Nền văn minh Đại Việt, phát triển từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, là biểu tượng của sự độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong mọi lĩnh vực. Những thành tựu của nền văn minh Đại Việt còn lưu giữ tồn tại đến ngày nay cụ thể là gì? Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Những thành tựu của nền văn minh Đại Việt còn tồn tại đến ngày nay:
– Luật pháp: Các bộ luật như Quốc triều hình luật (thời Lê sơ) và Hoàng Việt luật lệ (thời Nguyễn).
– Nông nghiệp: Các công trình đê điều từ thời Trần: Đê quai vạc ( đắp từ thời Trần hiện nay còn lại dấu tích ở một số địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Hồng).
– Thủ công nghiệp: Nghệ thuật làm gốm, đặc biệt là ấm gốm hoa nâu thời Lý – Trần, vẫn được duy trì và phát triển.
– Giáo dục: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bia Tiến sĩ, Chiếu Cầu hiền, chiếu khuyến học…là những biểu tượng của hệ thống giáo dục và tri thức truyền thống.
– Tư tưởng: Tư tưởng lấy dân làm gốc vẫn còn ảnh hưởng đến tư duy chính trị và xã hội hiện nay.
– Tín ngưỡng: Việc thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc thờ mẫu, tổ nghề,…vẫn là một phần quan trọng trong văn hóa tâm linh của Việt Nam.
– Chữ viết: Chữ Nôm và chữ Quốc ngữ là những phát minh quan trọng, trong đó chữ Quốc ngữ là hệ thống chữ viết chính thức ngày nay.
– Sử học: Các tác phẩm sử học như Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt thông sử, Lịch triều hiến chương loại chí,…
– Quân sự: Binh thư yếu lược là một tác phẩm quân sự có giá trị, phản ánh tư duy và chiến thuật quân sự của thời đại.
– Nghệ thuật và Kiến trúc: Các công trình kiến trúc như thành nhà Hồ, Đại Nội Huế, thành Gia Định, Chùa Một Cột, chùa Thiên Mụ và nhã nhạc cung đình vẫn là niềm tự hào của văn hóa Việt Nam.
– Lễ hội và Diễn xướng: Các lễ hội truyền thống như tịch điền, Tết nguyên đán và các hình thức diễn xướng như hát chèo, hát tuồng vẫn được tổ chức và trân trọng.
2. Một số thành tựu của nền văn minh Đại Việt:
2.1. Chính trị:
* Tổ chức bộ máy nhà nước:
– Không ngừng được củng cố hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
– Thành lập các cơ quan hành chính pháp lý, chuyên môn, giám sát….thể hiện vai trò tổ chức quản lý của nhà nước ngày càng chặt chẽ, tiêu biểu là tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ.
* Luật pháp:
– Nhà nước tăng cường quản lý xã hội thông qua luật pháp:
+ Năm 1002, nhà Tiền Lê định luật lệ
+ Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt
+ Năm 1930, vua Trần Thái Tông cho soạn bộ Hình luật
+ Năm 1483, dưới thời Lê Sơ, Bộ Quốc Triều hình luật, còn gọi là luật Hồng Đức, được ban hành
+ Năm 1811, vua Gia Long cho biên soạn bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long) và được thi hành trong suốt các triều vua nhà Nguyễn.
2.2. Kinh tế:
* Nông nghiệp:
– Nền nông nghiệp Đại Việt phát triển mạnh mẽ, là nền tảng kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước.
– Nhà nước Đại Việt thực hiện chính sách quan tâm đến nông nghiệp bằng cách đắp đê, tổ chức khai hoang và hình thành các chức quan quản lý sản xuất nông nghiệp.
– Công cụ lao động bằng sắt và sức kéo của trâu bò được sử dụng phổ biến, góp phần tăng năng suất lao động, đảm bảo đời sống người dân.
– Việc thâm canh hai, ba vụ lúa trong một năm trở nên phổ biến, giúp tăng sản lượng lúa nước.
– Các triều đại Đại Việt đều chú trọng phát triển nông nghiệp, tổ chức lễ cày tịch điền và khuyến khích nhân dân khai hoang mở rộng diện tích canh tác.
– Nông nghiệp lúa nước, văn hóa làng xã tiếp tục là một trong những đặc trưng của văn minh Đại Việt, thể hiện sự gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp và đời sống cộng đồng.
– Quá trình khai hoang, phục hóa, lấn biển đã làm tăng diện tích trồng trọt, lập thêm nhiều làng mới, góp phần mở rộng lãnh thổ và tăng cường khả năng phòng thủ đất nước.
– Hệ thống đê điều, thủy lợi được xây dựng và hoàn thiện, giúp bảo vệ sản xuất nông nghiệp khỏi thiên tai, tăng cường hiệu quả canh tác.
* Thủ công nghiệp:
– Thủ công nghiệp là một phần quan trọng của nền văn minh Đại Việt với các nghề thủ công cổ truyền như dệt lụa, rèn sắt, đúc đồng, nhuộm và nhiều nghề mới như làm tranh sơn mài, làm đường, làm giấy, khắc in bản gỗ.
– Các sản phẩm thủ công nghiệp tiêu biểu của Đại Việt bao gồm An Nam tứ đại khí: tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm.
* Thương nghiệp:
– Thương nghiệp Đại Việt đặc biệt trong giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của chợ làng và chợ huyện cũng như sự nhộn nhịp của hoạt động buôn bán giữa các vùng trong nước.
– Kinh đô Thăng Long với 36 phố phường đã trở thành trung tâm buôn bán sầm uất, không chỉ phục vụ nhu cầu nội địa mà còn là điểm giao thương quan trọng với nước ngoài.
– Các mặt hàng phong phú từ nông sản đến thủ công mỹ nghệ đã được trao đổi, góp phần làm giàu cho nền văn minh và thúc đẩy sự hưng thịnh của các đô thị và cảng thị như Thăng Long, Phố Hiến.
– Thương nghiệp Đại Việt cũng ghi nhận sự xuất hiện của các địa điểm trao đổi hàng hóa với nước ngoài, đặc biệt là ở các vùng biên giới, thể hiện sự mở rộng và tích cực trong quan hệ quốc tế.
– Sự phát triển của thương nghiệp đã gắn liền với sự phát triển của các ngành nghề thủ công truyền thống.
– Nền thương nghiệp Đại Việt không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà còn là minh chứng cho sự giao thoa văn hóa và sự độc lập, tự chủ của quốc gia này trong suốt gần một nghìn năm lịch sử.
2.3. Văn hóa:
a. Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng:
* Tư tưởng:
– Tư tưởng của Đại Việt được định hình bởi hai xu hướng chính: yêu nước và thương dân. Xu hướng dân tộc đề cao lòng trung quân ái quốc và sức mạnh toàn dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Xu hướng thân dân thể hiện qua việc vua quan gần dân, yêu dân, quan tâm đến mùa màng, sản xuất, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc.
– Nho giáo – một hệ tư tưởng quan trọng – dần phát triển và chiếm lĩnh vị trí độc tôn trong giáo dục và thi cử từ thế kỷ XI, góp phần đào tạo đội ngũ trí thức cho đất nước.
* Tôn giáo:
– Tôn giáo tại Đại Việt được đánh dấu bởi sự đồng nguyên của Tam giáo: Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, tạo nên một nền văn hóa đa sắc mà vẫn giữ được tính đặc trưng của mỗi tôn giáo.
– Phật giáo đặc biệt phát triển mạnh mẽ từ thời kỳ độc lập và trở thành quốc giáo trong thời Lý – Trần với sự ra đời của thiền phái Thảo Đường và Trúc Lâm Yên Tử.
– Nho giáo cũng phát triển song hành, nhất là từ thế kỷ XV khi nó giữ vị trí độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị và có ảnh hưởng sâu rộng đến giáo dục và thi cử.
– Đạo giáo mặc dù không phải là quốc giáo, nhưng vẫn phổ biến trong dân gian và được các triều đại phong kiến coi trọng.
– Từ các thế kỷ XIII – XVI, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo cũng bắt đầu du nhập vào Đại Việt, mặc dù không phải là tôn giáo chính thống nhưng vẫn có sự ảnh hưởng nhất định.
* Tín ngưỡng:
– Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên cùng với việc thờ tổ nghề, các vị anh hùng dân tộc, phản ánh tinh thần cởi mở và hòa đồng tôn giáo của người Việt.
– Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng phát triển
b. Giáo dục:
– Nền giáo dục Đại Việt có nguồn gốc từ thế kỷ X, phản ánh quá trình phát triển văn hóa và tư tưởng độc lập sau hơn một nghìn năm chống Bắc thuộc.
– Vào năm 1070, Lý Thánh Tông đã cho xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nơi đầu tiên dành cho việc học tập của hoàng tử và công chúa, sau này mở rộng thành trường đại học đầu tiên của Đại Việt.
– Khoa thi quốc gia được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1075 tại kinh thành, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong hệ thống giáo dục Đại Việt.
– Thời Lê sơ, quy chế thi cử được quy định rõ ràng, cứ ba năm tổ chức một kỳ thi Hội để chọn lọc nhân tài.
– Giáo dục Đại Việt không chỉ giới hạn ở giáo dục Nho học mà còn tiếp thu và phát triển các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật và tư tưởng từ các nền văn minh khác như Trung Quốc và Ấn Độ.
– Qua các thời kỳ, từ thời Ngô – Đinh – Tiền Lê cho đến thời Lý – Trần – Hồ và Lê sơ, giáo dục Đại Việt liên tục được cải thiện và phát triển, phản ánh sự phát triển của xã hội và nhu cầu tuyển chọn nhân tài của quốc gia.
c. Chữ viết và văn học:
* Chữ viết:
– Chữ viết của Đại Việt đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ chữ Hán, chữ Nôm đến chữ Quốc ngữ, phản ánh sự phong phú và đa dạng của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.
– Chữ Hán là văn tự chính thức được sử dụng trong hành chính, giáo dục, khoa cử ở Đại Việt cho đến khi chữ Nôm được sáng tạo và sử dụng rộng rãi từ thế kỷ XIII.
– Chữ Nôm là sự sáng tạo độc đáo của người Việt, dựa trên cơ sở chữ Hán nhưng đã được biến đổi để phù hợp với ngôn ngữ phổ thông của người Việt.
– Từ đầu thế kỷ XVI, chữ Quốc ngữ bắt đầu xuất hiện và dần hoàn thiện, đặc biệt là với sự du nhập của Công giáo, góp phần làm phong phú thêm hệ thống chữ viết của Việt Nam.
* Văn học:
– Văn học dân gian được duy trì và phát triển mạnh trong các thế kỷ 16 đến 18, nội dung chủ yếu phản ánh về tâm tư tình cảm của con người gồm tình yêu quê hương đất nước với nhiều thể loại phong phú như thơ ca, tục ngữ, hò, vè, hát, truyện cổ tích….
– Văn học chữ viết:
+ Văn học chữ Hán phát triển mạnh, đạt nhiều thành tựu rực rỡ
+ Nội dung chủ yếu là ca ngợi về truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc
+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Hoàng Lê nhất thống chí….
– Văn học chữ Nôm:
+ Xuất hiện từ khoảng thế kỷ 13 và phát triển mạnh từ thế kỷ 15, đặc biệt là trong các thế kỷ 16 – 19
+ Nội dung chủ yếu l: ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, con người; phê phán một bộ phận quan lại cường hào và phản ánh những bất công trong xã hội, đề cao vẻ đẹp của con người…
+ Các tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, các bài thơ sáng tác bằng chữ Nôm của Lê Thánh Tông, Truyện Kiều của Nguyễn Du…..
d. Khoa học, kĩ thuật:
– Sử học: Sự quan tâm của nhà nước và nhân dân đã thúc đẩy việc biên soạn nhiều công trình sử học quan trọng như “Đại Việt sử ký toàn thư” của Ngô Sỹ Liên.
– Địa lí: Các công trình địa chí ghi chép về ranh giới, núi sông, địa danh, phong tục của đất nước và các địa phương đã xuất hiện, tiêu biểu là “Hồng Đức bản đồ” và “Đại Nam nhất thống toàn đồ”.
– Quân sự: Đạt được những thành tựu quan trọng cả về lí luận và kỹ thuật quân sự, với các tác phẩm như “Binh thư yếu lược” của Trần Quốc Tuấn.
– Y học: Nhiều danh y như Tuệ Tĩnh đã biên soạn các bộ y thư có giá trị, đồng thời lo chữa bệnh cứu người, với các tác phẩm như “Nam dược thần hiệu”.
– Toán học: Lĩnh vực này chứng kiến sự phát triển của toán học ứng dụng, với các nhà toán học như Lương Thế Vinh và Vũ Hữu, tác phẩm “Đại thành toán pháp” và “Lập thành toán pháp” đã được phổ biến rộng rãi.
– Kỹ thuật: Phát triển kỹ thuật chế tạo súng thần cơ và đóng chiến thuyền có lầu (cổ lâu), góp phần vào việc bảo vệ độc lập dân tộc.
e. Nghệ thuật:
* Kiến trúc – điêu khắc:
– Công trình tiêu biểu:
+ Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, thành Lam Kinh, thành nhà Mạc, Đại nội Huế, thành Gia Định,…
+ Chùa Một Cột, chùa Thiên Mụ….
+ Đình làng Thạch Lôi (Hưng Yên), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh),…
– Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gốm, gỗ thể hiện phong cách đặc sắc, tinh xảo với nhiều loại hình phong phú, như hoa văn trang trí hình sóng nước, hoa cúc, tượng rồng,…
* Nghệ thuật sân khấu:
– Âm nhạc phát triển mạnh với nhiều thể loại (như nhạc dân gian, nhạc cung đình) và nhạc cụ phong phú (trống, đàn bầu, tiêu, đàn tranh, tỳ bà, đàn nguyệt, đàn thập lục…)
– Nghệ thuật sân khấu phát triển với nhiều loại hình như hát chèo , hát tuồng, hát quan họ, hát ví, hát giặm, hát chèo thuyền, hát ả đào, hát xẩm….
* Lễ hội:
– Được duy trì và tổ chức hàng năm với nhiều loại hình
– Cùng với lễ hội là những trò chơi như đấu vật, đua thuyền, múa rối nước….
3. Ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt:
– Nền văn minh Đại Việt có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo của nhân dân Đại Việt.
– Các thành tựu văn minh Đại Việt chứng minh sự phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, góp phần tạo nên sức mạnh dân tộc.
– Văn minh Đại Việt là nền tảng cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giúp đất nước vượt qua thử thách và tiến vào kỷ nguyên hội nhập mới.
– Nền văn minh này còn thể hiện sự tiếp biến và làm giàu cho văn hóa dân tộc thông qua việc tiếp thu có chọn lọc từ các văn minh khác như Trung Quốc, Ấn Độ.
– Đại Việt đã ghi dấu ấn lịch sử với những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc, qua đó khẳng định bản sắc và bản lĩnh của người Việt.
THAM KHẢO THÊM: