Tính oxi hóa là một tính chất đặc trưng của kim loại. Trong dãy điện kim của kim loại thì tính oxi hóa của ion kim loại tăng dần và tính khử giảm dần. Bài viết dưới đây tập trung tìm hiểu ion kim loại nào oxi hóa mạnh nhất, hệ thống lại kiến thức giúp các bạn học sinh nắm chắc và vận dụng được vào bài tập.
Mục lục bài viết
1. Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
Câu 1: Trong các ion sau đây, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là?
A. Cu2+
B. Ag+
C. Ca2+
D. Zn+
Câu 2: Ion sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Ca2+
B. Zn2+
C. Fe2+
D. Ag+
Câu 3: Trong các ion sau đây, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là?
A. Ba2+
B. Fe3+
C. Cu2+
D. Pb2+
Câu 4: : Ion sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Ca2+
B. Zn2+
C. Fe2+
D. Ag+
Câu 5: Trong các ion sau: Ag+, Cu2+, Fe2+, Au3+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Ag+
B. Cu2+
C. Fe2+
D. Au3+
Câu 6: Cho dãy các ion: Fe2+, Ni2+, Cu2+, Sn2+. Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Sn2+
B. Cu2+
C. Fe2+
D. Ni2+
Câu 7: Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa từ trái sang phải
A. Cu2+, Mg2+, Fe2+
B. Fe2+, Cu2+, Mg2+
C. Mg2+, Cu2+, Fe2+
D. Mg2+,Fe2+, Cu2+
Câu 8: ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Cu2+
B. Mg2+
C. Pb2+
D. Ag+
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1: Đáp án B
Câu 2: Đáp án D
Câu 3: Đáp án B
Câu 4: Đáp án D
Câu 5: Đáp án D
Câu 6: Đáp án B
Câu 7: Đáp án D
Câu 8: Đáp án D
2. Dãy điện hóa của kim loại:
Tính oxi hóa của ion kim loại tăng dần
Li+ | k+ | Ca2+ | Na+ | Mg2+ | Al3+ | Mn2+ | Zn2+ | Cr3+ | Fe2+ | Ni2+ | Sn2+ | Fb2+ | 2H+ | Cu2+ | Fe3+ | Ag+ | Pt2+ | Au3+ |
Li | K | Ca | Na | Mg | Al | Mn | Zn | Cr | Fe | Ni | Sn | Fb | 2H | Cu | Fe | Ag | Pt | Au |
Tính khử của kim loại giảm dần
3. Một số bài tập tự luận về tính oxi hóa của kim loại:
Bài 1: Cho các kim loại Al, Mg, Fe, Cu lần lượt tác dụng với dung dịch Fecl3, Cu(NO3)2, AgNO3 dư. Viết các phương trình hóa học xảy ra ở dạng ion rút gọn.
Hướng dẫn giải:
Al + 3Fe3+ -> Al3+ 3Fe2+
2Al + 3Fe2+ -> 2Al3+ + 3Fe
2Al + 3Cu2+ -> 2Al3+ + 3Cu
Al + 3Ag+ -> Al3+ + 3Ag
Mg + 2Fe3+ -> Mg2+ + 2Fe2+
Mg + Fe2+ -> Mg2+ + Fe
Mg + Cu2+ -> Mg2+ + Cu
Mg + 2Ag+ -> Mg2+ + 2Ag
Fe + 2Fe3+ -> 3Fe2+
Fe + Cu2+ -> Fe2+ +Cu
Fe + 3Ag+ -> Fe3+ +3Ag
Cu + 2Fe3+ -> Cu2+ +2Fe2+
Cu + 2Ag+ -> Cu2+ + 2Ag
Bài 2:
(a) Cho Mg tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được dung dịch X. Chất tan trong X gồm:….
(b) Cho Fe tác đụng cho e tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được dung dịch x. Chất tan trong X gồm:….
(c) Cho Mg, Al tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 thu được dung dịch x chứa 2 muối. Công thức của hai muối trong X là:…
(d) Cho Mg, Al tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2, AgNO3 thu được 3 kim loại. Kim loại thu được là:….
(e) Cho Mg tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2, Fe(NO3)3 thu được dung dịch X chứa 2 muối. Công thức của hai muối trong X là:…..
Hướng dẫn giải:
(a) Chất tan trong X bao gồm: FeCl2, MgCl2, FeCl2
(b) Chất tan trong X gồm: Fe(NO3)3, AgNO3
(c) Công thức của hai muối trong X là: Mg(NO3)3
(d) Kim loại thu được là: Ag, Cu, Ag
(e) Công thức của hai muối trong X là: Mg(NO3)2, Fe(NO3)2.
Bài 3:
Cho các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Ngâm thanh Fe trong dung dịch CuSO4.
Thí nghiệm 2: Dẫn khí CO qua Fe2O3 nung nóng.
Thí nghiệm 3: Cho kim loại Ag vào dung dịch HNO3 loãng.
Thí nghiệm 4: Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng .
Trong số các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra sự oxi hóa kim loại là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Hướmg dẫn tra lời:
Thí nghiệm 1: Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu
Thí nghiệm 2: Fe2O3 + CO -> Fe + CO2
Thí nghiệm 3: Ag + HNO3 -> AgNO3 + NO + H2O
Thí nghiệm 4: Fe3O4 + H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Như vậy có 2 thí nghiệm có xảy ra sự oxi hóa kim loại là thí nghiệm 1 và thíc nghiệm 3.
Bài 4: Cho phản ứng: 3Cu + 8HNO3 -> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa là?
A. 4
B. 2
C. 6
D. 8
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Bài 5: Cho 3,9 gam kali vào 101,8 gam nước thu được dung dịch KOH có nồng độ % là bao nhiêu?
A. 5,31%.
B. 5,20%.
C. 5,30%.
D. 5,50%
Lời giải chi tiết
Theo giả thiết: số mol của K = 3.9/39 = 0,1 mol
Phương trình hóa học:
2K + 2H2O → 2KOH + H2
Theo phương trình: số mol H2 = ½ nk = ½.0,1 = 0,05 mol
-> mH2 = 2.0,05 = 0,1g
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mdung dịch sau phản ứng = mk + Mh2O – mH2 = 105,6 gam
Nồng độ phần trăm của dung dịch KOH là: C% KOK = 0,1.56/105,6 = 5,3%
Chọn C.
Bài 6: Cho 6,3 g hỗn hợp Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 3,36 lít H2 (đktc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là:
A. 15,69 g B. 16,95 g C. 19,65 g D. 19,56 g
Hướng dẫn giải
Ta có: 2H++ 2e → H2
0,3 0,15 mol/
Vậy khối lượng muối trong dung dịch là:
Mmuối = mkim loại + mgốc acid = 6,3+35,5.0,3/1=16,95 g.
Chọn B
Bài 7: Hòa tan 15g hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg, Al vào dung dịch Y gồm HNO3 và H2SO4 đặc thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2, N2O. Phần tram khối lượng của Al, Mg trong X lần lượt là:
Hướng dẫn:
Ta có:
24 nMg x + 27nAl= 15. (1)
Quá trình oxy hóa:
⇒Tổng số mol e nhường bằng (2.nMg + 3.nAl).
Quá trình khử:
⇒ Tổng mol e nhận bằng 1,4 mol.
Theo định luật bảo toàn electron:
2.nMg+ 3.nAl = 1,4 (2)
Giải hệ (1), (2) ta được nAl =0,4 mol; nMg=0,2 mol
⇒ %mAl = 36% ; %Mg = 64%.
*Một số lưu ý khi làm bài:
– Với kim loại có nhiều số oxy hóa khác nhau khi phản ứng với dung dịch axit HNO3 loãng, HNO3 đặc nóng sẽ đạt số oxi hóa cao nhất.
– Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3 đặc nóng (trừ Pt, Au) và HNO3 đặc nguội (trừ Pt, Au, Fe, Al, Cr….) khi dó N+5trong HNO3 bị khử về mức oxi hóa thấp hơn trong những đơn chất khi tương ứng.
– Các kim loại tác dụng với ion trong môi trường axit H+coi như tác dụng với HNO3. Các kim loại Zn, Al tác dụng với ion trong môi trường kiềm OH-giải phóng NH3.
4. Một số bài tập trắc nghiệm về oxi hóa của kim loại:
Bài 1: Cho phương trình ion rút gọn sau: Cu+2Ag+ →Cu* + 2Ag. Câu kết luận nào sau đây là sai:
A. Cu có tính oxi hoá mạnh hơn Ag
B. Ag có tính oxi hoá mạnh hơn Cu+
C. Cu có tính khử mạnh hơn Ag
D. Cu bị oxi hoá bởi ion Ag
Bài 2: Cho 3 phương trình ion rút gọn sau:
Cu2+ + Fe → Cu+Fe2+ ; Cu+Fe3+ → Cu2+ + Fe2+ ; Fe2+ +Mg→Fe+Mg2+
Nhận xét nào sau đây là đúng:
A. Tính khử của Mg > Fe >Fe2+ > Cu
B. Tỉnh oxi hoá Cu2+ > Fe3+ > Fe2+ > Mg2+
C. Tinh khử của Mg > Fe2+ > Cu > Fe
D. Tỉnh oxi hoá Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Mg2+
Bài 3: Dãy các kim loại tất cả đều phản ứng với dung dịch muối Fe3+ là
A. Al, Fe, Ni, Ag
B. Al, Fe, Ag, Ni, Cu
C. Fe, Zn, Ni, Cu
D. Mg, Ag, Pb, Cu
Bài 4: Nếu cho thứ tự của các cặp oxi hóa – khử: Fe2+/Fe: Cu2+/Cu: Fe3+/Fe2+. Vậy cần làm thí nghiệm nào chứng minh cho thứ tự đó:
A. Cho Fe tác dụng với muối Cu2+
B. Cho Fe tác dụng với muối Fe3+
C. Cho Cu tác dụng với muối Fe3+
D. Tất cả A và C
Bài 5. Cho phản ứng sau: Fe + 2H+ →Fe + Hz (1) và hãy cho biết sự sắp xếp nào sau đây của các cặp oxi hoá – khử đúng với chiều tăng dần:
A. Fe2+/ Fe; 2H+/H; Mg2+/Mg
B. Mg2+/Mg; 2H+/H2; Fe2+/Fe
C. Mg2+/Mg, Fe2+/Fe, 2H+/H2
D. 2H+/H2, Fe2+/Fe, Mg2+/Mg
THAM KHẢO THÊM: