Kế hoạch bài dạy Mô đun 4 môn Công nghệ Tiểu học là mẫu giáo án mà giáo viên phải nộp lên hệ thống sau khi các câu hỏi tập huấn của module 4 đã hoàn thành. Dưới đây là nội dung chi tiết về Kế hoạch bài dạy minh hoạ Mô đun 4 môn Công nghệ Tiểu học, để các bạn tham khảo giúp cho quá trình tập huấn đạt được kết quả cao.
Mục lục bài viết
1. Yêu cầu cần đạt:
Kế hoạch bài dạy Module 4 môn Công nghệ Tiểu học có chủ đề “Sử dụng đèn học”.
– Nêu và mô tả được công dụng của các bộ phận chính đèn học.
– Phân biệt được các loại đèn học thông dụng.
– Xác định được vị trí để đặt đèn học và điều chỉnh được độ sáng bật, tắt đèn học.
– Khi sử dụng đèn học cần nhận biết và phòng tránh được các tình huống không an toàn.
Năng lực công nghệ
– Nhận thức công nghệ: Nêu tác dụng của đèn và mô tả hình dạng, công dụng những bộ phận chính của đèn học.
– Giao tiếp công nghệ: Nhận diện được các loại đèn học thông dụng.
– Sử dụng công nghệ:
+ Xác định được vị trí để đặt đèn học và điều chỉnh được độ sáng bật, tắt đèn học.
+ Khi sử dụng đèn học cần nhận biết và phòng tránh được các tình huống không an toàn.
Năng lực chung:
– Tự học và tự chủ: Học sinh biết cách tự giác đọc sách, những tài liệu và tìm những thông tin có liên quan về những loại đèn học có trong gia đình.
– Giao tiếp và hợp tác: Học sinh cùng nhau làm việc nhóm trao đổi với nhau về mô tả, chức năng các bộ phận chính của đèn học và nhận biết được các loại đèn học thông dụng, cùng nhau phối hợp để các nhiệm vụ được thực hiện một cách hiệu quả như xác định được vị trí thích hợp để đặt đèn, bật, tắt và điều chỉnh độ sáng đèn học..
Phẩm chất:
– Sự chăm chỉ: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập về việc thảo luận nhóm hoặc làm cá nhân mà giáo viên đã đề ra. Ngoài ra cần phải tập trung để nhận biết cũng như phải kiên trì để biết được các tác dụng của những bộ phận chính trên chiếc đèn học, hay biết thêm một số loại đèn học đang được sử dụng nhiều hiện nay, hoặc biết được cách sử dụng đèn học sao cho an toàn, cũng như hiệu quả và tiết kiệm nhất trong quá trình học tập.
– Có trách nhiệm: có ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng các loại đèn học tại gia đình một cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm điện nhất.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị của giáo viên:
– Nghiên cứu yêu cầu cần đạt, lựa chọn nội dung dạy học.
– Sách giáo khoa, sách giáo viên công nghệ lớp 3.
– Phiếu học tập.
PHIẾU BÀI TẬP
STT | Các bộ phận chính của đèn học | Công dụng |
1 | ||
2 | ||
3 | ||
4 | ||
5 | ||
6 | ||
7 |
– Các loại đèn học thông dụng: Đèn bàn học chống cận, đèn bàn học halogen, đèn bàn học bóng huỳnh,….
– Chuẩn tính máy tính, máy chiếu (nếu có)
Chuẩn bị của học sinh:
– Đọc và tìm hiểu trong sách giáo khoa.
– Sưu tầm các bức tranh ảnh về đèn học.
– Quan sát đèn học ở nhà trước khi đến lớp.
– Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: vở, bút, thước kẻ, …
3. Các hoạt động chủ yếu:
3.1. Hoạt động khởi động mở đầu:
– Mục tiêu cần đạt: Trước khi vào bài học mới tạo tâm thế học tập thoải mái, kích thích sự tò mò của học sinh về học tập.
– Nội dung: Học sinh cần biết được vai trò của ánh sáng từ đèn học ở trong phòng học.
– Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về vai trò của ánh sáng từ đèn học chiếu ra ở trong phòng học.
– Phương pháp dạy học: Sử dụng phương pháp trực quan và vấn đáp.
Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
– Giáo viên yêu cầu học sinh đóng hết tất cả cửa có trong phòng học. Sau đó tất cả cùng quan sát giáo viên bật, tắt công tác điện đèn học. + Các em cảm ơn thấy thế nào khi tắt bóng đèn? + Các em cảm thấy thế nào khi bật đèn lên? – Học sinh nói cảm nhận của bản thân. – Giáo viên nhận xét, đánh giá. – Kết nối với học sinh: Như các em cũng đã thấy rằng, ánh sáng của đèn có vai trò rất là quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta và đặc biệt là ở trong quá trình học tập của các em, để các em có thể nắm rõ hơn về công dụng và cấu tạo của đèn học, thầy/cô cùng các em sẽ cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay đó là bài: Đèn học của em. | – Học sinh thực hiện đóng hết tất cả các cửa phòng học
– Học sinh chia sẻ cảm nhận trước lớp.
– Học sinh lắng nghe
|
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu công dụng các bộ phận chính của đèn học:
– Mục tiêu cần đạt: Nêu công dụng và mô tả các bộ phận chính của đèn học
– Nội dung:
+ Nêu thông tin chi tiết về các bộ phận chính của đèn học.
+ Nêu công dụng của đèn học đối với cuộc sống hàng ngày.
– Sản phẩm: Phiếu học tập.
STT | Các bộ phận chính của đèn học | Công dụng |
1 | Chụp đèn | Giúp cho hiệu quả chiếu sáng được nâng cao. |
2 | Bóng đèn | Dùng chiếu ánh sáng, phục vụ cho cuộc sống hàng ngày cũng như trong quá trình học tập. |
3 | Thân đèn | Bộ phận này là thanh đỡ cho phần chụp đèn và bóng đèn. |
4 | Đế đèn | Giúp cho đèn học giữ được thăng bằng. |
5 | Công tắc on/off | Dùng để bật/ tắt đèn học. |
6 | Dây điện | Để truyền nối nguồn điện đến với đèn học. |
7 | Phích cắm điện | Dùng để nối nguồn điện đến với dây điện. |
– Phương pháp dạy học: Phương pháp quan sát và thảo luận theo nhóm.
Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
– Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát đèn học và hướng dẫn tổ chức học tập theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được giao. – Giáo viên phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho nhóm (mỗi nhóm bao gồm có 4 học sinh): Nhóm trưởng điều hành dẫn dắt nhóm mình đọc bài và tự tìm hiểu nhận biết và phân biệt công dụng và các bộ phận chính của đèn học và hoàn thành vào phiếu học tập. Gợi ý câu hỏi: – Quan sát đèn học và gọi tên các bộ phận chính của đèn học – Liệt kê vào bảng các bộ phận chính của đèn học. – Giáo viên quan sát và hỗ trợ học sinh. – Nêu công dụng của từng bộ phận đèn học . – Mời đại diện học sinh của nhóm lên trình bày kết quả hoạt động nhóm. – Giáo viên tổ chức cho học sinh tự nhận xét kết quả và bổ sung. – Giáo viên chốt lại nội dung trong bài học này. | – Học sinh thực hiện yêu cầu quan sát đèn học của giáo viên đã chuẩn bị.
– Học sinh làm công tác tổ chức học tập theo nhóm để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên giao.
– Các nhóm trưởng điều hành dẫn dắt nhóm mình đọc bài và tự tìm hiểu nhận biết công dụng và các bộ phận chính của đèn học. – Học sinh trong nhóm cùng nhau đọc những thông tin có liên quan và quan sát hình ảnh ở trong sách giáo khoa. – Học sinh trong nhóm cùng thảo luận với nhau, kể tên các bộ phận chính và nêu công dụng của đèn học. – Nhóm trưởng tập hợp lại tất cả các ý kiến của các bạn ở trong nhóm. – Giơ thẻ báo cáo kết quả học tập của nhóm. – Cử đại diện nhóm lên trình bày kết quả hoạt động học tập của nhóm. – Nhận xét kết quả nhóm và bổ sung. |
Hoạt động 2: Các loại đèn học thông dụng.
– Mục tiêu cần đạt: Học sinh nhận biết, gọi tên được các loại đèn học thông dụng.
– Nội dung: Các loại đèn học thông dụng.
– Sản phẩm: Sưu tầm hình ảnh các loại đèn học thông dụng: Đèn bàn học dây tóc, đèn bàn học huỳnh quang Compact, đèn bàn học dùng bóng Halogen,….
– Phương pháp dạy học: Phương pháp quan sát, phương pháp thảo luận và phương pháp thuyết trình.
Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
– Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận bài học theo từng nhóm đôi. – Yêu cầu trong các nhóm học sinh chia sẻ cảm nhận và gọi tên được các loại đèn học có trong SGK và tranh ảnh đã chuẩn bị sẵn. – Mời các nhóm học sinh lên trình bày kết quả. – Nhận xét kết quả và bổ sung: cho học sinh quan sát thêm các loại đèn học khác. – Giáo viên chốt lại vấn đề nội dung kiến thức trong hoạt động dạy bài học này. | – Học sinh cùng nhau thảo luận
– Cử đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
– Học sinh tự nhận xét và bổ sung. – Quan sát các loại đèn học khác |
Hoạt động 3 : Luyện tập thực hành sử dụng đèn học
– Mục tiêu cần đạt: Xác định được vị trí để đặt đèn học và điều chỉnh được độ sáng bật, tắt đèn học.
– Nội dung: Cách đặt đèn học và điều chỉnh được độ sáng bật, tắt đèn học.
– Sản phẩm: Các bước sử dụng đèn học.
Bước 1: Xác định vị trí thích hợp để đặt đèn học.
Bước 2: Cắm phích cắm điện vào ổ điện.
Bước 3: Bật công tắc của đèn.
Bước 4: Điều chỉnh ánh sáng của đèn
Bước 5: Tắt công tắc đèn học sau khi sử dụng xong.
Bước 6: Ngắt nguồn điện của đèn học
– Phương pháp dạy học: Phương pháp thực hành
Cách tiến hành:
Nội dung | Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
Giới thiệu cho học sinh về quy trình sử dụng đèn học | – Giáo viên giới thiệu và hướng dẫn cho học sinh cách sử dụng đèn học. – Cho học sinh đọc quy trình hướng dẫn sử dụng đèn học trên tờ hướng dẫn. – Giáo viên hướng dẫn bật đèn, tắt đèn và điều chỉnh độ ánh sáng cho học sinh khi cần sử dụng đèn học. – Mời học sinh sử dụng đèn học trước lớp thực hiện các thao tác bật đèn, tắt đèn và điều chỉnh độ ánh sáng. – Giáo viên nhận xét cách học sinh thực hiện các thao tác, khuyến khích và động viên học sinh | – Học sinh lắng nghe, quan sát.
– Nhận biết cách sử dụng đèn học
– Học sinh thực hiện các thao tác trước lớp.
– Nhận xét kết quả thực hiện và bổ sung. |
Tổ chức cho học sinh làm việc thực hành theo nhóm | – Khi học sinh nắm được các quy trình sử dụng đèn; giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm thực hiện các thao tác đặt vị trí đèn, bật đèn, tắt đèn và điều chỉnh độ sáng khi cần sử dụng đèn học.
– Lưu ý học sinh cần phải đảm bảo an toàn và hiệu quả trong khi sử dụng. – Giáo viên quan sát, hỗ trợ cho các nhóm học sinh thực hiện. – Mời các nhóm học sinh lên thực hiện các thao tác bật đèn, tắt đèn và điều chỉnh độ sáng của đèn. – Mời các nhóm học sinh khác quan sát, đưa ra nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn. – Giáo viên chốt lại vấn đề nội dung kiến thức trọng tâm trong hoạt động thực hành quy trình sử dụng đèn học: Cần phải nắm đúng quy trình sử dụng và khi sử dụng phải lưu ý đảm bảo an toàn. | – Các nhóm đọc hướng dẫn quy trình sử dụng, tìm hiểu và thực hiện theo như hướng dẫn.
– Học sinh lên thực hiện quy trình sử dụng đèn học (mỗi nhóm cử đại diện 1 hoặc 2 học sinh lên thực hiện các thao tác sử dụng và cử 1 học sinh trình bày theo các thao tác thực hiện đó).
– Học sinh tự nhận xét, đánh giá.
– Học sinh lắng nghe
|
Hoạt động 4: Sử dụng đèn học đảm bảo an toàn và hiệu quả
– Mục tiêu cần đạt: Khi sử dụng đèn học cần nhận biết và phòng tránh được các tình huống không an toàn.
– Nội dung: Các tình huống mất an toàn trong quá trình sử dụng đèn học như: cháy bóng đèn, chập điện, rò rỉ điện ở dây điện… và cách xử lí đảm bảo hiệu quả các tình huống mất an toàn đó.
– Sản phẩm: Các cách xử lý các tình huống mất an toàn trong quá trình sử dụng đèn học.
– Phương pháp dạy học: Phương pháp giải quyết vấn đề và phương pháp thảo luận nhóm
Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
Giáo viên đưa 4 bức tranh cùng với 4 tình huống: TH1: Em thấy tay của chị của em đang bị ướt và cắm phích điện đèn học. (Tranh số 1) TH2: Giả sử em nhìn thấy bóng đèn điện nhà mình bị chập điện, cháy nổ. (Tranh số 2) TH3: Anh của em khi dùng đèn học xong, không tắt đèn và rút phích điện ra khỏi ổ cắm. (Tranh số 3) TH4: Em nhìn thấy dây điện để cắm của bóng đèn điện đang bị hở. (Tranh số 4) – Giáo viên yêu cầu học sinh theo nhóm đôi quan sát, thảo luận cho biết rằng: + Bạn nhỏ ở trong các bức tranh đang gặp phải những tình huống thế nào? + Mời đại diện các nhóm lên trình bày câu trả lời. + Mời các nhóm khác đưa ra nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn. + Giáo viên nhận xét và tuyên dương, khuyến khích học sinh. + Giáo viên chốt lại nội dung kiến thức những tình huống mất an toàn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng đèn học. – Giáo viên nêu ra vấn đề: “Nếu em là bạn nhỏ ở trong các bức tranh thì em sẽ làm thế nào? – Giáo viên chia lớp ra thành 8 nhóm nhỏ (mỗi nhóm bao gồm 4 cho đến 5 học sinh). + Yêu cầu học sinh cùng nhau thảo luận nhóm và cùng đưa ra cách giải quyết các tình huống đó. + Giáo viên theo dõi, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận + Mời đại diện các nhóm lên trình bày + Mời các nhóm khác đưa ra nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn. – Giáo viên nhận xét và tuyên dương các nhóm học sinh có cách xử lí tình huống hay, hiệu quả; động viên, khuyến khích các nhóm có cách xử lý chưa tốt. – Giáo viên liên hệ đến thực tế giáo dục học sinh. – Giáo viên chốt ý vấn đề chính cần kết luận: Nhấn mạnh các lưu ý trong quá trình sử dụng đèn học một cách tiết kiệm, an toàn và hiệu quả. | – Học sinh chú ý quan sát các bức tranh tình huống và thảo luận.
– Học sinh trình bày câu trả lời
– Học sinh đưa ra nhận xét và cách xử lí tình huống khác nếu có – Học sinh lắng nghe – Thực hiện thảo luận nhóm đôi
– Cử đại diện nhóm lên trình bày cách xử lí tình huống – Các nhóm học sinh khác đưa ra nhận xét.
– Học sinh lắng nghe |
4. Công cụ đánh giá các hoạt động:
Hoạt động 1:
STT | Các bộ phận chính của đèn học | Công dụng |
1 | Chụp đèn | Giúp cho hiệu quả chiếu sáng được nâng cao. |
2 | Bóng đèn | Dùng chiếu ánh sáng, phục vụ cho cuộc sống hàng ngày cũng như trong quá trình học tập. |
3 | Thân đèn | Bộ phận này là thanh đỡ cho phần chụp đèn và bóng đèn. |
4 | Đế đèn | Giúp cho đèn học giữ được thăng bằng. |
5 | Công tắc on/off | Dùng để bật/ tắt đèn học. |
6 | Dây điện | Để truyền nối nguồn điện đến với đèn học. |
7 | Phích cắm điện | Dùng để nối nguồn điện đến với dây điện. |
Hoạt động 2:
STT | Các loại đèn thông dụng | Có | Không |
1 | Đèn bàn học chống cận | ||
2 | Đèn bàn học dây tóc | ||
3 | Đèn bàn học dùng bóng Halogen | ||
4 | Đèn bàn học huỳnh quang Compact |
Hoạt động 3:
Tiêu chí | Chưa đạt | Đạt | Thành thạo |
Vị trí đặt đèn thích hợp | |||
Cắm phích cắm vào ổ điện một cách an toàn | |||
Bật công tắc đèn | |||
Điều chỉnh độ sáng của đèn học | |||
Tắt công tắc đèn sau khi sử dụng xong | |||
Ngắt nguồn điện của đèn sau khi tắt đèn |
Hoạt động 4:
Cách xử lý tình huống | Chưa đạt | Đạt | Thành thạo |
TH1: Em ngăn cản chị và khuyên chị lau cho tay khô trước khi cắm phích điện vào ổ cắm. | |||
TH2: Em sẽ chạy thật nhanh và gọi người lớn tới. | |||
TH3: Em sẽ khuyên anh tắt đèn sau khi sử dụng xong và rút phích cắm ra khỏi ổ cắm để tiết kiệm điện và an toàn. | |||
TH4: Em sẽ báo cho người lớn ở trong nhà biết để giải quyết. |