Kết bài Ánh trăng bao gồm các mẫu kết bài dễ nhớ, ngắn gọn, được tuyển chọn từ những bài văn của các bạn học sinh giỏi lớp 9. Qua đó, giúp các em có nhiều tư liệu tham khảo để viết đoạn kết bài phân tích bài thơ, cảm nhận 2 đoạn thơ đầu, 2 khổ thơ cuối, khổ thơ cuối... thật hay.
Mục lục bài viết
1. Kết bài Ánh trăng hay nhất:
Kết bài 1
Chủ đề về ánh trăng không còn quá xa lạ trong thơ ca. Tuy nhiên, Nguyễn Duy đã mang lại một góc độ khác biệt. Không phải vì cảm hứng thẩm mỹ mà người thơ sử dụng hình ảnh ánh trăng để thể hiện về những tình cảm thuở xưa. Trên tác phẩm “Ánh Trăng,” ánh trăng chính là biểu tượng của những người đã từng đi qua cuộc đời, là nhân chứng thực tế cho những mối tình thân thiết từ quá khứ. Nguyễn Duy thông qua bài thơ này chia sẻ một bài học sâu sắc, nhấn mạnh rằng cần phải sống với nghĩa tình, kiên định với quá khứ, bởi đó chính là các kỷ niệm, những ngày tháng điểm lại quá trình trưởng thành và nuôi dưỡng tâm hồn cho mỗi con người.
Kết bài 2
“Bài thơ “Ánh Trăng” của Nguyễn Duy là một tác phẩm đầy xúc động, gợi nhớ về những tình cảm thủy chung từ quá khứ. Sử dụng ngôn ngữ đời thường, giản dị, và lời văn tự nhiên như lời truyện kể, Nguyễn Duy không chỉ mang đến một câu chuyện hấp dẫn về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa người chiến sĩ xưa và người bạn tri kỉ “ánh trăng”, mà còn chứa đựng những triết lý sâu sắc về sự thủy chung. Khi đọc bài thơ, độc giả có thể bất giác nhấp nhận, thậm chí “giật mình” để xem xét lại chính mình, nhìn nhận lại thái độ và tình cảm với những kỷ niệm và tình bạn trong quá khứ. Bài thơ tác động và hướng dẫn chúng ta đến lối sống đầy ý nghĩa, với sự nghĩa tình và lòng thủy chung.
Kết bài 3
“Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy là những tâm sự chân tình, tha thiết, với những triết lí và suy tư sâu về những ân tình trong quá khứ của một người lính đã trải qua sóng gió chiến tranh, và sau đó, sống một cuộc sống mới khi đất nước hòa bình, giải phóng. Qua tác phẩm này, Nguyễn Duy muốn gửi đến độc giả thông điệp hãy sống với nghĩa tình, biết thủy chung với quá khứ, và hơn thế nữa, đó là lời nhắc nhở mỗi con người về đạo lý nghĩa tình “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Kết bài 4
Bằng thể thơ ngắn gọn, cùng với ngôn ngữ tinh lọc và hình ảnh trong sáng, “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy mang đến một cảm xúc thiết tha, như lời tâm sự. Tác phẩm này thức tỉnh những miền kí ức tươi sáng và đẹp đẽ trong mỗi người, nhưng thường bị bụi thời gian và cuộc sống bộn bề che phủ. Nhà thơ truyền đạt những tâm tư chân thành nhất của mình, gửi đến độc giả những trải nghiệm sâu sắc, và từ đó, truyền đạt một triết lý rõ ràng rút ra từ những trải nghiệm thực tế của mình: Hãy sống với nghĩa tình. Trong cuộc sống bận rộn và vồn vã, con người đừng chỉ chăm chú vào những thứ vật chất phù phiếm trước mắt. Hãy dành thời gian tĩnh lặng cho bản thân, để nhìn về phía sau, nhìn về những tình cảm thủy chung đã từng có trong quá khứ.
2. Kết bài cảm nhận bài thơ Ánh trăng:
Kết bài cảm nhận Ánh trăng – Mẫu 1
“Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã gây xúc động cho nhiều thế hệ độc giả bởi cách diễn đạt bình dị và chân thành. Giọng thơ của tác phẩm mang sự trầm tĩnh và sâu lắng. Những từ ngữ bất ngờ và mới mẻ tạo nên một không gian thơ ngày càng thú vị. Tác phẩm này như một lời tâm sự, một lời nhắc nhở về tình nghĩa thủy chung và mang đến bài học đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” sâu sắc. Điều này khiến người đọc không thể không giật mình và suy ngẫm về bản thân.
Kết bài cảm nhận Ánh trăng – Mẫu 2
Những ngày chiến đấu đầy gian khổ của người chiến sĩ Nguyễn Duy đã trôi qua. Tại thời điểm này, tác giả đang đại diện cho báo Văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, điều đó không làm mất đi vẻ chân thực đặc biệt của Ánh trăng. Dường như trong lòng Nguyễn Duy luôn hiện hữu niềm hướng về quá khứ, về nguồn cội. Tác phẩm thể hiện một thái độ sống tươi đẹp và thủy chung. Không chỉ vậy, Ánh trăng cũng như một lời nhắn nhủ tinh tế, nhẹ nhàng: hãy sống và làm việc hết mình, nhưng đừng bao giờ quên đi quá khứ của dân tộc.
3. Kết bài phân tích Ánh trăng của Nguyễn Duy:
Kết bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 1
“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìm lại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn. Bài thơ không chỉ hay về mắt nội dung mà còn có những nét đột phá trong nghệ thuật. Thể thơ năm chữ được vận dụng sáng tạo, các chữ đầu dòng thơ không viết hoa thể hiện những cảm xúc liền mạch của nhà thơ. Nhịp thơ biến ảo rất nhanh, giọng điệu tâm tình đã gây ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.
Kết bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 2
Vầng trăng xưa nay vốn đã rất quen thuộc với con người, trăng chiếu rọi xuống những ánh sáng nhàn nhạt, dịu nhẹ như người bạn, người thân, người tri kỷ sẵn sàng sẻ chia, ôm ấp và đồng hành với con người trên mọi nẻo đường. Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ dẫu câu từ có vẻ đơn giản, mộc mạc nhưng lại hàm súc những ý nghĩa lớn, ấy là bài học về sự ghi nhớ những ân tình trong quá khứ, là lời khuyên, là tấm gương về lối sống nhân nghĩa, luôn trân quý, biết ơn những người, những cảnh vật xưa cũ. Bởi dù đó có là những điều quá vãng, nhưng mãi luôn là những giá trị quan trọng xây dựng nên một tâm hồn, một cuộc đời, dễ dàng lãng quên đồng nghĩa với việc vô tâm, vô cảm với cuộc đời.
4. Kết bài suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng:
Kết bài suy nghĩ về vầng trăng – Mẫu 1
Vầng trăng và ánh trăng mang ý nghĩa biểu trưng, trở thành hình tượng xuyên suốt bài thơ, tạo thành dòng chảy liên hồi, là sợi dây kết nối con người trong hiện tại và quá khứ đã qua. Cuộc gặp gỡ tình cờ nhưng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Từ câu chuyện tưởng như là thường tình nhưng đã thức tỉnh con người. Con người tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian khổ mà nghĩa tình đối với thiên nhiên, đất nước bình dị. Bài thơ có ý nghĩa nhắc nhở, củng cố người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
Kết bài suy nghĩ về vầng trăng – Mẫu 2
Tóm lại, hình ảnh vầng trăng trong bài thơ là một hình ảnh giàu ý nghĩa. Nó không chỉ là vầng trăng của thiên nhiên mà còn là vầng trăng tri kỉ, vầng trăng của quá khứ nghĩa tình. Đồng thời, từ hình ảnh vầng trăng cũng gợi lên trong chúng ta nhiều bài học có giá trị và ý nghĩa sâu sắc.
Kết bài suy nghĩ về vầng trăng – Mẫu 3
Mỗi con người chúng ta có thể đến một lúc nào đó sẽ lãng quên quá khứ, sẽ vô tình với mọi người nhưng rồi sự khoan dung và độ lượng của quê hương sẽ tha thứ tất cả. “Ánh trăng” của Nguyễn Duy sẽ mãi mãi soi sáng để đưa con người hướng tới tương lai tươi đẹp. Đạo lý sống thủy chung, nghĩa tình với quá khứ, với quê hương sẽ đưa lối mỗi chúng ta đến với cuộc đời hạnh phúc ở tương lai.
Kết bài suy nghĩ về vầng trăng – Mẫu 4
Với biểu tượng ánh trăng, Nguyễn Duy đã gửi gắm nhiều suy tư, triết lí. Đó là lời gửi gắm với thế hệ hiện tại và cả tương lai về thái độ sống thủy chung, tình nghĩa, luôn biết ơn quá khứ nghĩa tình sâu nặng. Phải ghi nhớ lối sống tốt đẹp của cha ông ta uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Dù ra đời đã lâu nhưng hình ảnh ánh trăng nói riêng và bài thơ Ánh trăng nói chung vẫn còn giữ nguyên giá trị lâu bền của nó.
5. Kết bài phân tích 2 khổ thơ đầu bài Ánh Trăng:
Khi đất nước xã hội chuyển mình phát triển,con người sẽ bắt nhịp cuộc sống mới,sẽ vô tình quên đi quá khứ quên đi nghĩa tình, 2 khổ thơ đầu Ánh Trăng của Nguyễn Duy giúp ta thấu hiểu như một lời nhắc nhở răn đe ta không được lơ là quá khứ bằng lời thơ hết sức giản dị,ngôn ngữ mộc mạc giọng điệu nhẹ nhàng như là lời tâm tình của tác giả với thể thơ 5 chữ giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn về đạo lý sống đẹp của con người,hãy sống thủy chung,sống đúng đạo lý dân tộc”ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
6. Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài thơ Ánh Trăng:
Đọc bài thơ người đọc đều cảm nhận thấy đây không chỉ là câu chuyện riêng của nhà thơ mà cũng là chuyện của mình. Từ câu chuyện ấy gợi ra cho người đọc sự suy ngẫm và liên tưởng tới cách sống của chính mình. Nhà thơ tâm sự với bạn đọc những điều sâu kín nơi lòng mình nhưng cũng là để gửi tới người đọc một bức thông điệp về cách sống đẹp trong hoàn cảnh đất nước hòa bình. Qua tâm sự sâu kín của Nguyễn Duy ở bài thơ “Ánh trăng”, chúng ta như được thanh lọc lại tâm hồn mình, như lay động miền ký ức mà có lúc vô tình chúng ta đã lãng quên. Mong sao những ai từng ở với sông, với biển, với đồng, với rừng… trong những năm tháng gian lao ấy luôn luôn có được tình cảm này.