Kể chuyện Đất quý, đất yêu lớp 3 Kết nối tri thức thuộc chương trình Tiếng Việt 3. Tài liệu do đội ngũ giáo viên của chúng tôi biên soạn, nhằm hỗ trợ các em trong quá trình học tập phần Kể chuyện lớp 3, để đạt kết quả tốt hơn. Mời các em học sinh tham khảo trong bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Kể chuyện Đất quý, đất yêu SGK Tiếng Việt lớp 3 trang 115 hay nhất:
- 2 2. Kể chuyện Đất quý, đất yêu SGK Tiếng Việt lớp 3 trang 115 đầy đủ nhất:
- 3 3. Kể chuyện Đất quý, đất yêu SGK Tiếng Việt lớp 3 trang 115 mới nhất:
- 4 4. Kể chuyện Đất quý, đất yêu SGK Tiếng Việt lớp 3 trang 115 ý nghĩa nhất:
- 5 5. Kể chuyện Đất quý, đất yêu SGK Tiếng Việt lớp 3 trang 115 ấn tượng nhất:
- 6 6. Trả lời câu hỏi:
1. Kể chuyện Đất quý, đất yêu SGK Tiếng Việt lớp 3 trang 115 hay nhất:
Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu. | Lúc hai người khách định bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày khách rồi mới để họ bước xuống tàu trở về nước. Hai người khách rất ngạc nhiên, hỏi: – Tại sao các ông lại phải làm như vậy? |
Viên quan trả lời: – Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi sinh ra ở đây, chết cũng ở đây. Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt, chăn nuôi. Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi. Chúng tôi đã tiếp các ông như những khách quý. Nhà vua đã tặng các ông nhiều sản vật hiếm. Song đất Ê-ti-ô-pi-a đối với chúng tôi là thiêng liêng, cao quý nhất. Chúng tôi không thể để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ. | Nghe những lời nói chân tình của viên quan, hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê- ti- ô- pi-a. |
2. Kể chuyện Đất quý, đất yêu SGK Tiếng Việt lớp 3 trang 115 đầy đủ nhất:
– Bức tranh 1: Hai vị khách nọ đến du lịch ở đất nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi thăm rất nhiều nơi như đường sá, núi đồi, sông ngòi. Nhà vua nước Ê-ti-ô-pi-a đã mời họ vào cung điện và mở tiệc chiêu đãi. Sau đó, vua sai một viên quan đưa họ xuống tàu.
– Bức tranh 2: Khi hai người định bước xuống, viên quan yêu cầu họ dừng lại và cởi giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để họ xuống tàu. Hai vị khách ngạc nhiên liền hỏi:
– Tại sao các ông lại phải làm như vậy?
– Bức tranh 3: Viên quan trả lời:
Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi đã tặng các ông nhiều sản vật quý. Nhưng đối với con người Ê-ti-ô-pi-a, đất mới là thiêng liêng cao quý. Bởi vậy chúng tôi không thể để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ.
Bức tranh 4: Sau khi nghe viên quan giả thích, hai người khách càng thêm yêu mến và cảm phục thêm đất nước này
3. Kể chuyện Đất quý, đất yêu SGK Tiếng Việt lớp 3 trang 115 mới nhất:
Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu.
Lúc hai người khách định bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày khách rồi mới để họ bước xuống tàu trở về nước. Hai người khách rất ngạc nhiên, hỏi :
– Tại sao các ông lại phải làm như vậy ?
Viên quan trả lời:
– Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi sinh ra ở đây, chết cũng ở đây. Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt, chăn nuôi. Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi. Chúng tôi đã tiếp các ông như những khách quý. Nhà vua đã tặng các ông nhiều sản vật hiếm. Song đất Ê-ti-ô-pi-a đối với chúng tôi là thiêng liêng, cao quý nhất. Chúng tôi không thể để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ.
Nghe những lời nói chân tình của viên quan, hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê- ti- ô- pi-a.
4. Kể chuyện Đất quý, đất yêu SGK Tiếng Việt lớp 3 trang 115 ý nghĩa nhất:
Ngày xửa, trong một chuyến du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a, hai người khách đã được đón tiếp và chiêu đãi một cách tráng lệ tại cung điện của vua. Mọi thứ đều được tổ chức tốt, từ bữa tiệc đến việc tặng quà cho khách mời. Tuy nhiên, điều làm hai người khách ngạc nhiên nhất không phải là sự giàu có hay vẻ đẹp của đất nước, mà là một hành động nhỏ của viên quan khi họ chuẩn bị rời đi.
Khi đến lúc lên tàu trở về, viên quan yêu cầu hai người khách dừng lại và cởi giày ra. Họ tỏ ra bất ngờ và không hiểu tại sao phải làm như vậy. Tuy nhiên, viên quan giải thích rằng hành động này là để tôn trọng mảnh đất của họ, đất nước Ê-ti-ô-pi-a.
Viên quan nhấc một hạt cát từ đế giày của họ và nói rằng đất này là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của họ. Trên mảnh đất này, họ sinh ra và chết đi, trồng trọt và chăn nuôi. Mảnh đất này là thiêng liêng và cao quý nhất đối với họ, nên họ không thể để ai mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ.
Hai người khách nghe lời của viên quan, họ cảm thấy lòng tôn kính và khâm phục sâu sắc với tình cảm và sự hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa của đất đai đối với người dân Ê-ti-ô-pi-a. Họ rời xa đất nước này với niềm kính trọng và ấn tượng sâu sắc về văn hóa và truyền thống của nơi này.
5. Kể chuyện Đất quý, đất yêu SGK Tiếng Việt lớp 3 trang 115 ấn tượng nhất:
Ngày xửa, trong một chuyến du lịch đến vương quốc Ê-ti-ô-pi-a, hai người du khách đã trải qua những trải nghiệm đầy ấn tượng bằng sự chào đón nồng hậu từ nhân dân nơi đây. Họ được mời vào cung điện của vua, tham gia bữa tiệc lộng lẫy và nhận được những món quà quý giá từ hoàng gia.
Tuy nhiên, điều khiến họ bất ngờ nhất không phải là sự giàu có của vương quốc hay vẻ đẹp của thiên nhiên, mà là một tình cảm sâu sắc đối với đất đai của những người dân Ê-ti-ô-pi-a. Trước khi rời khỏi, viên quan đưa họ lên tàu cởi giày raKhi được hỏi về lý do, viên quan giải thích rằng đất đai Ê-ti-ô-pi-a không chỉ là nơi họ sống và làm việc, mà còn là nguồn gốc của tất cả mọi thứ trong cuộc sống của họ. Đất đai này là cha, là mẹ, là nguồn sống của họ. Do đó, việc cất giữ một phần của nó trên đế giày của họ trước khi rời đi là để thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với nơi mà họ đã được tiếp đón như những người con của Ê-ti-ô-pi-a.
Hai người du khách cảm thấy lòng biết ơn và kính trọng trước sự tinh tế và ý nghĩa sâu sắc của hành động này. Họ rời khỏi vương quốc với tâm trạng bồi hồi và niềm tin vào giá trị của việc tôn trọng và yêu quý đất đai, bất kể ở đâu trên thế giới.
6. Trả lời câu hỏi:
Câu 1:
Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp như thế nào?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.
Lời giải chi tiết:
Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp rất nồng hậu: vua mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý.
Câu 2:
Khi khách sắp xuống tàu, có điều bất ngờ gì xảy ra ?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.
Lời giải chi tiết:
Khi khách sắp xuống tàu, có điều bất ngờ bỗng xảy ra : đó là viên quan bảo họ dừng lại, cởi giày ra và sai người cạo sạch đất bám vào đế giày của khách rồi mới để họ xuống tàu về nước.
Câu 3:
Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ ?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc đoạn 3 của truyện, chú ý lời giải thích của viên quan.
Lời giải chi tiết:
Người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ vì họ rất yêu quý đất đai của mình. Đối với họ đất đai của Tổ quốc là anh em ruột thịt, đất đai đã nuôi sống họ, đất là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
Câu 4:
Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a đối với quê hương như thế nào ?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Phong tục trên nói lên tình cảm yêu quý và trân trọng của người Ê-ti-ô-pi-a đối với quê hương.
THAM KHẢO THÊM: