Kế hoạch bài dạy minh họa mô đun 4 môn Đạo đức Tiểu học

Các thầy cô còn băn khoăn về kết hoạch giảng dạy môn đạo đức tiểu học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Hãy cùng tìm hiểu qua kế hoạch bài dạy minh họa mô đun 4 môn Đạo đức Tiểu học sau đây. 

1. Yêu cầu cần đạt:

1.1. Kiến thức – kĩ năng:

- Học sinh nêu được các vấn đề quan trọng trong bài học về việc cần làm những việc gì để có thể giữ gìn răng miệng luôn sạch sẽ. Không chỉ cần vệ sinh đúng lúc sau bữa ăn và đầy đủ (ít nhất 2 lần trong một ngày) mà còn hướng tới mục tiêu nhận thức cao hơn cho các em về việc nên ăn những loại đồ ăn như thế nào để có thể bảo vệ hàm răng của mình khỏi những bệnh lí về răng miệng. 

- Học sinh cần biết lí do vì sao phải giữ sạch răng miệng. Điều đó có nghĩa rằng các em phải nắm bắt được ý nghĩa, vai trò của một hàm răng sạch đẹp, chắc khỏe. Nó không chỉ giúp các em có sức khỏe tốt, mà còn cho các em sự tự tin, vẻ đẹp thu hút được mọi người. Ông cha ta cũng từng có câu khẳng định rằng: "Hàm răng, mái tóc là góc con người". Có thể nói việc giữ gìn vệ sinh răng miệng là việc rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi chúng ta. 

- Học sinh có thể đánh giá được hành vi của người khác trong việc giữ sạch răng miệng là như thế nào. Tức là khi nhìn vào hành vi của một người, các em có thể nhận thức được rằng người đó đã thực sự giữ gìn vệ sinh răng miệng chưa, giữ gìn vệ sinh răng miệng đã đúng hay chưa. Từ từ nhận thức về hành vi của người khác mà các em có thể đánh giá lại hành vi của chính mình để từ đó có những căn chỉnh cho đúng đắn, phù hợp, đồng thơi các em có thể đưa ra được lời khuyên cho người khác trong việc giữ gìn vệ sinh răng miệng cho mọi người. 

- Học sinh có thể thuần thục thực hiện các bước giữ gìn vệ sinh răng miệng theo đúng cách: Thực hiện vệ sinh răng miệng theo các bước cụ thể như thế nào, tiến hành trong bao lâu, thao tác thực hiện vệ sinh trong khoang miệng như thế nào cho chuẩn...

1.2. Yêu cầu nâng cao:

Từ việc đạt được các yêu cầu cơ bản về kiến thức - kĩ năng ở trên, các em học sinh sẽ có điều kiện để phát triển thêm một số năng lực và phẩm chất:

- Tự chủ và tự học tự: Các em học sinh có thể tự thực hiện việc vệ sinh răng miệng đặc biệt là chủ động và có ý thức hơn trong việc vệ sinh răng miệng của cá nhân mà không cần sự nhắc nhở của ông bà, cha mẹ mới thực hiện bởi các em đã hiểu được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng 

- Giao tiếp và hợp tác: Các em học sinh có thế chia sẻ, bàn bạc về các bấn đề thông qua vấn đề này. Từ đó giúp các em phát triển kĩ năng giao tiếp và hợp tác. 

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Các em biết cách sắp xếp các công việc, các bước trong quy trình vệ sinh răng miệng nói riêng và quá trình học tập nói chung sao cho đúng thứ tự để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

- Điều chỉnh hành vi: Nếu trước đây các em có thể lười trong việc giữ gìn vệ sinh răng miệng hay vệ sinh răng miệng một cách cẩu thả thì bây giờ các em đã điểu chỉnh hành vi chăm sóc răng miệng của mình sao cho đúng nhất. 

- Phát triển bản thân: các em có thẻ tự đánh giá được những hành động, việc làm của mình trong việc giữ sạch răng miệng là đúng hay sai, là đủ hay chưa và nếu sai, chưa đủ thì cần khắc phục ở đâu, như thế nào…

2. Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh: Tranh ảnh sẽ giúp kích thích sự tiếp thu của các em hơn bởi màu sắc và sự sinh động của nó. Từ đó các em có thể nhớ sâu để đạt được những mục tiêu, yêu cầu nêu trên. 

- Bộ tranh ảnh; một số tờ giấy A3 theo số lượng nhóm 

- Phiếu rèn luyện: Phiếu rèn luyện để đánh giá ưu nhược điểm của các em trong quá trình học tập để từ đó có thể phát huy ưu điểm cũng như khắc phục những nhược điểm đó. 

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

3.1. Hoạt động 1 – Mở đầu:

- Mục tiêu: Học sinh nhận biết được vấn đề về việc giữ sạch răng miệng quan trọng như thế nào.

- Cách thực hiện (Trực quan, vấn đáp):

- Hình thức: Đánh giá thường xuyên.

- Phương pháp: Vấn đáp (kiểm tra sự hiểu biết, nhận thức của các em về việc giữ sạch răng miệng trước khi bắt đầu bài học).

- Công cụ: Câu hỏi: chẳng hạn "Vì sao các em phải giữ răng miệng sạch và và thực hiện nó như thế nào mới là đúng cách"

3.2.  Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức mới: Chia sẻ hiểu biết về giữ sạch răng miệng:

- Cách thực hiện (Thảo luận, vấn đáp): Giáo viên đặt câu hỏi theo nhóm, sau đó các em học sinh sẽ thảo luận cùng nhau trong 5 phút sau đó đại diện của nhóm sẽ đứng lên trả lời các câu hỏi sau: 

+ Bạn nào đã biết giữ sạch răng miệng?

+ Vì sao em cần giữ vệ sinh răng miệng?

- Sau khi nghe câu trả lời của nhiều nhóm khác nhau, giáo viên sẽ đưa ra câu kết luận: 

+ Bạn gái trong tranh đã biết giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng hàng ngày.

+ Giữ vệ sinh răng miệng giúp em có hơi thở thơm tho và nụ cười xinh.

- Giáo viên tiếp tục đặt thêm câu hỏi và sau đó học sinh sẽ trả lời:

+ Nếu không giữ sạch răng miệng thì điều gì sẽ xảy ra?

- Cuối cùng giáo viên sẽ tổng kết những nội dung mà học sinh đã chia sẻ và bổ sung nếu thấy còn thiếu để các em có thể hiểu vấn đề một cách toàn diện nhất. 

3.3. Hoạt động 3 – Hình thành kiến thức mới: Em chải răng đúng cách:

- Mục tiêu: HS được thực hành trải nghiệm việc giữ sạch răng miệng thông qua những trò chơi, từ đó để tìm ra các bước chải răng đúng cách.

- Cách thực hiện: 

+ GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm (3 – 4 em).

+ GV tổ chức cho HS chơi trò chơi có tên gọi “Xếp nhanh, xếp đúng”.

-  Nội dung: Giao cho mỗi nhóm 1 bộ tranh, nhiệm vụ của nhóm là sắp xếp các hình theo thứ tự đúng.

- Nêu luật chơi: Nhóm nào xếp nhanh và đúng nhất thì sẽ thắng cuộc.

- Các nhóm trình bày kết quả đồng thời giáo viên sẽ đặt câu hỏi "nêu thứ tự các bước  chải răng?" để học sinh trả lời

- Cuối cùng Giáo viên tổng kết lại các bước đánh răng:

  • B1: Chuẩn bị bàn chải và tuýp kem đánh răng
  • B2: Lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ ra bàn chải
  • B3: Lấy nước vào cốc
  • B4: Sử dụng bàn chải để vệ sinh tất cả các mặt của hai hàm răng. 
  • B5: Súc lại miệng bằng nước sạch
  • B6: Vệ sinh bàn chải đánh răng và để vào đúng nơi quy định.

=> Chải răng đúng cách giúp em giữ vệ sinh răng miệng để có hàm răng chắc khoẻ.

3.4. Hoạt động 4 – Luyện tập, thực hành: Em chọn bạn biết giữ vệ sinh răng miệng:

 - Mục tiêu: Học sinh củng cố một số việc làm thể hiện việc giữ sạch răng miệng, một số việc làm không thể hiện việc giữ sạch răng miệng.

- Cách thực hiện :

+ Giáo viên treo tranh lên bảng

+ Chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.

- Sau đó giáo viên yêu cầu: Quan sát và lựa chọn ra bạn trong bức tranh đã biết vệ sinh răng miệng.

- Cuối cùng giáo viên đưa ra kết luận học sinh nên học tập hành động giữ vệ sinh răng miệng của các bạn tranh nào?, không nên làm theo hành động của các bạn trong tranh nào?

3.5. Hoạt động 5 – Luyện tập, thực hành: Chia sẻ cùng bạn:

- Mục tiêu: Học sinh liên hệ thực tế về việc giữ sạch răng miệng của bản thân mình hay một người nào đó mà các em biết.

- Cách thực hiện (Vấn đáp):

+ Giáo viên nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn cách em giữ sạch răng miệng.

+ Học sinh giải đáp câu hỏi. 

+ Giáo viên nhận xét câu trả lời và điều chỉnh cho học sinh 

3.6. Hoạt động 6 – Vận dụng, trải nghiệm: Đưa ra lời khuyên:

- Mục tiêu: Học sinh biết đưa ra lời khuyên cho bạn giữ sạch răng miệng.

- Cách thực hiện (Vấn đáp):

+ Giáo viên mời 2 học sinh lên tiến hành các bước đánh răng.

+ Học sinh lên tiến hành đánh răng, lớp quan sát, nhận xét.

- Giáo viên hỏi:

+ Em cần học tập cách giữ vệ sinh răng miệng của bạn nào? không nên làm theo hành động của các bạn?

+ Giáo viên treo tranh lên hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì?

- Giáo viên đưa ra lời khuyên phù hợp nhất và kết luận rằng "Chúng ta không nên ăn kẹo vào buổi tối trước khi đi ngủ vì sẽ khiến răng của chúng ta bị sâu".

3.7. Hoạt động 7 – Vận dụng, trải nghiệm: Giao nhiệm vụ:

- Mục tiêu: Học sinh thực hiện được giữ sạch răng miệng hằng ngày.

- Cách thực hiện (Rèn luyện):

- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên:

+ Các em học được điều gì mới trong bài học này?

+ Các em có quyết tâm thực hiện việc giữ vệ sinh răng miệng hằng ngày không?

+ Giáo viên yêu cầu học sinh hằng ngày thực hiện việc giữ vệ sinh răng miệng, giới thiệu phiếu rèn luyện, hướng dẫn các em cách tô màu vào mặt cười nếu em thực hiện, yêu cầu nộp lại phiếu vào tiết đạo đức tuần sau, phát phiếu cho học sinh và hỏi “Các em đã hiểu nhiệm vụ của mình chưa?”

- Học sinh nhận phiếu rèn luyện, có thề nêu câu hỏi cho giáo viên về những vấn đề mình chưa rõ.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )