Hiện nay trên thực tế chúng ta cũng đã biết có rất nhiều các hành vi khác nhau liên quan tới xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và những tranh chấp ngày một nhiều. Vậy theo quy định của pháp luật thì hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là như thế nào? Hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Intellectual property là gì?
Sở hữu trí tuệ – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bằng cụm từ Intellectual Property.
Theo Điều 2 của Công ước WIPO năm 1967, sở hữu trí tuệ được định nghĩa là các quyền liên quan tới:
– Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học,
– Buổi biểu diễn của các nghệ sĩ, bản ghi âm (thu âm), chương trình phát thanh, truyền hình
– Sáng chế thuộc mọi lĩnh vực với sự nỗ lực sáng tạo của con người, xem thêm bằng sáng chế Phát minh khoa học,
– Kiểu dáng công nghiệp,
– Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại và chỉ dẫn thương mại, thương hiệu, biểu trưng
– Quyền bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh,
– Các quyền khác liên quan đến hoạt động trí tuệ của con người trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật.
Ngoài ra có thể căn cứ theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2019 Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
2. Thế nào là xâm phạm quyền SHTT?
Theo Luật sở hữu trí tuệ đối tượng của sở hữu trí tuệ gồm 3 nhóm chính cụ thể là:
+ Sở hữu công nghiệp
+ Bản quyền tác giả
+ Quyền liên quan đến giống cây trồng vật nuôi.
Theo đó nên ta thấy với bất kỳ hành vi xâm phạm nào đối với 03 đối tượng nêu trên đều được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được pháp luật bảo vệ. Cụ thể, hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
– Hành vi xâm phạm quyền tác giả
– Hành vi xâm phạm quyền liên quan
– Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
– Hành vi xâm phạm đối với bí mật kinh doanh
– Hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý
Để có thể ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, điều duy nhất chủ sở hữu cần thực hiện là tiến hành đăng ký bảo hộ độc quyền các đối tượng sở hữu trí tuệ, việc đăng ký ngoài việc giúp chủ sở hữu được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ còn giúp chủ sở hữu có thể tiến hành biện pháp hành chính và hình sự để xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với đối tượng đã đăng ký bảo hộ.
Ngoài ra, chủ sở hữu cần có biện pháp cần thiết để khách hàng, người tiêu dùng tự ý thức được việc nên sử dụng sản phẩm chính hãng và có nguồn gốc rõ ràng để tránh việc sử dụng hàng nhái, hàng giả dẫn đến hậu quả không mong muốn từ việc sử dụng hàng kém chất lượng này.
3. Các biện pháp áp dụng xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
Tùy theo tính chất và mức độ, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự theo quy định tại Phần thứ năm (Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) của Luật Sở hữu trí tuệ và theo quy định sau đây:
+ Đầu tiên căn cứ vào tính chất và mức độ có thể sử dụng biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
+ Không những vậy đối với các biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo quy định theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện. Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
+ Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Khi đó, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
3.1. Xử hành hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính:
+ Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
+ Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
+ Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
+ Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
3.2. Xử hành hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự:
+ Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
+ Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
+ Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ những cơ quan sau đây có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
+ Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
+ Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết,
+ Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
+ Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.
Như vậy căn cứ dựa trên các trường hợp đã nêu như trên chúng ta có thể hình dung là các hành vi này sẽ gây ra những thiệt hại khác nhau với mức độ khác nhau sẽ có biện pháp xử ls theo hình sự, dân sự hay hành chính, mỗi biện pháp xử lý sẽ đều có những yêu cầu và chế tài đặt ra không giống nhau, nhưng nó đều hướng tới mục đích là đẻ răn đe và xử phạt nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ theo đúng quy định của pháp luật. Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Trước khi xảy ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, người bị thiệt hại đã có lợi ích vật chất hoặc tinh thần. Thường thì khi hành vi xâm phạm xảy ra người bị thiệt hại bị giảm sút hoặc mất lợi ích mà họ đạt được trước khi có hành vi xâm phạm và giữa hành vi xâm phạm và sự giảm sút, mất lợi ích đó phải có mối quan hệ nhân quả thì người vi phạm pháp luật sẽ phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi. Sự giảm sút, mất lợi ích đó là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó.
Căn cứ xử phạt dựa trên mức độ thiệt hại tức là nó sẽ được xác định phù hợp với yếu tố xâm phạm quyền đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó ta thấy việc xác định mức độ thiệt hại dựa trên chứng cứ về thiệt hại do các bên cung cấp, kể cả kết quả trưng cầu giám định và bản kê khai thiệt hại, trong đó làm rõ các căn cứ để xác định và tính toán mức thiệt hại từ đó có hướng giải quyết và xử lý để bảo vệ quyền lợi cho các bên trong quan hệ pháp luật về sở hữu trí tuệ này.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: