Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn là đề bài luyện viết đoạn trong chương trình sách giáo khoa lớp 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống học kì 2. Dưới đây là một số mẫu kể về việc Bác Hồ đã làm hay và ngắn gọn để các em học sinh tham khảo nhằm viết cho mình một đoạn văn hay và ý nghĩa.
Mục lục bài viết
- 1 1. Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong truyện Chiếc rễ đa tròn hay:
- 2 2. Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong truyện Chiếc rễ đa tròn đặc sắc:
- 3 3. Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong truyện Chiếc rễ đa tròn ấn tượng:
- 4 4. Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong truyện Chiếc rễ đa tròn ngắn gọn:
- 5 5. Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong truyện Chiếc rễ đa tròn ý nghĩa:
1. Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong truyện Chiếc rễ đa tròn hay:
Em đã được nghe nhiều bài hát, được đọc nhiều câu chuyện về Bác. Em có nhớ, trong bài thơ “Thăm cõi xưa” của nhà thơ Tố Hữu đã có viết:
“Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa”
Tình yêu của Bác Hồ được thể hiện một cách rõ ràng hơn và cụ thể hơn trong những câu chuyện kể về cuộc sống đời thường giản dị của Người. Trong số những câu chuyện ấy, câu chuyện để lại ấn tượng sâu sắc nhất với em là “Chiếc rễ đa tròn”. Em sẽ kể lại câu chuyện ấy như sau.
Sáng hôm đó, sau giờ tập thể dục, Bác Hồ đang đi dạo ngoài vườn như thường lệ. Khi đến gần cây đa, Bác chợt nhìn thấy một gốc đa nhỏ và dài ngoằn nghoèo nằm trên đất. Chắc chắn nó đã bị rơi xuống do trận gió to thổi đêm qua. Sau một lúc tần ngần, Bác Hồ cho gọi chú cần vụ đứng gần đấy và bảo.
– Chú cuốn chiếc rễ này lại rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé.
Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất rồi vùi chiếc rễ xuống nhưng rồi Bác lại bảo:
– Chú nên làm thế này.
Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc lại tựa vào hai cái cọc. Sau đó, mới vùi hai đầu rễ đâm xuống đất. Chú cần vụ thắc mắc liền hỏi Bác:
– Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ?
Bác khẽ cười:
– Rồi chú sẽ biết.
Sau nhiều năm, rễ mọc sâu vào lòng đất và trở thành cây đa có vòng lá tròn. Tất cả các em nhỏ khi đến thăm vườn Bác Hồ đều thích thú với trò chơi chui qua chui lại qua vòng lá ấy. Lúc này mọi người mới hiểu tại sao Bác Hồ lại trồng rễ cây đa theo hình tròn như vậy.
Qua câu chuyện trên kể về Bác Hồ, chúng ta có thể thấy Bác Hồ luôn nghĩ đến và yêu thương các cháu thiếu niên, nhi đồng. Tình yêu của Bác Hồ thật là vô bờ bến. Chúng ta may mắn có thể trưởng thành và lớn lên để học tập như ngày hôm nay là nhờ có những đóng góp to lớn của Bác Hồ và các anh hùng đã hy sinh vì Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phải luôn nỗ lực học tập, nuôi dưỡng, giáo dục bản thân để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
2. Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong truyện Chiếc rễ đa tròn đặc sắc:
Sáng hôm đó, Bác Hồ đang đi dạo ngoài vườn sau giờ tập thể dục. Khi Bác Hồ đến gần cây đa, Bác chợt nhìn thấy một chiếc rễ cây đa nhỏ, dài, ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Bác đứng đó do dự và tần ngần một lúc rồi quay sang và nói với chú cần vụ.
– “Chú hãy cuốn chiếc rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!”.
Khi hiểu ý Bác, chú liền lấy một chiếc cuốc nhỏ xới đất, vùi gốc cây đa xuống. Bác Hồ thấy vậy liền hướng dẫn chú cuộn rễ cây đa lại, buộc chặt vào hai cọc rồi mới chôn cả hai đầu rễ xuống đất. Chú cần vệ ban đầu không hiểu sao Bác lại làm như vậy nên thắc mắc hỏi. Thế nên Bác Hồ mới cười và nói:
– Rồi chú sẽ biết.
Theo năm tháng, bộ rễ đã biến thành cây đa với những chiếc lá tròn trịa, cong vút trông như một cánh cổng mời chào mọi người đến thăm lăng Bác. Khi đến thăm vườn Bác, các em nhỏ vui đùa chạy đi chạy lại qua vòng lá hình tròn đó. Quả là Bác rất yêu thương và luôn nghĩ đến các cháu thiếu niên nhi đồng ngay từ những điều nhỏ nhất. Bác Hồ cũng có nhiều lời dặn dò và kêu gọi tất cả mọi người quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ em, thiếu nhi. Vì Bác biết rõ nhất rằng trẻ em, thiếu nhi chính là những mầm non tương lai của đất nước, cần được bảo vệ, dạy dỗ và chăm sóc cẩn thận. Chính vì thế mà các em nhỏ rất yêu mến và kính trọng Bác Hồ.
3. Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong truyện Chiếc rễ đa tròn ấn tượng:
“Chiếc rễ đa tròn” là câu chuyện kể về Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và cũng là người cha già kính yêu của cả dân tộc. Câu chuyện đã thể hiện sự quan tâm, tình yêu thương của Bác đối với trẻ em, thiếu nhi và các thiếu niên nhi đồng cùng tầm nhìn xa trông rộng của Bác ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất. Câu chuyện nhằm mục đích giáo dục trẻ em hãy biết yêu thương và bảo vệ thiên nhiên.
Sáng sớm hôm đó, Bác Hồ tập dục xong và đi dạo quanh vườn như thường lệ. Khi đến gần cây đa, Bác chợt nhìn thấy một chiếc rễ cây nhỏ, dài, ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Có lẽ tối qua nó đã bị rơi xuống vì trận gió to thổi đến. Bác tần ngần một lúc rồi bảo chú cần vụ đứng gần đó rằng:
– Chú cuốn rễ này lại rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!
Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác lại bảo:
– Chú nên làm thế này!
Nói rồi, Bác liền cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn rồi sau đó mới bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, rồi vùi hai đầu rễ xuống đất. Chú cần vụ chưa hiểu ý Bác là gì nên thắc mắc hỏi:
– Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ?
Bác khẽ cười và nói:
– Rồi chú sẽ biết.
Sau nhiều năm, rễ mọc sâu vào lòng đất và trở thành cây đa còn có hình lá vòng tròn. Trẻ em đến thăm vườn Bác Hồ thích thú với trò chơi chui qua chui lại vòng tròn lá ấy. Lúc này mọi người mới hiểu tại sao Bác Hồ lại trồng rễ cây đa theo hình tròn như vậy.
Qua câu chuyện này, chúng ta nhận ra được tấm lòng yêu thương và luôn quan tâm đến các cháu thiếu niên nhi đồng ngay từ những điều nhỏ nhất. Câu chuyện không chỉ dạy dỗ các em nhỏ, các em học sinh biết yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường mà còn cho thấy tình yêu thương sâu sắc của Bác Hồ dành cho những mầm non tương lại của đất nước. Bác đã gửi gắm bài học và lời nhắn nhủ rằng trẻ em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, giống như búp măng trên cành, nên cần phải được bảo vệ, dạy dỗ cẩn thận. Bởi vì vận mệnh và sự phát triển của đất nước phụ thuộc vào các em – những chủ nhân tương lai để làm rạng danh Tổ quốc với các bạn bè năm châu trên khắp thế giới.
4. Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong truyện Chiếc rễ đa tròn ngắn gọn:
Sau khi tập thể dục xong, Bác đi dạo trong vườn. Khi Bác Hồ đến gần cây đa thì thấy một chiếc rễ đa nhỏ ngoằn ngoèo nằm dưới đất. Có lẽ nó đã bị rơi xuống do trận gió thổi tối hôm qua. Bác liền nhặt cái rễ lên và nhờ anh cần vụ xới đất lên để trồng rễ đa xuống đất. Bác nhẹ nhàng bảo anh cuộn rễ cây lại để rễ thành hình tròn và sau đó buộc chặt hai đầu rễ vào hai chiếc cọc. Sau một thời gian, một cây đa lớn lên lên từ rễ cây đa với những chiếc lá xanh tươi. Cây đa có tán hình tròn trông giống như một chiếc cổng hình tròn đang chào đón mọi người. Cây đa không chỉ làm cho khu vườn của Bác thêm tươi đẹp hơn mà còn là nơi để các em nhỏ đến thăm vườn Bác vui chơi, chạy nhảy. Mỗi lần các em nhỏ đến chơi đều rất hào hứng, chui qua chui lại chiếc cổng vòng tròn ấy. Nhờ có hành động của Bác, rễ cây đa nhỏ không những phát triển tốt mà còn trở thành sân nơi vui chơi cho các em thiếu nhi.
5. Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong truyện Chiếc rễ đa tròn ý nghĩa:
Em xin kể lại câu chuyện Bác Hồ đã trồng Chiếc đa trong vườn theo một cách đặc biệt trong truyện “Chiếc rễ đa tròn”. Một buổi sáng, Bác Hồ đang đi dạo trong vườn thì thấy dưới đất có một chiếc rễ đa nhỏ và dài. Bác nhặt rễ cây đa lên, suy nghĩ một lúc rồi nhờ chú cần vụ cuộn tròn rễ và trồng xuống đất để rễ tiếp tục phát triển. Nhận thấy chú cần vụ làm chưa đúng, Bác cẩn thận hướng dẫn chú cuộn rễ thành vòng tròn rồi mới buộc rễ vào hai chiếc cọc rồi chôn cả hai đầu rễ xuống đất. Khi chú cần vụ hỏi tại sao phải làm vậy, Bác chỉ cười và nói: “Rồi sau chú sẽ biết.” Sau này, một cây đa nhỏ có lá tròn đã mọc lên từ rễ cây đa ấy. Trẻ em đến thăm Vườn Bác rất thích vui chơi ở đây. Lúc này mọi người mới hiểu tại sao Bác lại trồng rễ cây đa theo hình tròn như vậy. Bác Hồ rất yêu thương và quan tâm đến các em thiếu nhi.