Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Pháp luật

IUCN là gì? Giới thiệu về Liên minh bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN

  • 23/07/202423/07/2024
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    23/07/2024
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    IUCN là một tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, với các hoạt động cụ thể như: thu thập và phân tích số liệu, nghiên cứu, thực hiện dự án, vận động chính sách và giáo dục. Cùng tìm hiểu về Liên minh bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. IUCN là gì?
      • 2 2. Lịch sử hình thành và phát triển IUCN:
      • 3 3. Sách đỏ IUCN:
      • 4 4. Phân loại nguy cấp theo Sách đỏ:
      • 5 5. Phân loại các Khu vực được bảo vệ:
      • 6 6. Hội nghị và các ủy bản của IUCN:

      1. IUCN là gì?

      Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên, viết tắt là IUCN, từ năm 1990 tới tháng 3 năm 2008 còn được gọi bằng tên gọi khác là World Conservation Union – tức là Liên minh Bảo tồn Thế giới, là một tổ chức bảo vệ thiên nhiên, được biết đến qua việc công bố cuốn Sách đỏ hàng năm, nhằm cảnh báo thế giới về tình trạng suy thoái môi trường thiên nhiên trên toàn cầu, và những tác động của con người lên sự sống của Trái Đất.

      IUCN tiếng Anh là International Union for Conservation of Nature and Natural Resources.

      The International Union for Conservation of Nature (IUCN; officially International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) is an international organization working in the field of nature conservation and sustainable use of natural resources. It is involved in data gathering and analysis, research, field projects, advocacy, and education. IUCN’s mission is to “influence, encourage and assist societies throughout the world to conserve nature and to ensure that any use of natural resources is equitable and ecologically sustainable”.

      Over the past decades, IUCN has widened its focus beyond conservation ecology and now incorporates issues related to sustainable development in its projects. IUCN does not itself aim to mobilize the public in support of nature conservation. It tries to influence the actions of governments, business and other stakeholders by providing information and advice, and through building partnerships. The organization is best known to the wider public for compiling and publishing the IUCN Red List of Threatened Species, which assesses the conservation status of species worldwide.

      2. Lịch sử hình thành và phát triển IUCN:

      IUCN được thành lập năm 1948 sau 1 hội nghị quốc tế tại Fontainebleau, Pháp và hiện đặt trụ sở chính tại Gland, Thụy Sĩ. Ngoài ra, IUCN còn có 62 chi nhánh ở các quốc gia khác. Số thành viên hiện nay là trên 1270 từ 160 quốc gia,[1] gồm những nhóm thành viên sau:

      90 thành viên quốc gia (thường là các bộ của các quốc gia, như là bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Trung Quốc, bộ Môi trường Nga)

      119 thành viên là các tổ chức trực thuộc các chính phủ.

      973 thành viên là các tổ chức phi chính phủ (NGO), trong đó có 109 tổ chức quốc tế.

      44 thành viên từ những tổ chức trực thuộc liên minh (chi nhánh).

      Ngoài ra còn khoảng 1.000 nhân viên và 10000 nhà khoa học, chuyên gia của 181 quốc gia trên thế giới hoạt động tình nguyện.

      Chủ tịch IUCN hiện nay là ông Zhang Xinsheng (Chương Tân Thắng) (Trung Quốc), từ năm 2012. Tổng giám đốc hiện nay là bà Inger Andersen (Đan Mạch), từ năm 2015.

      Tên gọi qua các thời kỳ

      Từ năm 1948 tới năm 1956 có tên gọi theo tiếng Anh là International Union for the Protection of Nature (nghĩa là Liên minh Quốc tế bảo vệ Thiên nhiên, viết tắt IUPN).

      Từ năm 1956 được đổi tên thành International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (nghĩa là Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên, viết tắt IUCN hay UICN theo tên gọi bằng tiếng Pháp hay tiếng Tây Ban Nha). Đây cũng là tên gọi pháp lý đầy đủ của IUCN, mặc dù nói chung người ta chỉ viết là International Union for Conservation of Nature (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên).

      Từ năm 1990 tới tháng 3 năm 2008 còn được gọi là World Conservation Union (nghĩa là Liên minh Bảo tồn Thế giới) cùng với tên gọi IUCN. Sau tháng 3 năm 2008 không còn sử dụng rộng rãi tên gọi này nữa.

      3. Sách đỏ IUCN:

      Sách đỏ IUCN hay gọi tắt là Sách đỏ (tiếng Anh: IUCN Red List of Threatened Species, IUCN Red List hay Red Data List) được tạo nên vào năm 1964, nó là danh sách toàn diện nhất về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật trên thế giới. Nó sử dụng một bộ tiêu chí để đánh giá nguy cơ tuyệt chủng của hàng ngàn loài và phân loài. Danh sách này được giám sát bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources, IUCN). Những tiêu chí này có liên quan đến tất cả các loài và tất cả các khu vực trên thế giới. Với cơ sở khoa học mạnh mẽ, Sách đỏ IUCN được công nhận là danh sách tốt nhất để điều tra đối với tình trạng đa dạng sinh học của một loài nào đó. Một loạt Sách đỏ khu vực được xuất bản bởi các quốc gia hoặc tổ chức, nhằm đánh giá nguy cơ tuyệt chủng đối với các loài trong một đơn vị quản lý.

      Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu khoa học dược sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các quy định, luật pháp của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.

      Danh sách đỏ của IUCN được đặt theo các tiêu chí chính xác để đánh giá nguy cơ tuyệt chủng của hàng nghìn loài và phân loài. Những tiêu chí này có liên quan đến tất cả các loài và tất cả các khu vực trên thế giới. Mục đích là để truyền đạt sự cấp bách của các vấn đề bảo tồn cho công chúng và các nhà hoạch định chính sách, cũng như giúp cộng đồng quốc tế cố gắng giảm thiểu sự tuyệt chủng của các loài. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) (1996), các mục tiêu chính được nêu trong Sách đỏ là (1) để cung cấp thông tin dựa trên cơ sở khoa học về tình trạng của các loài và phân loài ở cấp độ toàn cầu, (2) để thu hút sự chú ý đến tầm nhìn và tầm quan trọng của việc đa dạng sinh học đang bị đe dọa, (3) ảnh hưởng đến chính sách và quyết định của quốc gia và quốc tế và (4) để cung cấp thông tin để hướng dẫn các hành động nhằm bảo tồn đa dạng sinh học.

      Những người đánh giá các loài bao gồm BirdLife International, Viện Động vật học (bộ phận nghiên cứu của Hiệp hội Động vật học Luân Đôn), Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới và nhiều nhóm chuyên gia trong Ủy ban Sinh tồn IUCN (SSC). Nói chung, các đánh giá nghiên cứu của các tổ chức và nhóm này chiếm gần một nửa số loài trong Sách đỏ.

      IUCN đặt mục tiêu có danh mục của mọi loài được đánh giá lại sau mỗi năm năm nếu có thể hoặc ít nhất là cứ sau mười năm. Điều này được thực hiện theo cách đánh giá ngang hàng thông qua các nhóm chuyên gia của Ủy ban Sinh tồn IUCN (SSC), là Cơ quan Sách đỏ chịu trách nhiệm về một loài, nhóm loài hoặc khu vực địa lý cụ thể.

      Tính đến năm 2018, 26.197 loài hiện được phân loại là sắp nguy cấp, nguy cấp hoặc cực kỳ nguy cấp.

      4. Phân loại nguy cấp theo Sách đỏ:

      Từ năm 1963, Liên minh IUCN thường xuyên phát hành Sách đỏ (tiếng Anh là IUCN Red List of Threatened Species, IUCN Red List hay Red Data List) là danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật trên thế giới, chia thành các cấp:

      Extinct EX (tuyệt chủng)

      Extinct in the Wild EW (tuyệt chủng trong tự nhiên)

      Critically Endangered CR (cực kỳ nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng)

      Endangered EN (nguy cấp cao)

      Vulnerable VU (bị đe dọa, sắp nguy cấp)

      Near Threatened NT (sắp bị đe dọa hoặc nguy cơ nhẹ)

      Least Concern LC (ít quan tâm)

      Data Deficient DD (không dủ dữ liệu)

      Not Evaluated NE (không phân loại hoặc không đánh giá)

      Theo Sách đỏ IUCN 2007 (danh sách cập nhật ngày 12 tháng 9), tổng cộng 16.306 loài sinh vật (thực – và động vật), được coi là đang nguy cấp, trong đó có 785 loài được coi là đã hoàn toàn tuyệt chủng và 65 loài chỉ còn tồn tại trong môi trường nuôi nhốt (tuyệt chủng trong thiên nhiên), trong tổng số 41.415 loài (của khoảng 1,9 triệu chủng loại trên thế giới) đã được xếp hạng.

      Trong bản đánh giá năm 2006 của IUCN, 65% loài linh trưởng của Việt Nam đang ở trong tình trạng Nguy cấp hoặc Cực kỳ nguy cấp, vì vậy Việt Nam đang là một trong những nước được ưu tiên cao nhất trên toàn cầu về bảo tồn linh trưởng.

      5. Phân loại các Khu vực được bảo vệ:

      IUCN đã đưa ra một hệ thống xếp loại những khu vực được bảo vệ từ năm 1978 và đến năm 1994 được cải tiến, chia ra như sau:

      Loại Ia và Ib: Strict Nature Reserve/Wilderness Area: Khu bảo hộ thiên nhiên nghiêm ngặt/Khu vực hoang dã, là những khu vực rộng lớn mà mục đích chính là để nghiên cứu hoặc bảo vệ những vùng hoang dã lớn.

      Loại II: National Park: Vườn quốc gia, khu vực mà mục đích chính để bảo vệ hệ sinh thái và để nghỉ dưỡng.

      Loại III: Natural Monument: Di tích thiên nhiên. Khu vực lưu giữ những biểu hiện đặc biệt của thiên nhiên.

      Loại IV: Habitat/Species Management Area: Khu quản lý môi trường sống/loài. Khu vực điều hành đặc biệt.

      Loại V: Protected Landscape/Seascape: Cảnh quan đất liền/cảnh quan biển được bảo vệ. Khu vực để bảo vệ những cảnh quan trên đất liền hoặc trên biển.

      Loại VI: Managed Resource Protected Area: Khu bảo hộ tài nguyên được quản lý. Khu vực điều hành để sử dụng hiệu quả tài nguyên môi trường.

      6. Hội nghị và các ủy bản của IUCN:

      Hội nghị:

      Từ năm 1994, cứ 4 năm, các thành viên lại họp Hội nghị Bảo tồn Thế giới (World Conservation Congress), gần đây nhất là hội nghị năm 2012 tại Jeju-si, Hàn Quốc. Đại hội tiếp theo vào năm 2016 tại Hawaii.[3][4]

      Cứ 10 năm (từ năm 1962) lại tổ chức World Parks Congress, trong đó đề ra những sách lược bảo vệ thiên nhiên trong những khu vực được bảo vệ, lần họp thứ 6 gần đây nhất là vào tháng 11 năm 2014 tại Sydney, Úc.[5][6]

      Các Ủy ban:

      IUCN Commission on Ecosystem Management (CEM): Ủy ban Quản lý Hệ sinh thái, khoảng 400 thành viên, người đứng đầu hiện nay là Hillary Masundire.

      IUCN Commission on Education and Communication (CEC): Ủy ban Giáo dục và Truyền thông, trên 500 thành viên, người đứng đầu hiện nay là Keith Wheeler (Hoa Kỳ).

      IUCN Commission on Environmental, Economic and Social Policy (CEESP): Ủy ban Chính sách Môi trường, Kinh tế và Xã hội, khoảng 500 thành viên, người đứng đầu hiện nay là Taghi Farvar.

      IUCN Commission on Environmental Law (CEL): Ủy ban Luật Môi trường, khoảng 800 thành viên, người đứng đầu hiện nay là Sheila Abed. Một phần hoạt động chính của CEL là Chương trình Luật Bảo vệ Môi trường (ELP) với việc điều hành một trung tâm Luật Môi trường (IUCN Environmental Law Centre).

      IUCN Species Survival Commission (SSC): Ủy ban Vì sự sống còn các loài, khoảng 7.000 thành viên, điều hành bởi Holly Dublin. Ủy ban này công bố cuốn Sách đỏ.

      IUCN World Commission on Protected Areas (WCPA): Ủy ban Thế giới về các khu vực bảo hộ, điều hành khoảng 1.300 khu vực được bảo hộ trên thế giới, người đứng đầu hiện nay là Nikita Lopoukhin.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố
      • Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là gì? Ý nghĩa phân cấp?
      • Lệ phí trước bạ nhà đất là gì? Lệ phí trước bạ nhà đất ai trả?
      • Mẫu giấy biên nhận tiền bằng tiếng Anh, song ngữ Anh – Việt
      • Quy trình giám định pháp y tâm thần? Phải giám định ở đâu?
      • Thủ tục cấp phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ tin học
      • Hệ thống pháp luật quốc tế là gì? Pháp luật quốc tế bao gồm?
      • Kinh nghiệm quản lý đất đai, bất động sản ở một số nước
      • Mục tiêu và nhiệm vụ của chính sách xây dựng pháp luật
      • Hệ thống pháp luật và hoạt động lập pháp của CHDCND Lào
      • Quân chủ chuyên chế là gì? Chính thể quân chủ chuyên chế?
      • So sánh án lệ Việt Nam và án lệ các nước Common law
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • 112 phường, 50 xã và 01 đặc khu của TPHCM sau sáp nhập
      • Danh sách 96 xã, phường của Tây Ninh (mới) sau sáp nhập
      • Danh sách 103 xã, phường của Cần Thơ (mới) sau sáp nhập
      • Danh sách các xã, phường của Hải Phòng sau khi sáp nhập
      • Danh sách 93 xã và 11 phường của Hưng Yên sau sáp nhập
      • 66 xã và 33 phường của Bắc Ninh (mới) sau khi sáp nhập
      • Danh sách 148 xã, phường của Phú Thọ (mới) sau sáp nhập
      • Danh sách 92 xã, phường của Thái Nguyên sau sáp nhập
      • Danh sách 89 xã và 10 phường của Lào Cai sau sáp nhập
      • 117 xã và 07 phường của Tuyên Quang (mới) sau sáp nhập
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư

      VĂN PHÒNG MIỀN BẮC:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ