Quy định của pháp luật về kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng? Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng trong trường hợp vụ án chưa được thụ lý? Tư cách tham gia tố tụng của người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng?
Tố tụng dân sự được hiểu đơn giản là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa
Các đương sự khi tham gia vào tố tụng dân sự sẽ có những quyền và nghĩa vụ nhất định được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật liên quan nhằm bảo đảm cho đương sự được bảo vệ về quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước tòa án. Tuy nhiên, vì những nguyên nhân khác nhau, mà đương sự không thể tiếp tục tham gia vào quá trình tố tụng dân sự thì cần có người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng theo Bộ luật tố tụng dân sự.
Luật sư
1. Quy định của pháp luật về kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng
Theo Điều 74
“Điều 74. Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
1. Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.
2. Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức đó được xác định như sau:
a) Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng;
b) Trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng;
c) Trường hợp tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì cá nhân, tổ chức tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó tham gia tố tụng.
3. Trường hợp thay đổi chủ sở hữu của tổ chức và có việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho chủ sở hữu mới thì chủ sở hữu mới kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
4. Trường hợp tổ chức được chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự thì tổ chức đó kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
5. Trường hợp tổ chức không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự mà người đại diện đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử người khác làm đại diện để tham gia tố tụng; nếu không cử được người đại diện hoặc tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì các cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng.”
Như vậy, theo quy định tại Điều 74
– Đối với cá nhân là người đang tham gia tố tụng mà chết thì chủ thể kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng là người thừa kế tham gia tố tụng.
– Đối với các cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng mà phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì chủ thể kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng được chia thành các trường hợp cụ thể sau:
+ Tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì chủ thể kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng là cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng.
+ Trong trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì chủ thể kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng là đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng.
+ Đối với trường hợp tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì chủ thể kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng là cá nhân, tổ chức tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó tham gia tố tụng
+ Đối với trường hợp thay đổi chủ sở hữu của tổ chức và có việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho chủ sở hữu mới thì chủ thể kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng là chủ sở hữu mới kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
+ Đối với trường hợp tổ chức được chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự thì chủ thể kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng là tổ chức đó kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
+ Ngoài ra, trong trường hợp tổ chức không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự mà người đại diện đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử người khác làm đại diện để tham gia tố tụng; nếu không cử được người đại diện hoặc tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì chủ thể kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng là các cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng.
Có thể hiểu một cách khái quát như sau, tất cả quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự được chủ thể kế thừa tiếp nối và thực hiện, người kế thừa tố tụng đó không nhân danh chính mình mà là nhân danh đương sự đã chết (đối với đương sự là cá nhân) hoặc đương sự đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể (đối với đương sự là cơ quan, tổ chức).
2. Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng trong trường hợp vụ án chưa được thụ lý
Tuy rằng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 chỉ nêu ra trường hợp cá nhân đang tham gia tố tụng nhưng trong trường hợp vụ án chưa được thụ lý thì người thừa kế vẫn phải kế thừa tham gia tố tụng dân sự.
Theo Điều 615
“Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”
Một vấn đề cần lưu ý là khi soạn thảo đơn khởi kiện cần xác định người thừa kế như thế nào? Người thừa kế trực tiếp là bị đơn hay người đã chết là bị đơn? Trong quy định của pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể để xác định người thừa kế trong trường hợp này nên Tòa án vẫn xác định bị đơn là người đã chết và bổ sung những người thừa kế là “Người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn, bị đơn”.
Nhưng khi thực hiện đối chiếu quy định trên của
Đối với trường hợp di sản thừa kế đã được định đoạt bằng di chúc hoặc đã chia thì nguyên đơn có thể khởi kiện trực tiếp người được hưởng di sản theo di chúc, người được chia di sản thừa kế.
3. Tư cách tham gia tố tụng của người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thì không có quy định cụ thể người thừa kế tham gia tố tụng với tư cách gì: Là nguyên đơn, bị đơn hay là người có quyền, nghĩa vụ liên quan nên thực tế việc xác định tư cách tố tụng trong trường hợp này có lỗ hổng nhất định về căn cứ pháp lý.
Về nguyên tắc khi thụ lý vụ án dân sự, Tòa án đã xác định tư cách tố tụng của các đương sự như nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan,… Khi cá nhân tham gia tố tụng chết luật cũng không quy định phải thay đổi tư cách tố tụng của các đương sự kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
Trên thực tế thì Tòa án có thể đưa những người thừa kế của cá nhân đã chết vào tham gia tố tụng với tư cách là “Người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng” còn người đã chết vẫn được xác định là nguyên đơn, bị đơn trong vụ án dân sự. Khi Tòa án khi giải quyết các vụ án dân sự vẫn áp dụng quy định và cách hiểu như trên để xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự.
Tuy nhiên theo Khoản 1 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự quy định đương sự trong vụ án dân sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Khoản 4 của điều này cũng nêu rõ:
“4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”
Như vậy, với quy định nêu trên nếu xác định người thừa kế tham gia tố tụng được là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự sẽ phù hợp hơn và tạo nên sự thống nhất trong việc xác định tư cách tố tụng của các đương sự khi tham gia vào hoạt động tố tụng dân sự.