Là thành viên của tổ chức ILO từ năm 1992, Việt Nam đã phê chuẩn 21 Công ước có liên quan đến tổ chức này. ILO thúc đẩy việc làm bền vững như một mục tiêu quốc gia và sẵn sàng hỗ trợ các bên nhằm đạt được mục tiêu đó. Vậy ILO là gì? Chức năng và vai trò của tổ chức này ra sao.
Mục lục bài viết
1. ILO là gì?
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) là cơ quan của Liên Hiệp Quốc hoạt động trong lĩnh vực tạo cơ hội cho phụ nữ và nam giới có được việc làm bền vững và hiệu quả trong điều kiện tự do, bình đẳng, an toàn và nhân phẩm được tôn trọng. Mục tiêu hoạt động của tổ chức là xúc tiến các quyền tại nơi làm việc, khuyến khích các cơ hội về việc làm bền vững, tăng cường bảo trợ xã hội và đẩy mạnh đối thoại xã hội về các vấn đề có liên quan tại nơi làm việc. Các mục tiêu này được xây dựng dựa trên bốn nguyên tắc chủ chốt của Chương trình Việc làm Bền vững của ILO, lồng ghép các hoạt động của ILO phát triển kinh tế xã hội ở cấp quốc tế, cấp vùng, cấp địa phương và cấp quốc gia.
Mục đích: cải thiện điều kiện lao động và nâng cao mức sống trên toàn thế giới. Hiến chương của ILO là “một nền hoà bình lâu dài và toàn diện chỉ có thể có được với một xã hội công bằng” trên nguyên tắc hoạt động là quan hệ 3 bên trong lao động: chính phủ – chủ – thợ, bảo đảm ổn định xã hội, hoà bình, tăng trưởng kinh tế và quyền con người.
2. Những mục tiêu chính của ILO:
Cam kết tuân thủ các quyền tự do của con người, như quyền tự do phát triển và liên kết để phát triển tinh thần và vật chất cho mình trong một môi trường tự do, tôn trọng lẫn nhau, an toàn và bình đẳng; xúc tiến việc làm, giúp các nước thành viên tạo được môi trường lao động có năng suất cao và tự do lựa chọn việc làm; quy định số giờ làm việc và bảo vệ công nhân khỏi mắc những bệnh nghề nghiệp, cải thiện môi trường và điều kiện lao động, bảo đảm công bằng xã hội.
Để thực hiện các mục tiêu và nguyên tắc trên, ILO đã xây dựng một
Trong những năm gần đây, nhằm thúc đẩy quá trình dân chủ, chống sự nghèo đói, bảo vệ người lao động, ILO tập trung các hoạt động vào 5 lĩnh vực chính: tuyên truyền và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về lao động và quyền con người; bình đẳng cho phụ nữ; xúc tiến việc làm và điều chỉnh cơ cấu việc làm; bảo vệ và xây dựng môi trường lao động; nghiên cứu lao động tại công trường và khu vực không chính thức.
Cơ quan lãnh đạo: Hội nghị Lao động quốc tế của các nước thành viên, mỗi năm họp một lần. Hội nghị bầu Hội đồng Quản trị. Cơ quan thường trực: Văn phòng Lao động Quốc tế.
Trụ sở: Giơnevơ ( Genève; Thuỵ Sĩ). Việt Nam là thành viên năm 1980; năm 1982, Việt Nam rút ra khỏi vì lí do tài chính, đến 1992, gia nhập lại tổ chức này.
ILO tiếng Anh là International Labour Organization
The International Labour Organization (ILO) is a United Nations agency whose mandate is to advance social and economic justice through setting international labour standards. Founded in October 1919 under the League of Nations, it is the first and oldest specialised agency of the UN. The ILO has 187 member states: 186 out of 193 UN member states plus the Cook Islands. It is headquartered in Geneva, Switzerland, with around 40 field offices around the world, and employs some 2,700 staff from over 150 nations, of whom 900 work in technical cooperation programmes and projects.
The ILO’s international labour standards are broadly aimed at ensuring accessible, productive, and sustainable work worldwide in conditions of freedom, equity, security and dignity. They are set forth in 189 conventions and treaties, of which eight are classified as fundamental according to the 1998 Declaration on Fundamental Principles and Rights at Work; together they protect freedom of association and the effective recognition of the right to collective bargaining, the elimination of forced or compulsory labour, the abolition of child labour, and the elimination of discrimination in respect of employment and occupation. The ILO is subsequently a major contributor to international labour law.
3. Hình thức hỗ trợ của ILO:
Các quốc gia thành viên được ILO hỗ trợ dưới hình thức các chương trình, dự án do ILO điều hành. Các hoạt động trợ giúp khác là: tư vấn; nghiên cứu kỹ thuật; tăng cường năng lực, thể chế; đào tạo, thăm quan khảo sát, hội nghị/hội thảo về các chuyên đề liên quan đến quan tới chiến lược và chính sách lao động, việc làm.
Mọi hoạt động trợ giúp của ILO đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong Điều lệ ILO, đó là tôn trọng quyền cơ bản tại nơi làm việc; tạo thêm nhiều cơ hội cho phụ nữ cũng như nam giới có được việc làm đàng hoàng với thu nhập phù hợp và được bảo vệ về nhân phẩm.
Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2018-2021
– Củng cố năng lực của ILO để cung cấp các dịch vụ chất lượng cho các thành viên ILO và các quốc gia thành viên nhận thức về công bằng xã hội thông qua Chương trình Nghị sự Việc làm bền vững và kết hợp hệ thống để hiểu rõ hơn và đáp ứng các nhu cầu của các thành viên.
– Tăng cường đáng kể năng lực giải quyết các nhu cầu của những thành phần dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất trong thế giới việc làm, bao gồm cả những người nghèo và những người bị ảnh hưởng bởi xung đột và bị vi phạm nghiêm trọng các quyền và tự do cơ bản.
4. Quan hệ Việt Nam – Tổ chức lao động quốc tế ILO:
Việt Nam gia nhập trở lại ILO năm 1992, từ đó đến nay quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-ILO ngày càng phát triển tốt đẹp. Văn phòng ILO được mở tại Hà Nội năm 2003. Mục đích chính của ILO tại Việt Nam là thúc đẩy các quyền tại nơi làm việc, khuyến khích các cơ hội việc làm bền vững, tăng cường bảo trợ xã hội và tăng cường đối thoại về các vấn đề liên quan đến việc làm. ILO làn thành viên tham gia sáng kiến Một Liên hợp quốc tại Việt Nam.
Các đối tác chính của ILO bao gồm: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (MOLISA) đại diện cho Chính phủ Việt Nam; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL) đại diện cho người lao động; Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA) đại diện cho người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Việc gia nhập Công ước số 105 nói riêng và các Công ước của ILO nói chung đã bảo đảm quan điểm xuyên suốt trong chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam là xóa bỏ lao động cưỡng bức, đảm bảo quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Việc gia nhập các Công ước quốc tế về quyền lao động cũng có tác động tích cực về chính trị đối ngoại, thể hiện cam kết chính trị của Việt Nam trong việc thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ quốc gia thành viên của ILO và các cam kết trong các Hiệp định Thương mại Tự do thế hệ mới, có tác động tích cực trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam.
Việc Việt Nam đạt được những bước tiến lớn trong việc phê chuẩn các công ước cơ bản của ILO cũng như việc sửa đổi Bộ Luật Lao động đã thể hiện thiện chí và những nỗ lực có hiệu quả trong việc hội nhập các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Theo đó, việc Việt Nam phê chuẩn ngày càng nhiều các công ước của ILO có thể dẫn đến điều kiện làm việc tốt hơn, năng suất lao động cao hơn và sự phồn thịnh được chia sẻ công bằng, góp phần mang lại phát triển bền vững.
Với các Công ước 98 về quyền Tổ chức và thương lượng tập thể, cùng với hai công ước kỹ thuật là công ước số 88 và 159, Phó tổng giám đốc ILO, bà Deborah Greenfield, đánh giá: “Việt Nam đã có những sự phát triển đáng ghi nhận trong bản dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi, phù hợp với Tuyên bố năm 1998 của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động. Việt Nam cũng đã thể hiện cam kết với các tiêu chuẩn lao động quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu thông qua Nghị quyết số 06 về hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 27 về cải cách chính sách tiền lương và Nghị quyết số 28 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội”.
Với Công ước 105, Trưởng Ban Tiêu chuẩn Lao động quốc tế của ILO, bà Corrine Vargha, đánh giá: “Với lần phê chuẩn này, Việt Nam chứng tỏ cam kết mạnh mẽ trong công cuộc đấu tranh chống lại lao động cưỡng bức dưới mọi hình thức. Thông qua việc phê chuẩn Công ước 105, Việt Nam đang tiến dần tới đạt được việc làm thỏa đáng và thực hiện được ở cấp quốc gia các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) 2030 của Liên hợp quốc”.
Trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, việc gia nhập và triển khai thực hiện các công ước quốc tế về lao động nhằm tạo ra cơ sở pháp lý đầy đủ, tiên tiến để xử lý hài hòa các quan hệ lao động. Đây cũng chính là một trong những điều kiện bảo đảm cạnh tranh công bằng khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do và là điều kiện thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam. Những bước tiến thực sự cho thấy Việt Nam đã và đang thực hiện nghiêm túc các cam kết, tiêu chuẩn quốc tế về lao động, tạo ra nền tảng cho sự phát triển bền vững trong quá trình hội nhập.