Kế hoạch cá nhân bồi dưỡng thường xuyên của phó hiệu trưởng trường đưa ra nội dung, kế hoạch triển khai trong công tác BDTX năm học mới. Kế hoạch cá nhân bồi dưỡng thường xuyên là nhiệm vụ bắt buộc giáo viên phải làm đầu năm học.
Mục lục bài viết
1. Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của Phó hiệu trưởng là gì?
Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của Phó hiệu trưởng là một tài liệu quan trọng, phản ánh các hoạt động nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của Phó hiệu trưởng trong một khoảng thời gian nhất định.
Để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, Phó hiệu trưởng cần căn cứ vào các văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường và tự đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của bản thân.
Mục đích của việc lập Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của Phó hiệu trưởng là để nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn và nghiệp vụ của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc trường. Việc bồi dưỡng thường xuyên giúp Phó hiệu trưởng cập nhật kiến thức, kỹ năng và phương pháp mới nhất trong lĩnh vực giáo dục, đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy và quản lý nhà trường. Việc lập Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cũng là một trong những biện pháp để thực hiện chính sách đổi mới giáo dục và đào tạo của Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở cấp trường.
2. Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của Phó hiệu trưởng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
……, ngày … tháng … năm 20….
KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG
NĂM HỌC 20…-20…
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Công việc chuyên môn: Quản lí cơ sở giáo dục
Công việc kiêm nhiệm được giao:
Căn cứ Thông tư số 32/2010/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 về ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Thực hiện kế hoạch số ……. ngày … tháng … năm 20… của Phòng Giáo dục và Đào tạo …….. về kế hoạch thực hiện chương trình BDTX cho CBQL và giáo viên tiểu học năm 20…;
Căn cứ Kế hoạch số …….. ngày … tháng … năm 20… về kế hoạch thực hiện chương trình BDTX cho CBQL và giáo viên tiểu học năm 20… của trường tiểu học ………;
Căn cứ chỉ đạo thực hiện kế hoạch của bộ phận chuyên môn trường tiểu học ……….;
Căn cứ vào thực tế năng lực và nhu cầu cần bồi dưỡng của bản thân để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 20…-20… như sau:
I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
1. Giáo viên học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế-xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của phòng giáo dục và đào tạo và của sở giáo dục và đào tạo.
– Thực hiện tốt cuộc vận động lớn của ngành “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học, tự sáng tạo”.
II. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN:
1. Khối kiến thức bắt buộc
a) Nội dung bồi dưỡng 1: 30 tiết (theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT)
Trong khi chưa có hướng dẫn cụ thể cá nhân cần chuẩn bị một số định hướng nghiên cứu các nội dung sau:
– Tự nghiên cứu bồi dưỡng các nội dung về chính trị, thời sự trong nước qua các kênh truyền thông, Internet…
– Các Nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh ………… và huyện Buôn Đôn, trong đó tập trung đi sâu vào các vấn đề như:
+ Nghị quyết của Đảng về giáo dục và đào tạo;
+ Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế-xã hội, giáo dục và đào tạo của cả nước, của tỉnh ………… trong tình hình hiện nay và những năm tiếp theo;
+ Tiếp tục nghiên cứu Thông tư số 14 về Chuẩn hiệu trưởng;
+ Nghiên cứu đánh giá phó hiệu trưởng theo công văn 630; Quyết định 14 và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên để chỉ đạo đội ngũ xây dựng và phấn đấu;
+ Các văn bản chỉ đạo của các cơ quan quản lí giáo dục trong năm 20… và năm học 20…-20…
b) Nội dung bồi dưỡng 2: 30 tiết (theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT).
Cá nhân tự nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và chỉ đạo của địa phương…
Thực hiện kế hoạch số 22/KH-GD&ĐT của Phòng Giáo dục và Đào tạo …………………… về kế hoạch thực hiện chương trình BDTX cho CBQL và giáo viên tiểu học năm 20… Do đó bản thân lên kế hoạch tự bồi dưỡng với các Môđun sau:
– Thực hành tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học: 8 tiết.
– Phương pháp tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ môi trường; tích hợp giáo dục về tài nguyên và môi trường Biển, Hải đảo vào các môn học: 12 tiết.
– Phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”: 10 tiết.
2. Khối kiến thức tự chọn: (Nội dung bồi dưỡng 3): 60 tiết.
Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cần bồi dưỡng
| Mã mô đun | Tên và nội dung mô đun | Mục tiêu bồi dưỡng | Thời gian tự học (tiết) | Thời gian học tập trung (tiết) | |
Lý thuyết | Thực hành | |||||
VI. Tăng cường năng lực triển khai dạy học | TH15 | Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học 1. Phương pháp giải quyết vấn đề 2. Phương pháp làm việc theo nhóm 3. Phương pháp hỏi đáp… | Hiểu được mục đích, đặc điểm, quy trình và điều kiện để thực hiện có hiệu quả một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học. Biết cách vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy các môn học ở tiểu học. | 9 | 1 | 5 |
TH16 | Một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học 1. Kĩ thuật đặt câu hỏi 2. Kĩ thuật dạy học theo góc 3. Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực 4. Kĩ thuật tổ chức trò chơi học tập 5. Kĩ thuật học tập hợp tác… | Hiểu được mục đích, đặc điểm, cách tiến hành một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học. Biết cách vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy các môn học ở tiểu học. | 9 | 1 | 5 | |
TH22 | Sử dụng phần mềm giáo dục để dạy học ở tiểu học 1. Các yêu cầu sư phạm về các mặt: hình thức, nội dung, phương pháp của một phần mềm dạy học ở tiểu học. 2. Thực hành sử dụng một số phần mềm dạy học ở tiểu học. | Hiểu được các yêu cầu của một phần mềm dạy học ở tiểu học. Biết cách sử dụng một số phần mềm dạy học ở tiểu học. | 12 | 1 | 2 | |
IX. Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học | TH29 | Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 1. Giới thiệu về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2. Cách tiến hành nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 3. Lập kế hoạch nghiên cứu. | Hiểu thế nào là nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cùng phương pháp nghiên cứu. Biết lập kế hoạch nghiên cứu và cách tiến hành. | 10 | 3 | 2 |
III. HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG
BDTX với hình thức cơ bản là việc tự học của bản thân (tự nghiên cứu tài liệu, qua truyền thông, Internet,…).
BDTX kết hợp với sinh hoạt trong khối, tổ chuyên môn, tham gia các lớp tập huấn và tích cực nghiên cứu tài liệu khi tham gia làm báo cáo viên các lớp tập huấn để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân.
IV. ĐỀ NGHỊ TRƯỜNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG CÁC NỘI DUNG SAU
TT | Nội dung đề nghị bồi dưỡng |
1 | Đổi mới công tác về sinh hoạt chuyên môn |
2 | Bồi dưỡng kiến thức về văn hóa địa phương |
3 | Những vấn đề cơ bản của nội dung bồi dưỡng 1 và 2 (bồi dưỡng thêm kiến thức để tham gia học tập trung). |
V. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỤ THỂ HÀNG THÁNG
Thời gian | Nội dung BDTX | Số tiết | Hình thức BDTX | Kết quả cần đạt được |
Tháng 8/20…. | Nội dung 1: (phần cá nhân tự nghiên cứu thêm để tham gia bồi dưỡng tập trung nội dung 1 là 30 tiết) – Tự nghiên cứu bồi dưỡng các nội dung về chính trị, thời sự trong nước qua các kênh truyền thông, Internet… – Các Nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Đắk Lắk và huyện Buôn Đôn, trong đó tập trung đi sâu vào các vấn đề như: – Nghị quyết của Đảng về GD&ĐT. Nội dung 2: Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Sở GD và phòng GD năm học 20…-20…. | Dự kiến số tiết cá nhân tự nghiên cứu thêm là 10 tiết để tham gia bồi dưỡng tập trung theo quy định | Cá nhân tự nghiên cứu để tham gia bồi dưỡng tập trung theo quy định của Thông tư số 32 | Hiểu và biết về các nội dung đã xây dựng về nghiên cứu thêm để tham gia bồi dưỡng tập trung theo quy định của Thông tư số 32 (chương trình BDTX) và Thông tư số 26 (Quy chế BDTX) |
Tháng 9/20…. | Nội dung 1: – Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế-xã hội, giáo dục và đào tạo của cả nước, của tỉnh Đắk Lắk trong tình hình hiện nay và những năm tiếp theo; – Tiếp tục nghiên cứu Thông tư số 14 về Chuẩn hiệu trưởng; Nội dung 2: Nghiên cứu nhiệm vụ năm học 20…-20… của Bộ GD, Sở GD và phòng GD. | Dự kiến số tiết cá nhân tự nghiên cứu thêm là 10 tiết để tham gia bồi dưỡng tập trung theo quy định | Cá nhân tự nghiên cứu để tham gia bồi dưỡng tập trung. | Nắm được các nội dung đã xây dựng để tham gia bồi dưỡng tập trung theo quy định. |
Tháng 10/20….. | Nội dung 1: – Nghiên cứu đánh giá phó hiệu trưởng theo công văn 630; Quyết định 14 và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên để chỉ đạo đội ngũ xây dựng và phấn đấu; – Các văn bản chỉ đạo của các cơ quan quản lí giáo dục trong năm 20… và năm học 20…-20…. | Dự kiến số tiết cá nhân tự nghiên cứu thêm là 10 tiết để tham gia bồi dưỡng tập trung theo quy định | Cá nhân tự nghiên cứu để tham gia bồi dưỡng tập trung. | Nắm được các nội dung đã xây dựng để tham gia bồi dưỡng tập trung theo quy định. |
Tháng 11/20… | Nội dung 3: (module TH15) Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học 1. Phương pháp giải quyết vấn đề 2. Phương pháp làm việc theo nhóm 3. Phương pháp hỏi đáp… | 15 | Tự học (nghiên cứu qua truyền thông, Internet và tài liệu BDTX) | Nắm chắc một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học. |
Tháng 12/20…. | Nội dung 3: (module TH16) Một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học 1. Kĩ thuật đặt câu hỏi 2. Kĩ thuật dạy học theo góc 3. Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực 4. Kĩ thuật tổ chức trò chơi học tập 5. Kĩ thuật học tập hợp tác… | 15 | Tự học (nghiên cứu qua truyền thông, Internet và tài liệu BDTX) | Nắm chắc một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học. |
Tháng 1/20…. | Nội dung 3: (module TH22) Sử dụng phần mềm giáo dục để dạy học ở tiểu học 1. Các yêu cầu sư phạm về các mặt: hình thức, nội dung, phương pháp của một phần mềm dạy học ở tiểu học. 2. Thực hành sử dụng một số phần mềm dạy học ở tiểu học. | 15 | Tự học (nghiên cứu về phần mềm Prensenter7 và các tài liệu BDTX); Phần mềm Violet. | Thực hành tốt 2 phần mềm giáo dục để dạy học ở tiểu học. |
Tháng 2/20…. | Nội dung 3: (module TH22) Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 1. Giới thiệu về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2. Cách tiến hành nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 3. Lập kế hoạch nghiên cứu. | 15 | Tự nghiên cứu về cách nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. | Lập kế hoạch nghiên cứu và tiến hành viết SKKN |
Tháng 3/20…. | Nghiên cứu và bồi dưỡng các nội dung 1 và 2 theo kế hoạch của PGD. | 10 | Tự học, kết hợp tập trung | Đạt được mục tiêu BDTX |
Tháng 4/20…. | Nghiên cứu và bồi dưỡng các nội dung 1 và 2 theo kế hoạch của PGD. | 10 | Tự học, kết hợp tập trung | Đạt được mục tiêu BDTX |
Tháng 5/20…. | Nghiên cứu và bồi dưỡng các nội dung 1 và 2 theo kế hoạch của PGD. | 10 | Tự học, kết hợp tập trung | Đạt được mục tiêu BDTX |
Tháng 6/20…. | Rà soát các nội dung (1, 2 và 3) đã bồi dưỡng để hoàn thiện kế hoạch đã đề ra. | Tự học | Bám theo mục tiêu bồi dưỡng của cá nhân đã lập. | |
Tháng 7/20.. . | Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho năm học 20…-20…. | Tự xây dựng kế hoạch | Căn cứ theo kế hoạch BDTX của trường đã triển khai. | |
Tháng 8/20…. | Tiến hành nội dung của kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho năm học 20…-20…. | Tự học | Căn cứ theo kế hoạch BDTX của cá nhân. | |
Tổng cộng các nội dung bồi dưỡng | 120 tiết |
Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân thực hiện trong năm học 20…-20…./.
NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
3. Nội dung cần có trong kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của Phó hiệu trưởng:
Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của Phó hiệu trưởng phải bao gồm các nội dung sau:
– Mục tiêu bồi dưỡng: Phó hiệu trưởng phải xác định rõ mục tiêu bồi dưỡng là gì, nhằm giải quyết những vấn đề gì, đáp ứng những yêu cầu gì của công tác quản lý giáo dục.
– Nội dung bồi dưỡng: Phó hiệu trưởng phải lựa chọn các nội dung bồi dưỡng phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng, có tính hệ thống, cập nhật và thực tiễn. Các nội dung bồi dưỡng có thể liên quan đến các lĩnh vực như: quản lý chất lượng giáo dục, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý học sinh, quản lý an toàn, quản lý công tác đảm bảo chất lượng giáo dục, quản lý công tác đổi mới giáo dục, quản lý công tác phối hợp với gia đình và xã hội…
– Hình thức bồi dưỡng: Phó hiệu trưởng có thể chọn các hình thức bồi dưỡng khác nhau tùy theo nội dung và điều kiện thực hiện. Các hình thức bồi dưỡng có thể là: tự học, tự bồi dưỡng; tham gia các khóa học, hội thảo, tập huấn do cấp trên tổ chức; tham gia các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, học tập tại chỗ, học tập qua mạng; tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm…
– Thời gian bồi dưỡng: Phó hiệu trưởng phải xác định rõ thời gian bắt đầu và kết thúc của từng nội dung và hình thức bồi dưỡng, sao cho phù hợp với kế hoạch công tác của nhà trường và cá nhân.
– Kết quả mong đợi: Phó hiệu trưởng phải đặt ra các kết quả mong đợi sau khi thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, có thể là: nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ; giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong công tác; áp dụng được những kiến thức, kỹ năng mới vào công tác; cải thiện được hiệu quả công tác; đạt được những thành tích trong công tác…
– Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng: Phó hiệu trưởng phải xác định cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng của bản thân, có thể là: tự kiểm tra, tự đánh giá; được người khác kiểm tra, đánh giá; so sánh kết quả trước và sau khi bồi dưỡng; sử dụng các biểu mẫu, phiếu kiểm tra, đánh giá do cấp trên ban hành…
4. Hướng dẫn lập Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của Phó hiệu trưởng:
Phó hiệu trưởng là người đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động giáo dục tại trường. Để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của Phó hiệu trưởng, cần có một kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên và có hệ thống. Sau đây là một số bước cơ bản để lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của Phó hiệu trưởng:
– Bước 1: Xác định nhu cầu bồi dưỡng. Cần phân tích thực trạng về năng lực, kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc của Phó hiệu trưởng, so sánh với tiêu chuẩn và yêu cầu công việc, để tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu cần được bồi dưỡng.
– Bước 2: Xác định mục tiêu bồi dưỡng. Nên xác định những kết quả mong muốn sau khi tham gia các hoạt động bồi dưỡng, như cải thiện năng lực quản lý, nâng cao kiến thức chuyên môn, phát triển kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề, thay đổi thái độ tích cực và chủ động trong công việc.
– Bước 3: Lựa chọn phương pháp và nội dung bồi dưỡng. Chọn những phương pháp và nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu và mục tiêu đã xác định, như tổ chức các khóa huấn luyện, hội thảo, tập huấn; tham gia các lớp học trực tuyến; tự học qua các tài liệu, sách báo; giao lưu kinh nghiệm với các Phó hiệu trưởng khác; tham quan thực tế các trường mẫu; tham gia các dự án giáo dục;…
– Bước 4: Lập kế hoạch chi tiết cho các hoạt động bồi dưỡng. Cần xác định rõ thời gian, địa điểm, người tham gia, người tổ chức, nguồn lực và phương tiện cho từng hoạt động bồi dưỡng. Sau đó lập kế hoạch theo từng giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, để có thể điều chỉnh linh hoạt theo tình hình thực tế.
– Bước 5: Thực hiện và theo dõi kết quả của các hoạt động bồi dưỡng. Triển khai các hoạt động bồi dưỡng theo kế hoạch đã lập, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Cần theo dõi và kiểm tra kết quả của các hoạt động bồi dưỡng, thông qua các phương tiện như khảo sát, kiểm tra, đánh giá, phản hồi. Tiếp theo thu thập và tổng hợp những thông tin về sự tiến bộ và những khó khăn trong quá trình bồi dưỡng.
– Bước 6: Đánh giá và rút kinh nghiệm cho kế hoạch bồi dưỡng. Tổ chức các buổi đánh giá tổng kết sau mỗi giai đoạn hoặc sau mỗi hoạt động bồi dưỡng, để nhận xét và ghi nhận những thành tựu và những hạn chế của Phó hiệu trưởng. Cần rút ra những kinh nghiệm và bài học cho việc lập và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng trong tương lai.
THAM KHẢO THÊM: