Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Pháp luật

IAEA là gì? Giới thiệu về cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA

  • 23/07/202423/07/2024
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    23/07/2024
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    IAEA là tổ chức liên chính phủ hợp tác với mục đích đẩy mạnh việc sử dụng các ứng dụng và công nghệ hạt nhân một cách hòa bình, đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực và tăng cường phòng ngừa và kiểm soát các bệnh động vật và bệnh động vật xuyên biên giới. Vậy cụ thể IAEA là tổ chức như thế nào?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. IAEA là gì?
      • 2 2. Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế:
        • 2.1 2.1. Một số nhiệm vụ chính:
        • 2.2 2.2. Cơ cấu tổ chức:
      • 3 3. Mối quan hệ giữa Việt Nam và IAEA:

      1. IAEA là gì?

      Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) là một tổ chức liên chính phủ hợp tác với mục đích đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và ngăn chặn việc sử dụng năng lượng nguyên tử trong mục đích quân sự. IAEA được thành lập ngày 29/71957, hiện có 168 quốc gia thành viên và có trụ sở tại Viên, Áo.

      Từ khi có Hiệp định Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) năm 1986, chức năng bảo đảm (safeguards) của IAEA được mở rộng và thực hiện qua các hiệp định bảo đảm song phương giữa IAEA với các nước thành viên NPT. Từ thập niên 1990, IAEA được giao thêm nhiệm vụ thanh sát (inspection) và báo cáo các trường hợp bị cho là vi phạm NPT lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

      Hiện IAEA đã có 05 Tổng giám đốc qua các thời kỳ: ông W. Sterling Cole (1957-1961), ông Sigvard Eklund, (1961-1981), ông Hans Blix (1981-1997), ông Mohamed ElBaradei (1997-2009) và ông Yukiya Amano (2009-nay).

      IAEA là cơ quan hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, Ban Thống đốc họp năm lần trong năm để chuẩn bị những nghị quyết cho Đại hội đồng. Các kỳ họp của Đại hội đồng được tổ chức tại Trung tâm quốc tế Viên.Thêm vào đó, IAEA còn hỗ trợ một trung tâm nghiên cứu có trụ sở tại Trieste,Italia. Trung tâm này đặt dưới quyền quản lý của Tổ chức Giáo dục, khoa học, văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO).

      IAEA là diễn đàn liên chính phủ về hợp tác khoa học và kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân vì mục đích hoà bình, cung cấp một hệ thống phòng ngừa quốc tế chống lại việc lạm dụng cũng như giúp hỗ trợ việc ứng dụng các biện pháp an toàn cho công nghệ này. Sau thảm hoạ Chernobyl, năm 1986, IAEA đã mở rộng các nỗ lực vì mục tiêu đảm bảo an toàn trong lĩnh vực nghiên cứu, sử dụng năng lượng hạt nhân của mình.

      Từ năm 1981 đến năm 1997, IAEA được đặt dưới quyền lãnh đạo của Hans Blix, trong thời gian này, Hoa Kỳ và Anh Quốc cho rằng Iraq đã sản xuất vũ khí hạt nhân nhằm tìm cớ can thiệp quân sự vào I rắc. Lãnh đạo hiện nay của IAEA là người Ai Cập, Mohamed ElBaradei. Tại Đai hội đồng thứ 49, El Baradei được phê chuẩn đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc cho đến năm 2009.

      Khi việc phổ biến hạt nhân phát triển mạnh trong thập niên 1990, IAEA được giao nhiệm vụ điều tra và thanh tra các vụ việc khả nghi vi phạm Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân theo sự uỷ quyền của Liên hợp quốc, dù vậy, tổ chức này chỉ báo cáo vụ việc cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có quyền đưa ra các biện pháp cưỡng chế. Các kết quả thanh tra của tổ chức này thường rất thu hút sự chú ý của công luận trên toàn thế giới. Cho đến nay đã không có nhiều thay đổi trong cơ cấu tổ chức của IAEA.

      Năm 2005, IAEA và Tổng Giám đốc Mohamed El Baradei được trao tặng giải thưởng Nobel hoà bình vì những cống hiến xuất sắc trong lĩnh vực an toàn hạt nhân và phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Trong bài diễn văn của mình, El Baradei nói rằng chỉ cần 1% số tiền được dùng để phát triển các loại vũ khí mới cũng đủ để nuôi sống toàn thể thế giới.

      Tháng 2 năm 2003, Mohamed ElBaradei đến Iran với một nhóm thanh tra để điều tra chương trình hạt nhân của Iran. Vào khoảng tháng Mười, El Baradei tuyên bố rằng không có chứng cớIranđang theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân. Tháng 12 năm 2003, Iran ký nghị định thư bổ sung tại trụ sở IAEA ở Viên, và thực hiện phù hợp với những điều khoản của nghị định thư trong khi chờ đợi nghị định thư này được phê chuẩn.

      Ngày 9 tháng 8 năm 2005, AyatollahAli Khamenei- Lãnh đạo tinh thần tối cao của Iran đã ban hành một sắc chỉ tôn giáo (fatwa) cấm sản xuất, tàng trữ và sử dụng các loại vũ khí hạt nhân. Toàn văn sắc chỉ này được đưa ra trong một thông cáo chính thức tại một cuộc họp với IAEA ở Viên.

      Tháng 9 năm 2005, Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tếkết luận trong một bản tường trình rằng từ nhiều năm qua Iran không có khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân.

      Tuy nhiên, ngày 9 tháng 1 năm 2006, Iran tuyên bố tái lập chương trình nghiên cứu và phát triển năng lượng hạt nhân bất kể những phản ứng và áp lực đến từ Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nga.

      IAEA tiếng Anh là International Atomic Energy Agency

      The International Atomic Energy Agency (IAEA) is an international organization that seeks to promote the peaceful use of nuclear energy, and to inhibit its use for any military purpose, including nuclear weapons. The IAEA was established as an autonomous organisation on 29 July 1957. Though established independently of the United Nations through its own international treaty, the IAEA Statute, the IAEA reports to both the United Nations General Assembly and Security Council.

      The IAEA has its headquarters in Vienna, Austria. The IAEA has two “Regional Safeguards Offices” which are located in Toronto, Canada, and in Tokyo, Japan. The IAEA also has two liaison offices which are located in New York City, United States, and in Geneva, Switzerland. In addition, the IAEA has laboratories and research centers located in Seibersdorf, Austria, in Monaco and in Trieste, Italy.

      2. Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế:

      2.1. Một số nhiệm vụ chính:

      a. Thúc đẩy hòa bình và hợp tác quốc tế, thiết lập các biện pháp bảo đảm an toàn giải trừ quân bị toàn cầu.

      b. Kiểm soát việc sử dụng vật liệu phân hạch đặc biệt nhằm đảm bảo chúng được sử dụng vì mục đích hòa bình.

      c. Phân bổ hợp lý các nguồn lực của IAEA nhằm sử dụng hiệu quả, vì lợi ích các khu vực trên thế giới, nhất là khu vực kém phát triển.

      d. Báo cáo LHQ về các vấn đề liên quan; thực hiện các biện pháp bảo đảm theo Quy chế.

      2.2. Cơ cấu tổ chức:

      Hội đồng Thống đốc

      Hội đồng Thống đốc (HĐTĐ) IAEA gồm 35 thành viên, trong đó có 13 nước có kỹ thuật năng lượng nguyên tử tiên tiến nhất, được HĐTĐ nhiệm kỳ trước chỉ định. 22 nước thành viên còn lại do Đại hội đồng IAEA bầu tại kỳ họp thường niên, trên cơ sở phân bổ hợp lý theo các khu vực địa lý. Các thành viên này có nhiệm kỳ 2 năm.

      HĐTĐ là cơ quan điều hành chính của IAEA, với chức năng chính: (i) Bổ nhiệm Tổng Giám đốc IAEA, với sự chấp thuận của Đại hội đồng; (ii) Thông qua các Hiệp định Bảo đảm và các Nghị định thư bổ sung ký với các nước thành viên; thông qua các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân của IAEA; (iii)  Trình ĐHĐ IAEA để thông qua các báo cáo gửi cho LHQ, dự thảo ngân sách của IAEA, các thỏa thuận giữa IAEA với LHQ và các tổ chức quốc tế khác.

      HĐTĐ IAEA họp 5 lần/1 năm (vào các tháng 3, 6, 9, 12, trong đó tháng 9 có  hai cuộc họp trước và sau kỳ họp Đại hội đồng của IAEA). HĐTĐ có thể họp kín hoặc công khai, có thể có phiên bất thường khi cần. Thông thường các nước thành viên IAEA sẽ tham vấn để đạt được đồng thuận trước khi đưa một vấn đề ra trước HĐTĐ. Mỗi Thống đốc có một phiếu bầu. Quyết định của HĐTĐ về các vấn đề quan trọng (ngân sách, chọn TGĐ, các vấn đề thực chất) phải được thông qua với đa số 2/3 các nước thành viên (28/41 phiếu).

      Chủ tịch HĐTĐ có nhiệm kỳ một năm, điều hành các phiên họp của HĐTĐ và có thể tham gia và bỏ phiếu tại các phiên thảo luận của HĐTĐ hoặc ủy quyền một thành viên khác trong phái đoàn của nước mình tham gia.

      Đại hội đồng IAEA

      – Đại hội đồng là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của IAEA, bao gồm đại diện của tất cả quốc gia thành viên, mỗi thành viên có một phiếu bầu.

      – Đại hội đồng họp hàng năm (vào tháng 9) nhằm xem xét và phê duyệt chương trình hoạt động, ngân sách và các vấn đề khác do HĐTĐ, Tổng Giám đốc hoặc các nước thành viên quyết định thông qua trước đó. Đại hội đồng họp phê duyệt việc HĐTĐ bầu chọn Tổng Giám đốc IAEA và yêu cầu HĐTĐ báo cáo các vấn đề đang tranh cãi (theo Quy chế).

      – Đại hội đồng thông qua các quyết định về các vấn đề ngân sách, sửa đổi Quy chế, đình chỉ tư cách thành viên cần đa số hai phần ba và về các vấn đề khác là đa số thường (có mặt và bỏ phiếu). Tương tự như HĐTĐ, Đại hội đồng có thể, theo số phiếu quá bán, có thể quyết định các vấn đề cần hai phần ba số phiếu. Đại hội đồng bầu ra Chủ tịch tại cuộc họp hàng năm để điều hành cuộc họp một cách hiệu quả. Chủ tịch phục vụ trong thời gian phiên họp.

      – Đại hội đồng là diễn đàn thảo luận về các vấn đề chính sách của IAEA. Các cơ quan khác của IAEA, Tổng giám đốc, HĐTĐ và các quốc gia thành viên đều có quyền đưa các vấn đề ra thảo luận tại Đại hội đồng.

      3. Mối quan hệ giữa Việt Nam và IAEA:

      – Việt Nam tham gia IAEA từ năm 1978. Trong thời gian qua, Việt Nam có quan hệ hợp tác tốt và đóng góp cho các hoạt động của IAEA.

      – Về các thỏa thuận liên quan hợp tác với IAEA, Việt Nam đã tham gia và nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của mình theo các thỏa thuận đã ký kết với IAEA, như: Hiệp định Thanh sát của IAEA năm 1989 theo NPT và Nghị định thư bổ sung năm 2007 (2012); Công ước về Thông báo sớm khi xảy ra sự cố hạt nhân (1986); Công ước trợ giúp trong trường hợp xảy ra sự cố hạt nhân hay trong tình trạng phóng xạ khẩn cấp (1987); Công ước An toàn hạt nhân (2010); Công ước chung về An toàn quản lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và an toàn quản lý chất thải phóng xạ (2013); Quy tắc ứng xử về an toàn và an ninh nguồn phóng xạ và Hướng dẫn về xuất khẩu, nhập khẩu nguồn phóng xạ (2006); Công ước bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân (2010) và Phần sửa đổi 2012 (2012) và Công ước quốc tế Chống các hành động khủng bố hạt nhân năm 2005 (2016).

      – Ngoài ra, Việt Nam cũng ủng hộ Sáng kiến toàn cầu về chống khủng bố bằng hạt nhân (2010) và ký Khung Chương trình quốc gia hợp tác giữa Việt Nam và IAEA giai đoạn 2016-2020.

      – Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Thống đốc IAEA nhiệm kỳ 2013-2014 (lần đầu) và lần thứ 4 là thành viên HĐTĐ IAEA (các nhiệm kỳ 1991-1993, 1997-1999, 2003-2005 và 2013-2015).

      Như vậy, trong bài viết trên, chúng tôi đã trình bày một số thông tin về Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế – IAEA. Trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào khác có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp Công ty luật TNHH Dương Gia để được giải đáp.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố
      • Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là gì? Ý nghĩa phân cấp?
      • Lệ phí trước bạ nhà đất là gì? Lệ phí trước bạ nhà đất ai trả?
      • Mẫu giấy biên nhận tiền bằng tiếng Anh, song ngữ Anh – Việt
      • Quy trình giám định pháp y tâm thần? Phải giám định ở đâu?
      • Thủ tục cấp phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ tin học
      • Hệ thống pháp luật quốc tế là gì? Pháp luật quốc tế bao gồm?
      • Kinh nghiệm quản lý đất đai, bất động sản ở một số nước
      • Mục tiêu và nhiệm vụ của chính sách xây dựng pháp luật
      • Hệ thống pháp luật và hoạt động lập pháp của CHDCND Lào
      • Quân chủ chuyên chế là gì? Chính thể quân chủ chuyên chế?
      • So sánh án lệ Việt Nam và án lệ các nước Common law
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • testdemo1
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Như thế nào được coi là người tham gia giao thông có văn hóa?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư

      VĂN PHÒNG MIỀN BẮC:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ