến:
- Mẫu 1:
Thơ là sự cách điệu tâm hồn, Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê với tất cả tình đồng quê nồng hậu. Ông là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Đọc Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh, chúng ta thêm yêu quê hương, thêm yêu xóm thôn, đồng nội, đất nước. Với Nguyễn Khuyến, tả mùa thu, yêu mùa thu đẹp cũng là yêu quê hương đất nước. Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm một địa vị vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam.
- Mẫu 2:
Trong chùm thơ bài viết về mùa thu của Nguyễn Khuyến, nếu được chọn một bài thì đó là bài “Thu điếu”. Bài thơ “Thu điếu” là kiệt tác trong nền thơ cổ điển nước nhà. Bức tranh mùa thu được miêu tả bằng những hòa sắc tinh tế, những đường nét gợi cảm. Nhạc điệu cũng độc đáo. vần gieo hiểm hóc mà tự nhiên, hồn nhiên. Theo Xuân Diệu, cả bài thơ không còn lép chữ nào. Thật là một nghệ sĩ cao tay. Cái tình của nhà thơ cũng theo kịp cái tài. Cái tình của nhà thơ đối với quê hương làng cảnh, với non sông đất nước thấm trong mỗi chữ mỗi lời làm xúc động hết thảy mỗi tâm hồn Việt Nam.
- Mẫu 3:
Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi cái diệu xanh trong Thu điếu. Có xanh ao, xanh sóng, xanh trời, xanh tre, xanh bèo.. và chỉ có một màu vàng của chiếc lá thu đưa vèo. Cảnh đẹp êm đềm, tĩnh lặng mà man mác buồn. Một tâm thế an nhàn và thanh cao gắn bó với mùa thu quê hương, với tình yêu tha thiết. Mỗi nét thu là một sắc thu, tiếng thu gợi tả cái hồn thu đồng quê thân thiết, vần thơ: veo – teo – vèo – teo – bèo, phép đối tạo nên sự hài hòa cân xứng, điệu thơ nhẹ nhàng bâng khuâng… cho thấy một bút pháp nghệ thuật vô cùng điêu luyện, hồn nhiên – đúng là xuất khẩu thành chương. Thu điếu là một bài thơ thu, tả cảnh ngụ tình tuyệt bút.
- Mẫu 4:
Qua bài thơ, ta thấy được tài năng của Nguyễn Khuyến trong phần gieo vần “eo” vốn là từ vận oái ăm nhưng phù hợp với tâm trạng hẹp dần, đầy uẩn khúc của tác giả. Cạnh đó, thủ pháp lấy động tả tĩnh cũng được ông vận dụng một cách tài tình. Bài “Câu cá mùa thu” đã vẽ nên nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, bộc lộ một mối tình thu đẹp mà tràn đầy uẩn khúc của một nhà nho yêu thiên nhiên, một lòng vì nước vì dân.
3. Kết bài Câu cá mùa thu (Thu Điếu) của Nguyễn Khuyến hay nhất:
- Mẫu 1:
Tóm lại, qua Thu điếu, chúng ta phần nào thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với thiên nhiên và đối với cuộc sống: chỉ có những ao nhỏ, những “ngõ trúc quanh co”, màu xanh của bầu trời, cũng đã làm say đắm được lòng người. Thì ra mùa thu ở chốn thôn quê chẳng có gì là xa lạ, mùa thu ở vùng thôn quê chính là cái hồn của cuộc sống, cái duyên của nông thôn. Câu cuối này chính là thú vị nhất, vừa gợi được cảm giác và vừa biểu hiện được cuộc sống ngây thơ nhất cùng với sự việc sử dụng những âm thanh rất trong trẻo có tính chất ngân vang của những cặp vần, đã chiếm được cảm tình của độc giả, đã đọc qua một lần thì khó có thể quên được.
- Mẫu 2:
Đọc “Câu cá mùa thu” ta càng yêu thêm non sông xứ sở đất Việt này. Bức tranh mùa thu đậm chất vẻ đẹp thiên nhiên của Việt Nam trong bao biến động xô bồ của cuộc đời này. Có cần chăng nhiều lúc lòng chúng ta nên lắng lại để thưởng thức “Thu điếu” để thanh lọc lại hồn mình, để yêu quê hương đất nước, yêu tiếng Việt trong sáng và giàu đẹp này hơn nữa …
- Mẫu 3:
Cuối cùng, con người cũng hiện hữu trong bức tranh thu đó. Với một công việc bình yên: câu cá. Nhân vật trữ tình trong bài thơ đang câu cá nhưng dường như không quan tâm đến công việc của mình, “tựa gối buông cần”. Có lẽ vì đang chìm đắm trong dòng suy nghĩ riêng của bản thân. Rồi chỉ một tiếng động nhỏ của cá đớp dưới chân bèo đã làm nhà thơ giật mình tỉnh táo. Hai câu cuối đã mô tả hình ảnh của nhân vật trữ tình, hay chính là của nhà thơ, trong một tâm trạng nhàn nhã trước bức tranh thu ở quê hương. Như vậy, qua bài thơ “Câu cá mùa thu”, độc giả đã cảm nhận được hình ảnh một bức tranh mùa thu đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc bộ.
- Mẫu 4:
Thu Điếu là một trong những tác phẩm lớn của tác giả Nguyễn Khuyến. Xuân Diệu từng tâm sự rằng ở bài thơ của Nguyễn Khuyến có một nét xanh tuyệt vời mà miêu tả không thể hiểu hết vẻ đẹp, sự tinh túy. Nào là xanh ao, xanh sóng, xanh trời, xanh trúc, xanh tre, bèo… và chỉ có một màu vàng của những chiếc lá mùa thu “khẽ đưa vèo”. Tuy nhiên, ẩn sâu dưới đáy khoảng lặng này lại ẩn chứa một nỗi buồn miên man của tác giả. Tâm hồn thư thái, quý phái gắn bó với mùa thu quê hương, với tình yêu tha thiết. Mỗi nét của mùa thu là một màu thu, âm thanh của mùa thu gợi lên hồn quê tiết trời thu, vần: veo – teo – vo – teo – bèo, tương phản tạo nên sự hài hòa cân đối, giàu sức biểu lộ lại tạo nhạc điệu thơ nhẹ nhàng, trầm bổng. .thể hiện một phong cách nghệ thuật vô cùng điêu luyện và hồn nhiên – thực sự xuất sắc trong các chương. Thu điếu lá xứng đáng là một tác phẩm tả cảnh ngụ tình tiêu biểu xuất sắc trong chương trình ngữ văn lớp 11.
- Mẫu 5:
Tất cả các tác phẩm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, có thể nói là vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu để chọn một bài thơ tâm đắc nhất thì chắc chắn đó là Thu điếu. Tác phẩm này có thể coi là kiệt tác trong nền văn học cổ điển nước nhà. Bài thơ như vẽ ra một bức tranh mùa thu ở trước mắt tôi vô cùng chân thực. Nhạc điệu độc đáo, cách gieo vần có phần mạo hiểm mà tự nhiên, không bị gò bó. Theo Xuân Diệu, Nguyễn Khuyến quả thực là một nghệ sĩ cao tay. Cái tình của nhà thơ đi đôi với cái tài. Với một tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam, từng câu từng chữ mà tác giả nhắc đến đều tạo ra những cảm xúc trong tâm hồn rất Việt của chúng ta. Cụ Tam Nguyên quả đúng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam bình dị và gần gũi.
- Mẫu 6:
Trong chùm thơ bài viết về mùa thu của Nguyễn Khuyến, nếu được chọn một bài thì đó là bài “Thu điếu”. Bài thơ “Thu điếu” là kiệt tác trong nền thơ cổ điển nước nhà. Bức tranh mùa thu được miêu tả bằng những hòa sắc tinh tế, những đường nét gợi cảm. Nhạc điệu cũng độc đáo. vần gieo hiểm hóc mà tự nhiên, hồn nhiên. Theo Xuân Diệu, cả bài thơ không còn lép chữ nào. Thật là một nghệ sĩ cao tay. Cái tình của nhà thơ cũng theo kịp cái tài. Cái tình của nhà thơ đối với quê hương làng cảnh, với non sông đất nước thấm trong mỗi chữ mỗi lời làm xúc động hết thảy mỗi tâm hồn Việt Nam.