Trong cuộc đời mỗi con người, có thể có rất nhiều cuộc gặp để lại trong chúng ta nhiều ấn tượng sâu sắc. Nhưng có lẽ với tôi, cuộc gặp để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp nhất là cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội nhân ngày 22/12.
Mục lục bài viết
1. Giới thiệu cuộc gặp gỡ các chú bộ đội nhân ngày 22/12:
Đất nước Việt Nam có truyền thống yêu nước và đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm. Những con người chiến sĩ trong màu áo xanh kiên cường dũng cảm chiến đấu, ngày đêm canh gác bảo vệ đất nước là hình ảnh đẹp và sáng trong những năm tháng chiến đấu khó khăn vất vả. Nhân ngày 22/12, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam trường đã tổ chức cuộc giao lưu trò chuyện với những chú bộ đội để học sinh có thêm suy nghĩ, tình cảm của mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.
2. Diễn biến cuộc gặp gỡ các chú bộ đội nhân ngày 22/12:
2.1. Cuộc trò chuyện và chia sẻ kỉ niệm về những năm tháng chiến đấu cùng cả hội trường:
Các bác bộ đội mặc quân phục chỉnh tề, trên ngực mang những huy chương. Các bạn vây quanh các chiến sỹ áo xanh, vui mừng. Sau lời giới thiệu của cô hiệu trưởng, tiếng vỗ tay vang vọng khắp cả hội trường cuộc trò chuyện diễn ra trong không khí rất vui vẻ và ấm áp. Cô hiệu trưởng đứng lên thay mặt mọi người hỏi thăm sức khỏe của các bác. Nhìn những tấm huân chương sáng lấp lánh trên ngực áo, bác đã góp một phần công lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Các bác kể cho chúng em rất nhiều điều về quân đội, về những tháng năm kháng chiến trường kì của dân tộc. Bác Đức – người có nhiều năm sống và chiến đấu nhất nói cho chúng em rất nhiều điều:
– Ngày 22/12 ra đời như thế nào các cháu nhỉ? Mọi người im lặng trước câu hỏi của bác, tất cả đều chăm chú nghe Bác nói.
– Ngày 7-5-1944, tổng bộ Việt Minh ta ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Không khí sôi sục trong tất cả các khu căn cứ. Chính bác cũng cảm nhận được bầu không khí bận rộn. Tình hình thời cuộc lúc này rất khẩn trương, vào khoảng tháng 10-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc nêu rõ “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt… Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp, ta phải làm nhanh ”. Sau đó, theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ngày 22- 12 -1944 nhằm phát động phong trào đấu tranh cả chính trị và quân sự để thúc đẩy quá trình cách mạng tiến lên mạnh mẽ hơn nữa. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngần. Từ đó ngày 22-12-1944 đã trở thành ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bác nhìn chúng em cười rất hiền từ, ngày 22/12 ra đời mang ý nghĩa như thế. Em càng thấy trân trọng một thời kỳ hào hùng với những con người quả cảm của một đất nước Việt Nam anh hùng… Chúng em còn được nghe kể về những chiến công anh dũng của những người lính cụ Hồ, về những tháng năm chinh chiến chống kẻ thù xâm lược, những gian khổ hy sinh không thể diễn tả bằng lời. Đến thời bình, bộ đội chưa hết vất vả: Những đêm tuần tra lạnh cóng khi truy bắt tội phạm chống lại những lực lượng thù địch phá hoại từ bên ngoài, những lúc giúp dân chống lũ lụt, hạn hán… Bác nhìn xa xăm rồi nói:
Bác nhớ nhất lần hành quân ở cánh rừng Trường Sơn, đại đội lúc đầu là tám chục người, hơn ba tháng hành quân, quân số đơn vị còn lại 50 người, phần do hy sinh bị trúng bom đạn, phần bị thương, số còn lại thì bị bệnh sốt rét, cũng may là mình vẫn là hạt gạo trên sàng. Bác thương nhất là thằng Đại, nó ít tuổi nhất đội. Đang hành quân thì nó lên cơn sốt rét, đơn vị cử người thay nhau khiêng nhưng nó khăng khăng không chịu, bộ đội đã phải mang vác quân trang, quân dụng quá nặng, nay lại phải khiêng thêm em thì thật không nên tý nào. Chính trị viên đại đội không cho phép mà tiếp tục cáng đi không ngờ trên chặng đường hành quân nó mất luôn khi ngay trên cáng. Cả đơn vị dừng lại chôn cất làm lễ truy điệu xong mới hành quân. Vừa mới đi được khoảng một ki lô mét thì phía trước B52 rải thảm, nếu đơn vị không dừng lại chôn cất làm lễ truy điệu thì cả đơn vị đã bị bom B52 đánh trùng. Cả trung đội lúc đấy trầm lặng hặn, lúc đó không biết nói gì nữa, vừa thương lại vừa buồn.
Những người lính Trường Sơn kháng chiến chống Mĩ rất gian khổ và khốc liệt, Vào năm 1969, máy bay Mĩ ném bom vào nước ta, nó rải rác bom khắp nơi nên các bác khó mà vận chuyển được lương thực, thực phẩm, khí giới vào miền trong được., chặn đường tiếp tế của quân và dân ta. Nhưng ta vẫn kiên cường chiến đấu để chống lại bọn chúng. Đó là thời kì lịch sử đối với bác.
Trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa giặc Mĩ đánh phá vô cùng khốc liệt, cày xới hàng loạt con đường, đốt cháy hàng loạt những cánh rừng và làng mạc. Bác đã quyết tâm ra đi lòng vì đất nước, vì Tổ quốc của chúng ta. Bác vào Trường Sơn nhận nhiệm vụ chuyển lương thực, khí giới vào miền Nam, bác và nhiều chú bộ đội khác đã nối đuôi nhau trên những chiếc xe vận tải. Những chiếc xe đó vẫn ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến. Góp sức một lòng bảo vệ Tổ quốc. Bác nhớ nhất là chiếc xe mà bác lái ở Trường Sơn năm xưa, nó rất đặc biệt.
Làn bom đạn của Mĩ, bom giật bom rung đã làm những chiếc kính cửa xe của xe vỡ tan. Ngoài racòn có đèn vỡ, mui của xe thi bẹp. Có xe thì không có cả mui, thùng xe thì bị vỡ và xước trông rất kinh khủng, không có một chiếc xe nào mà thùng xe lại không có vết xước cả. Thời kì đó, nước ta rất thiếu thốn về mặt giao thông vận tải, nhất là phương tiện giao thông của ta. Phương tiện đi lại rất khó khăn, nghèo nàn. Nhưng chúng ta vẫn đánh Mĩ, kháng chiến đến cùng. Bác nhớ rất nhiều kỉ niệm về thời kháng chiến chống Mĩ. Trên các ca-bin của các bác tưởng chừng ngồi trên đó rất sợ vì các bác thì cứ lái cho xe chạy tưởng như không thể nào ngồi vững được. Lâu rồi cũng thành quen, vì trên có ca-bin những chiếc xe do các bác điều khiển không có che chắn trước mặt nào gió, nào bụi, nào mưa. Gió Trường Sơn thổi vào mặt, tưởng chừng như bị ai tát, nó mang theo rất nhiều bụi của con đường Trường Sơn. Gió lùa vào cay mắt như thấy con đường chạy thẳng vào tim mình vậy. Thấy sao trời đẹp lung linh, cánh chim bay đột ngột nó như ùa thẳng vào buồng lái các bác ngồi như vậy. Ấy thế mà nó cũng chẳng làm gì được bọn bác đâu. Bác vẫn đi, mọi người thì bảo Trường Sơn bụi lắm, con đường bị bom Mĩ cày xới ngày và đêm nên rất bụi. Xe của các bác đều không có kính nên bụi vào mắt bị cay xè. Cay như cho ớt vào mắt. Tóc thì bạc trắng, bạc như người già, mặt thì lấm lem. Thế mà đến khi ngủ chẳng ai cần rửa mà lại phì phèo châm điếu thuốc hút. Ai nấy cũng nhìn nhau, ngộ thật và các chú cười rất vui. Những lúc đó những lúc vui nhất trên chặng đường đi đánh Mĩ. Người ta bảo quá đúng Trường Sơn đông nắng, tây mưa – Ai chưa đến đó như chưa biết mình. Nó đúng lắm vì những ngày mưa ở đông Trường Sơn là những ngày mưa rất ác liệt. Những ngày mưa thì rất khổ, ngồi ở trong xe mà mưa tuôn, mưa xối như khi ta ở ngoài trời. – Mưa rất lớn làm xây xát cả da, thịt có trải qua chúng cháu mới biết được sự vất vả như thế nào. Nhưng sự sôi nổi, trẻ trung của người lính như bác thì cũng dần quen thôi. Những lúc mưa ngừng bác vẫn chưa cần thay áo và bác vẫn tiếp tục đi. Vẫn cầm lái hàng trăm cây số nữa cũng đâu có gì. Vì gió lùa vào quần áo lại khô nhanh , cứ như vậy bác đi suốt ngày, suốt tháng. Những ngày tháng khó khăn, gian khổ như thế mới thực sự hiểu được sức chịu đựng của chúng ta là vô cùng kì diệu.
2.2. Cảm xúc và phát biểu của đại diện học sinh sau buổi gặp gỡ:
Bác còn kể nhiều câu chuyện lắm. Chiến tranh gian khổ, nguy hiểm trập trùng, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào nhưng người lính vẫn giữ cho mình nụ cười, tinh thần lạc quan của người lính trẻ nguyện hết mình cống hiến hết thảy cho độc lập chủ quyền, hạnh phúc của dân tộc. Trong dòng cảm xúc khó tả ấy em lại được vinh dự thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ, tình cảm của mình. Với những xúc động khi được nghe câu chuyện của các bác, tôi được cử thay mặt mọi người nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình:
– Cháu thưa các bác bộ đội, chúng cháu là thế hệ may mắn được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, thống nhất, cháu chỉ biết đến chiến tranh qua những phóng sự, chưa hiểu thật sự về sự khốc liệt và những hy sinh, chiến đấu kiên cường của cha ông ta. Qua buổi gặp gỡ và trò chuyện hôm nay, chúng cháu đã phần nào biết được sự gian khổ và mất mát hi sinh của những người đi trước, thêm khâm phục, ngưỡng mộ và tự hào về thế hệ cha anh. Chúng cháu càng trân trọng những giá trị của cuộc sống tự do mà chúng cháu đang được hưởng. Chúng cháu hứa sẽ chăm chỉ học tập rèn luyện, tu dưỡng để trở thành những công dân có ích, góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước
3. Kết thúc cuộc gặp gỡ
Hôm nay em đã nói với tất cả tấm lòng mình, chiến tranh đã làm tổn hại bao nhiêu sinh mạng, họ đã vì mình mà hi sinh tất cả vì Tổ quốc. Chúng ta phải có trách nhiệm đối với đất nước. Bây giờ đất nước ta đã hoà bình, đã được độc lập, tự do. Vì vậy thế hệ trẻ tương lai của đất nước cần rèn luyện và học tập thật tốt để dựng xây đất nước ngày càng giàu mạnh.