Kể lại câu chuyện trong bài thơ Lượm dựa theo trật tự thời gian phần Soạn bài Lượm Cánh Diều. Các đoạn văn sau đây giúp các em học sinh học tốt Ngữ Văn 6 Cánh Diều tập 2. Mời các em học sinh cùng theo dõi chi tiết sau đây.
Mục lục bài viết
- 1 1. Kể lại câu chuyện trong bài thơ Lượm dựa theo trật tự thời gian ngắn gọn:
- 2 2. Kể lại câu chuyện trong bài thơ Lượm dựa theo trật tự thời gian dễ hiểu:
- 3 3. Kể lại câu chuyện trong bài thơ Lượm dựa theo trật tự thời gian hay nhất:
- 4 4. Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian chọn lọc:
- 5 5. Kể lại câu chuyện trong bài thơ Lượm dựa theo trật tự thời gian ý nghĩa:
- 6 6. Kể lại câu chuyện trong bài thơ Lượm dựa theo trật tự thời gian cảm xúc:
- 7 7. Kể lại câu chuyện trong bài thơ Lượm dựa theo trật tự thời gian tình cảm
- 8 8. Kể lại câu chuyện trong bài thơ Lượm dựa theo trật tự thời gian cảm động
- 9 9. Kể lại câu chuyện trong bài thơ Lượm dựa theo trật tự thời gian cực ngắn
1. Kể lại câu chuyện trong bài thơ Lượm dựa theo trật tự thời gian ngắn gọn:
Pháp tấn công trở lại Huế, Lượm tình cờ gặp lại anh bộ đội ở Hàng Bè. Cậu kể về công tác giao liên ở đồn Mang Cá. Thế là, hai chú cháu từ biệt nhau, mỗi người mỗi ngả. Đến tháng sáu, người chiến sĩ nghe tin nhà. Lượm đã hy sinh trong một lần làm nhiệm vụ. Cậu bé phải trao bức thư từ đề “thượng khẩn”. Băng qua cánh đồng, đạn bắn xối xả nhưng Lượm không hề hoảng sợ. Trên cao, máy bay của địch đang bay trinh sát. Thế nhưng, chợt loè chớp đỏ, Lượm đã trúng đạn của địch. Cậu nằm trên lúa, đôi tay vẫn ôm trọn cánh lúa. Hương lúa thơm như sữa.
2. Kể lại câu chuyện trong bài thơ Lượm dựa theo trật tự thời gian dễ hiểu:
Người chiến sĩ gặp đúng lúc khi giặc Pháp tiến công vào Huế. Tình cờ quen được cậu bé Lượm, một cậu bé giao liên có nhiệm vụ chuyển điện báo mật ở đồn Mang Cá. Cậu bé có dáng nhanh nhẹn, tháo vát. Trên đầu là cái nón ca nô đội lệch, nom nó ngộ nghĩnh biết bao nhiêu. Khi người chiến sĩ hỏi thăm về công tác giao liên, cậu bé trả lời với niềm hân hoan: “Cháu đi liên lạc, thích lắm chú à. Ở đồn Mang Cá thích hơn ở nhà nữa “.Thế là, hai chú cháu từ biệt nhau. Rất lâu sau, người chiến sĩ nghe tin Lượm đã hy sinh trong một trận tiến công đồn địch. Lượm nhận lệnh gửi thư khẩn ra mặt trận và hi sinh trên chiến trường đầy rẫy bom đạn. Cậu nằm trên lúa, tay nắm chặt bông. Chiến tranh thật khốc liệt.
3. Kể lại câu chuyện trong bài thơ Lượm dựa theo trật tự thời gian hay nhất:
Trong quãng thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra, tôi từ Hà Nội trở về quê hương Huế sau bao nhiêu năm xa cách. Tơi đây cũng đang nổ ra chiến sự. Tình cờ, khi đến báo cáo đơn vị, tôi gặp chú bé Lượm tại Hàng Bè. Chú bé ngây thơ, đáng yêu kia cũng đang làm nhiệm vụ tại đồng Mang Cá. Trò chuyện được một lúc, cậu lại tiếp tục làm nhiệm vụ. Tôi dõi mắt trông theo cái dáng nhún nhảy, trên đầu đội chiếc mũ ca-no của cậu mà lòng cảm thấy vừa mừng vừa lo lắng vì nhiệm vụ hiểm nguy của cậu. Sau hôm ấy, tôi không gặp được Lượm lần nào cả vì tôi phải chuyển ra Hà Nội làm việc. bẵng đi một thời gian, tôi hay tin cậu hi sinh khi đang vượt qua cánh đồng thực hiện nhiệm vụ đưa tin. Tôi xót xa và thương tiếc vô cùng.
4. Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian chọn lọc:
Năm đó tôi trở lại Huế vì Pháp đã quay trở lại Huế xâm lược, tôi là thành viên trong đội thanh niên xung phong ở đó. Tình cờ trên con đường Hàng Bè tôi quen gặp Lượm, một cậu bé giao liên có nhiệm vụ chuyển tin mật ở đồn Mang Cá. Cậu bé loắt choắt, nước da rám nắng, trên đầu là cái mũ ca nô đội lệch, nom đáng yêu vô cùng, miệng tươi cười, phô hàm răng trắng xinh, rảo bước đi rất nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhảy nhót trên lưng theo nhịp bước đi. Và rồi đến một ngày hè nào đấy, tôi bàng hoàng khi nghe được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tập kích đồn địch. Tôi nghe thuật lại rằng trong khi cuộc chiến tranh diễn ra khốc liệt, Lượm làm nhiệm vụ đưa thư khẩn ra mặt trận đã hi sinh trên chiến trường đầy rẫy bom đạn. Ôi thật đáng tiếc, tôi ước sao chiến tranh sẽ thật mau chấm dứt để không có một ai bị hi sinh như thế nữa.
5. Kể lại câu chuyện trong bài thơ Lượm dựa theo trật tự thời gian ý nghĩa:
Ngày Huế đỏ lửa, Lượm tình cờ gặp các chiến sĩ ở Hàng Bè. Cậu bé nhỏ nhắn, hồn nhiên thích thú kể về nhiệm vụ của mình. Sau lời tạm biệt, Lượm tiếp tục công việc giao liên. Trong một lần làm nhiệm vụ, Lượm nhận được bức điện khẩn từ tay anh cán bộ. Cậu hăng say thực hiện nhiệm vụ mà không sợ hiểm nguy. Ngoài mặt trận súng nổ vang trời, máy bay địch rè rè lượn trên trời. Giữa trưa, đường làng vắng lặng. Lúa trên đồng xanh mơn mởn, đã bắt đầu đơm bông. Thấp thoáng trên cánh đồng xanh bát ngát tít tận chân trời là cái ca lô trắng của Lượm. Cậu băng sang sông, vượt qua các cánh đồng. Lá thư đề “Thượng khẩn” đã mau chóng đến tay người nhận, khiến Lượm không một phút chậm trễ. Bỗng loè chớp đỏ, Lượm đã trúng đạn của quân thù. Chiếc ca lô văng ra xa. Khuôn mặt em lấm lem đất cát. Bộ áo quần nhuộm màu đỏ thẫm của máu. Cậu nằm trên lúa, đôi tay vẫn ôm chắc bó lúa vẫn còn thơm mùi sữa. Đôi mắt từ từ nhắm lại. Lượm đã hi sinh.
6. Kể lại câu chuyện trong bài thơ Lượm dựa theo trật tự thời gian cảm xúc:
Đó là một ngày của tháng năm năm 1946, thực dân Pháp trở lại xâm chiếm đất nước ta một lần nữa, từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc ấy giặc Pháp đánh vào Huế. Tình cờ tôi quen với Lượm, một cậu bé giao liên có nhiệm vụ chuyển tài liệu mật ở đồn Mang Cá. Cậu bé loắt choắt, nước da rám nắng, trên đầu là cái mũ ca lô đội lệch, nom mới nghịch ngợm làm sao. Cậu mỉm cười, phô hàm răng trắng xinh, rồi bước đi thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhảy nhót trên lưng theo nhịp bước. Và rồi vào một ngày hè sau chiến tranh, tôi bàng hoàng khi nghe hung tin Lượm đã hy sinh trong một trận tập kích đồn địch. Tôi nghe thuật lại rằng trong khi cuộc chiến tranh diễn ra khốc liệt, Lượm làm nhiệm vụ đưa thư khẩn ra mặt trận đã hy sinh trên chiến trường đầy rẫy bom đạn. Em đã đi xa nhưng hình ảnh nhỏ nhắn xinh xắn của chú bé kia cứ mãi ám ảnh tôi. Chiến tranh thật đau đớn quá!
7. Kể lại câu chuyện trong bài thơ Lượm dựa theo trật tự thời gian tình cảm
Ấy là lúc Huế xảy ra chiến tranh, toàn dân đấu tranh chống thực dân Pháp. Tôi (nhân vật “chú” trong bài thơ) từ Hà Nội trở về quê hương sau bao nhiêu năm. Tình cờ tại Hàng Bè, tôi bắt gặp một chú bé tên là Lượm. Chú bé rất đáng yêu với xắc xinh xinh màu đỏ, ca lô thì đội lệch. Dáng đi thì thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang. Cậu nói với tôi rằng cậu muốn được làm bộ đội nữa, dù vất vả nhưng mà vẫn có thể cống hiến sức lực cho Đất nước. Tôi vô cùng cảm phục ý chí và hành động của Lượm. Sau đấy chúng tôi chia tay cậu, tôi trở lại Hà Nội, cậu vẫn ở đây làm nhiệm vụ. Bỗng tháng Sáu tôi nghe tin cậu hy sinh trên đường làm nhiệm vụ. Khi đang vượt qua cánh đồng để nhận thông tin thì bất chợt có viên đạn xuyên vào cơ thể cậu.
8. Kể lại câu chuyện trong bài thơ Lượm dựa theo trật tự thời gian cảm động
Năm 1946, từ Hà Nội, tôi xin phép được trở về quê thăm nhà. Đúng lúc gặp giặc Pháp đánh vào Huế. Tình cờ tôi biết được Lượm, một cậu bé phụ trách công tác giao liên – vận tải thư tín bí mật ở đồn Mang Cá. Cậu bé trông nhỏ con, nhỏ con, thế mà lanh lợi, bước đi thoăn thoắt. Trên đầu cậu là cái mũ ca lô đội lệch, vừa bước đi vừa huýt sáo mới đáng yêu làm sao. Cậu cười khoe hàm răng trắng tinh khi chúng tôi nói chuyện, chiếc xắc cốt lắc lư trên vai theo nhịp bước chân. Và rồi cũng vào một ngày hè năm 1946 ấy, tôi bàng hoàng khi biết hung tin Lượm đã hy sinh bởi chính đồng đội của mình. Lặng người lắng nghe câu chuyện, tôi như không thể nào hiểu nổi câu chuyện đang chảy qua đôi tai mình: trong khi cuộc chiến tranh xảy ra khốc liệt, Lượm làm nhiệm vụ đưa thư từ khẩn ra mặt trận đã hy sinh trên chiến trường nhiều bom đạn. Em đã đi mất nhưng hình ảnh trong sáng, hồn nhiên, ngây thơ cùng nhiệt huyết trong hoạt động cách mạng của chú bé Lượm mãi in đậm nét trong trái tim tôi. Mong sao chiến tranh mau chấm dứt, ngày tự do không quá xa xôi để hoà bình sớm lập lại trên quê hương. Và cũng sẽ không còn ai bị hi sinh bởi bom đạn chiến tranh đâu!
9. Kể lại câu chuyện trong bài thơ Lượm dựa theo trật tự thời gian cực ngắn
Ngày Huế xảy ra kháng chiến, tại Hàng Bè, Lượm tình cờ gặp Tố Hữu – một người chiến sĩ đang làm việc tại Hà Nội có dịp về thăm quê hương. Trong cuộc chuyện trò giữa hai người đồng chí chênh lệch về tuổi tác nhưng lại là những người cùng lí tưởng, đồng chí hướng, cậu hồn nhiên, vui tươi chia sẻ câu chuyện lý thú mình bắt gặp khi thực hiện nhiệm vụ. Sau đó, trong một lần làm nhiệm vụ tiếp nhận thư khẩn từ tay anh cán bộ, Lượm không hề run sợ khi băng qua cánh đồng. Bỗng lờ chớp đỏ, một viên đạn bắn lên, xuyên qua cơ thể nhỏ bé của cậu. Lượm ngã xuống cánh đồng giữa trưa hè nắng gắt, đôi mắt từ từ nhắm lại. Cậu đã hy sinh trên mảnh đất quê hương đầy anh dũng.