Sự tích hồ Ba Bể là một câu chuyện dân gian mang đậm tính nhân văn và sâu sắc, khắc hoạ một bài học về lòng nhân ái và giá trị của những hành động tốt đẹp. Bài viết dưới đây cung cấp bài viết và dàn ý Kể câu chuyện về lòng nhân hậu lớp 4: Sự tích hồ Ba Bể.
Mục lục bài viết
1. Kể chuyện về lòng nhân hậu lớp 4: Sự tích hồ Ba Bể hay nhất:
Cha tôi xấu số mất sớm. Tôi sống cùng mẹ già tại xã Nam Mẫu, tỉnh Bắc Cạn.
Năm ngoái, làng tôi mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt để cầu phúc. Nhưng đáng tiếc, mọi người chưa thực sự có tâm nên hôm ấy, khi một bà lão mình mẩy lở loét xuất hiện giữa đám hội xin ăn thì ai nấy đều kinh sợ và xua đuổi bà. Mẹ tôi thấy bà lão tội nghiệp bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn và mời bà ngủ lại. Tối hôm ấy, hai mẹ con tôi đang ngủ chợt tỉnh giấc vì một thứ ánh sáng rực rỡ phát ra từ chỗ bà cụ nằm. Nhìn kĩ, tôi và mẹ thấy một con Giao Long to lớn đang cuộn mình trên võng. Mẹ con tôi sợ quá đành nhắm mắt mặc cho số phận.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con tôi vẫn bình an, không thấy Giao Long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Rồi bà lão sửa soạn ra đi. Trước lúc tạm biệt, bà lão nói với hai mẹ con tôi: “Vùng này sắp có lụt lớn, ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn”. Mẹ tôi không muốn chỉ mình mình sống trong khi dân làng phải chết nên mạnh dạn hỏi bà cụ: “Làm thế nào để cứu dân làng khỏi chết chìm”. Bà lão liền nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa cho hai mẹ con tôi hai mảnh vỏ trấu và nói: “Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện”. Nói rồi bà biến mất. Mẹ con tôi thấy điềm lạ nên vội vàng làm theo lời bà cụ dặn. Mẹ và tôi chia nhau đi báo cho dân làng biết sắp có lũ để tránh nhưng dân làng không ai chịu tin. Họ đều cho rằng chúng tôi bị mất trí.
Tối hôm đó, khi dân làng đang cúng bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên kèm theo một tiếng nổ dữ dội. Nhà cửa, người vật đều chìm trong biển nước. Người dân trong làng sợ hãi vô cùng. Thấy vậy, tôi và mẹ, mỗi người chèo một chiếc thuyền đi cứu dân làng đưa về nhà mình tránh lũ. Chả là nhờ rắc tro quanh nhà theo lời bà lão – giờ mẹ con tôi đã biết là thủy thần – nên nhà của hai mẹ con tôi không bị chìm trong nước. Nước càng dâng cao bao nhiêu, nền nhà lại cao lên bấy nhiêu. Còn chiếc thuyền chở dân chúng chính là hai mảnh vỏ trấu mà bà lão cho khi trước. Sau sự kiện đó, làng tôi bị sụt lún, tạo thành một cái hồ rộng lớn. Dân làng gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con tôi nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.
2. Kể chuyện về lòng nhân hậu lớp 4: Sự tích hồ Ba Bể đặc sắc:
Ta là thần Giao Long ngự trị dưới Thủy Cung. Thấy nhân dân xã Nam Mẫu, tỉnh Bắc Cạn thường xuyên lễ Phật, tỏ lòng thiện tâm nên Phật Tổ đã nhờ ta xuống trần thử lòng dân chúng.
Trong hội cúng Phật ta thấy ai cũng nói sẽ làm điều tốt để cầu phúc. Nhưng đáng tiếc, mọi người chưa thực sự có tâm nên hôm ấy, khi ta biến thành một bà lão mình mẩy lở loét xuất hiện giữa đám hội xin ăn thì mọi người đều kinh sợ và xua đuổi ta. Chỉ có duy nhất mẹ góa con côi ở giữa làng thấy ta tội nghiệp bèn đưa ta về, cho ta ăn và mời ta ngủ lại. Đêm đó, ta lại thử lòng bà góa một lần nữa. Ta hóa thân trở về hình dáng Giao Long và nằm trên võng. Hai mẹ con họ thấy chỗ ta nằm sáng rực lên và thấy hình dáng thực của ta nhưng không làm hại ta. Do đó, sáng hôm sau trước khi ra đi ta có nhắc nhở họ: Vùng này sắp có lụt (Ta làm vậy để trừng phạt những kẻ chỉ biết nói suông, không biết thực hiện lời hứa, giả nhân giả nghĩa) và cho họ một túi tro. Ta còn dặn họ “nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn”. May phúc cho làng, bà góa này có lòng tốt muốn cứu dân làng nên đã hỏi ta “Làm thế nào để cứu dân làng khỏi chết chìm”. Ta thấy vậy rất vui nên đã giúp bà góa làm việc thiện bằng cách nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa cho hai mẹ con họ hai mảnh vỏ trấu và nói: “Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện”. Xong đâu đấy, ta đã rời đi. Hai mẹ con bà góa thấy điềm lạ nên vội vàng làm theo lời ta dặn. Họ còn đi báo cho dân làng biết sắp có lũ để tránh nhưng dân làng ngu muội không tin. Thật đáng trách.
Tối hôm đó, khi dân làng đang cúng bái, ta bèn hóa phép cho một cột nước từ dưới đất phun lên kèm theo một tiếng nổ dữ dội. Ngay sau đó, nhà cửa, người vật đều chìm trong biển nước. Người dân trong làng sợ hãi vô cùng. Giữa lúc dân làng không biết bấu víu vào đâu thì hai mẹ con nhà bà góa cứu họ lên thuyền và đưa về nhà. Chả là nhờ rắc tro quanh nhà theo ta nên nhà của hai mẹ con bà góa không bị chìm trong nước. Nước càng dâng cao bao nhiêu, nền nhà lại cao lên bấy nhiêu. Còn chiếc thuyền chở dân chúng chính là hai mảnh vỏ trấu mà ta cho khi trước. Chính sau trận lụt này, làng ấy bị sụt lún, tạo thành một cái hồ rộng lớn. Dân làng gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con họ nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa. Nó sẽ còn mãi với thời gian để nhắc nhở người dân cách sống tốt, cách sống hướng thiện.
3. Kể chuyện về lòng nhân hậu lớp 4: Sự tích hồ Ba Bể chọn lọc:
Xưa ở xã Nam Mẫu (thuộc tỉnh Bắc Cạn) có mở ngày hội cúng Phật rất đông vui. Mọi người thi nhau cúng Phật cầu phúc. Một hôm, bỗng nhiên xuất hiện một bà già ăn xin, trông bà ta thật bẩn thỉu, gớm giếc, mọi người ai cũng ghét và xa lành bà ta.
Cách đó không xa, có một gia đình chỉ có hai mẹ con sống rất nghèo khổ thấy bà cụ đói rách thì thương xót, cho ăn, cho ngủ. Đêm hôm ấy người mẹ tỉnh giấc thấy trên chiếc võng giữa nhà có một luồng ánh sáng, rực lên trong đêm mà chẳng thấy bà lão đâu cả. Người mẹ chỉ thấy một con Giao Long to lớn đang cuộn mình nằm ngủ. Người mẹ vô cùng sợ hải nhưng cũng chẳng biết phải làm gì và ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau, bà lão chuẩn bị đồ đạc để ra đi, bà lão nói: Chúng nó thờ Phật mà kì thực là buôn Phật. Đáng phải chịu tội chết chìm, chỉ có mẹ con nhà bà là tốt bụng. Thế rồi bà cho hai mẹ con một gói tro và dặn rắc quanh nhà và một chiếc vỏ trấu rồi vụt biến mất.
Hai mẹ con đem chuyện kỳ lạ kể cho mọi người nghe nhưng chẳng có ai tin. Tối đến, khi mọi người đang làm lễ bái thì bỗng từ dưới đất có một dòng nước phun lên, nước phun mỗi lúc một mạnh và cuốn phăng đi tất cả đồ đạc, người, vật, nhà cửa, đất đá,… tạo thành một cái hố rất sâu. Nhưng lạ thay, nền nhà của hai mẹ con nhà kia vẫn còn và được nâng lên cao theo dòng nước. Nhớ lời bà lão dặn, hai mẹ con lấy mảnh trấu ra, vừa đặt xuống thì ngay lập tức nó biến thành chiếc thuyền, hai mẹ con họ chèo thuyền, cố hết sức để cứu giúp những người gặp nạn.
Ngày nay, chỗ đất sự do nước lũ đó chính là hồ Ba Bể, giữa hồ có một hòn đảo nhỏ, đó là nền nhà của hai mẹ con nhà kia. Mọi người gọi đó là “Pô Giả mải” nghĩa là “Gò Bà Góa”.
4. Lập dàn ý kể chuyện về sự tích hồ Ba Bể:
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện kể về lòng nhân hậu mà em muốn kể: Câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”
Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”
+ Tại một ngọn núi nọ, có hai mẹ con ở góa rất tốt bụng sinh sống. Gia đình tuy nghèo khó nhưng cuộc sống trôi qua êm đềm, hạnh phúc
+ Năm nọ, ngọn núi tổ chức lễ hội Phật rất lớn, thu hút nhiều Phật tử đến dâng hương
+ Trong dòng người, xuất hiện một bà cụ bẩn thỉu, gầy gò và hôi hám xin ăn, nhưng không ai quan tâm
+ Hai mẹ con ở góa đã chủ động mời bà về nhà mình, nấu cơm cho bà ăn và sắp xếp chỗ ngủ ấm áp
+ Ban đêm, bà lão biến thành một con giao long lớn, ngáy to khiến hai mẹ con ở góa giật mình tỉnh giấc, lo lắng sợ hãi đến gần sáng
+ Hôm sau, giao long trở về hình dáng bà cụ, đưa cho hai mẹ con một nắm tro và hai mảnh trấu rồi rời đi
+ Ít hôm sau trời có mưa lớn, nước lũ dâng cao nhấn chìm mọi thứ
+ Hai mẹ con ở góa nhờ rải tro quanh nhà, mà toàn bộ đất và nhà của họ nổi cao lên trên mặt nước
+ Hai mảnh trấu của họ vừa gặp nước liền hóa thành thuyền lớn, nhờ vậy mà hai mẹ con có thể chèo + thuyền ra cứu người
Kết bài:
Nêu ý nghĩa của câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”
Nêu cảm nhận của em về câu chuyện trên
THAM KHẢO THÊM: